HÀM SỐ LIÊN TỤC

A/ LÝ THUYẾT

I/ Định nghĩa hàm số liên tục

+ Cho hàm số $y=f(x)$ xác định trên khoảng K và ${{x}_{0}}\in K$

Hàm số $y=f(x)$ được gọi là liên tục tại ${{x}_{0}}$ nếu $\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=f({{x}_{0}})$

+ Hàm số $y=f(x)$ được gọi là liên tục trên một khoảng nếu nó liên tục tại mọi điểm thuộc khoảng đó.

+ Hàm số $y=f(x)$ được gọi là liên tục trên một đoạn $\left[ a;b \right]$ nếu nó liên tục trên khoảng $(a;b)$ và $\underset{x\to {{a}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=f(a)$ ; $\underset{x\to {{b}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=f(b)$

Chú ý: Đồ thị hàm số liên tục trên một khoảng là một đường liền trên khoảng đó.

II/ Các định lí

1/ Định lí 1

a/ Hàm số đa thức liên tục trên toàn bộ tập số thực R

b/ Hàm số phân thức hữu tỉ và hàm số lượng giác liên tục trên từng khoảng xác định của nó

2/ Định lí 2

Giả sử $y=f(x)$ và $y=g(x)$ là hai hàm số liên tục tại ${{x}_{0}}$ . Khi đó:

a/ Các hàm số $y=f(x)+g(x)$ , $y=f(x)-g(x)$ , $y=f(x).g(x)$ cũng liên tục tại ${{x}_{0}}$

b/ Hàm số $y=\frac{f(x)}{g(x)}$ liên tục tại ${{x}_{0}}$nếu $g({{x}_{0}})\ne 0$

3/ Định lí 3

Nếu hàm số $y=f(x)$ liên tục trên đoạn $\left[ a;b \right]$ và $f(a)f(x)<0$ thì tồn tại ít nhất một điểm sao cho $f(c)=0$

 Hay:

Nếu hàm số $y=f(x)$ liên tục trên đoạn $\left[ a;b \right]$ và $f(a)f(x)<0$ thì phương trình $f(x)=0$ tồn tại ít nhất một nghiêm ${{x}_{0}}\in \left( a;b \right)$

4/ Định lý 4 (định lý giá trị trung gian)

Nếu hàm số $y=f(x)$ liên tục trên đoạn $\left[ a;b \right]$ và $f(a)\ne f(b)$ thì với mọi số thực M nằm giữa f(a) và f(b) luôn tồn tại ít nhất một điểm $c\in \left( a;b \right)$ sao cho $f(c)=M$

B/ VÍ DỤ

VD 1: Cho hàm số

A.-1

B.$-\frac{13}{12}$

C.$\frac{11}{12}$

D.$\frac{1}{6}$

Giải:

Ta có: $\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,f(x)=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sqrt{x+3}-\sqrt[3]{3x+5}}{x-1}=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sqrt{x+3}-2}{x-1}-\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sqrt[3]{3x+5}-2}{x-1}$

$=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{x-1}{(x-1)(\sqrt{x+3}+2)}-\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{3(x-1)}{(x-1)\left[ \sqrt[3]{{{(3x+5)}^{2}}}+2\sqrt[3]{3x+5}+4 \right]}$

$=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{\sqrt{x+3}+2}-\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{3}{\left[ \sqrt[3]{{{(3x+5)}^{2}}}+2\sqrt[3]{3x+5}+4 \right]}$

$=\frac{1}{4}-\frac{3}{12}=0$

Để hàm số liên tục tại x = 1 thì $f(1)=a+1=0\Leftrightarrow a=-1$

Đáp án A

VD 2: Cho hàm số

Để hàm số liên tục tại x = 0 thì giá trị của a là bao nhiêu?

A.2

B.0

C.1

D.$\frac{1}{2}$

Giải:

Ta có: $\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=f(0)=a$

$\underset{x\to {{0}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=\underset{x\to {{0}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{1-\sqrt{\cos 4x}}{x\sin 2x}=\underset{x\to {{0}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2{{\sin }^{2}}2x}{x\sin 2x(1+\sqrt{\cos 4x})}$

$=\underset{x\to {{0}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2.2\sin 2x}{2x}.\frac{1}{1+\sqrt{\cos 4x}}=\frac{4}{1+1}=2$

Đáp án A

VD 3: Cho hàm số

Tìm a để hàm số liên tục tại x = 0?

A.$\frac{1}{2}$

B.$\frac{1}{3}$

C.$\frac{1}{4}$

D.$\frac{1}{5}$

Giải:

Ta có:

$\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,f(x)=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{\cos x-\cos 2x}{{{x}^{2}}}$

$=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{2\sin \frac{3x}{2}}{x}.\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sin \frac{x}{2}}{x}=\frac{3}{2}.\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sin \frac{3x}{2}}{\frac{3x}{2}}.\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sin \frac{x}{2}}{\frac{x}{2}}=\frac{3}{2}.1.1=\frac{3}{2}$

Mà $f(0)=a+1$

Để hàm số liên tục tại x = 0 thì:

$\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,f(x)=f(0)\Leftrightarrow a+1=\frac{3}{2}\Leftrightarrow a=\frac{1}{2}$

Đáp án A

VD 4: Trong các khoảng sau đây, khoảng nào chứa ít nhất một nghiệm của phương trình: ${{x}^{5}}+{{x}^{4}}-2{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}-1=0$

A.$(1;2)$

B.$\left( 0;\frac{1}{2} \right)$

C.$(-2;-1)$

D.$\left( -1;0 \right)$

Giải:

Ta có hàm số $y=f(x)={{x}^{5}}+{{x}^{4}}-2{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}-1$ liên tục trên R (vì hàm đa thức)

Xét:

$f(1)=3;f(2)=47;f(1).f(2)>0$

$f(0)=-1;f\left( \frac{1}{2} \right)=-\frac{5}{32};f(-1).f\left( \frac{1}{2} \right)>0$

$f(-2)=15;f(-1)=5;f(-2).f(-1)>0$

$f(-1)=5;f(0)=-1;f(-1).f(0)<0$

Ta thấy $f(-1).f(0)<0$ nên trong khoảng $(-1;0)$ chứa ít nhất một nghiệm của phương trình đã cho.

Đáp án D

VD 5: Phương trình $9{{x}^{4}}-36{{x}^{3}}+37{{x}^{2}}-9=0$ có bao nhiêu nghiệm thực phân biệt?

A.Vô nghiệm

B.1

C.3

D.4

Giải:

Ta thấy hàm số $y=f(x)=9{{x}^{4}}-36{{x}^{3}}+37{{x}^{2}}-9$ liên tục trên R (vì hàm đa thức)

Ta có:

$f(-1)=73;f(0)=-9;f(-1).f(0)<0\Rightarrow $ có 1 nghiệm x thuộc đoạn$(-1;0)$

$f(0)=-9;f(1)=1;f(0).f(1)<0\Rightarrow $ có 1 nghiệm x thuộc đoạn $(0;1)$ 

$f(1)=1;f(2)=-5;f(1).f(2)<0\Rightarrow $ có 1 nghiệm x thuộc đoạn $(1;2)$

$f(2)=-5;f(3)=81;f(2).f(3)<0\Rightarrow $ có 1 nghiệm x thuộc đoạn $(2;3)$

Vậy phương trình đã cho có 4 nghiệm phân biệt

Đáp án D

C/ BÀI TẬP

Bài 1: Tìm phát biểu sai:

A.Hàm số $y=f(x)=\frac{\sqrt{1+x}-1}{\sqrt[3]{1+x}-1}$ liên tục tại x = 0 nếu $f(0)=\frac{3}{2}$

B.Hàm số $y=f(x)=\frac{\tan 2x}{x}$ liên tục tại x = 0 nếu $f(0)=2$

C.Hàm số $y=f(x)=x.\sin \frac{1}{x}$ liên tục tại x = 0 nếu $f(0)=1$

D.Hàm số $y=f(x)={{2}^{\frac{1}{{{x}^{2}}}}}$ liên tục tại x = 0 nếu $f(0)=0$

Bài 2: Cho hàm số $y=f(x)=\left\{ \begin{matrix}

   \frac{{{\sin }^{2}}({{x}^{2}}-4)}{{{\tan }^{2}}(x-2)};x\ne 2  \\

   a;x=2  \\

\end{matrix} \right.$  5

Tìm a để hàm số đã cho liên tục tại x = 2?

A.4

B.8

C.12

D.16

Bài 3: Cho phương trình: $\cos x+m\cos 2x=0$ . Kết luận nào sau đây là đúng?

A.Với mọi m, phương trình có ít nhất một nghiệm thuộc đoạn $\left( \frac{\pi }{4};\frac{\pi }{2} \right)$

B.Với mọi m, phương trình có ít nhất một nghiệm thuộc đoạn $\left( \frac{\pi }{4};\frac{3\pi }{4} \right)$

C.Với mọi m, phương trình có ít nhất một nghiệm thuộc đoạn $\left( -\frac{\pi }{4};\frac{\pi }{4} \right)$

D.Với mọi m, phương trình có ít nhất một nghiệm thuộc đoạn $\left( -\frac{\pi }{4};0 \right)$

Bài 4: Cho phương trình: $m{{(x-1)}^{3}}(x+2)+2x+3=0$ . Kết luận nào sau đây là đúng? 7

A.Với mọi m, phương trình có ít nhất một nghiệm thuộc đoạn $(-1;1)$

B.Với mọi m, phương trình có ít nhất một nghiệm thuộc đoạn $(-1;0)$

C.Với mọi m, phương trình có ít nhất một nghiệm thuộc đoạn $(0;1)$

D.Với mọi m, phương trình có ít nhất một nghiệm thuộc đoạn $(-2;1)$

Bài 5: Cho phương trình: $({{m}^{2}}-m+1){{x}^{4}}+2x-2=0$ . Kết luận nào sau đây là đúng?

A.Với mọi m, phương trình có ít nhất một nghiệm thuộc đoạn $(-1;0)$

B.Với mọi m, phương trình có ít nhất một nghiệm thuộc đoạn $(0;1)$

C.Với mọi m, phương trình có ít nhất một nghiệm thuộc đoạn $(-2;-1)$

D.Với mọi m, phương trình có ít nhất một nghiệm thuộc đoạn $(1;2)$

Bài 6: Trong các khoảng  dưới đây, khoảng nào chứa ít nhất một nghiệm của phương trình: ${{x}^{5}}+{{x}^{4}}-2{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}-1=0$ ?

A.$(-2;-1)$

B.$(1;2)$

C.$(-1;0)$

D.$\left( 0;\frac{1}{2} \right)$

Bài 7: Phương trình $9{{x}^{4}}-36{{x}^{3}}+37{{x}^{2}}-9=0$ có bao nhiêu nghiệm phân biệt?

A.3

B.4

C.Vô nghiệm

D.2

Bài 8: Chọn phát biểu sai:

A.Hàm số $y=f(x)=\frac{3x+2}{x-1}$ gián đoạn tại x = 1

B.Hàm số $y=g(x)=\frac{{{x}^{2}}+3}{{{x}^{2}}+4}$ gián đoạn tại x = 2

C.Hàm số $y=p(x)=\frac{\left| x \right|}{x}$ gián đoạn tại x = 0

D.Hàm số $y=q(x)=\frac{\cot x}{x}$ không liên tục trên R

Bài 9: Cho hàm số:

Tìm giá trị của m để hàm số liên tục trên đoạn $\left[ -4;4 \right]$ ?

A.$-\frac{1}{2}$

B.-1

C.$-\frac{3}{2}$

 D.-2

Bài 10: Cho hàm số:

Kết luận nào sau đây là đúng?

A.Hàm số đã cho không liên tục tại x = 1

B.Hàm số đã cho liên tục bên phải tại x = 1

C.Hàm số đã cho liên tục bên trái tại x = 1

D.Hàm số đã cho liên tục trên R

 

 

ĐÁP ÁN

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

Bài viết gợi ý: