A. Lý thuyết

1. Nguồn âm

    - Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

    - Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng gọi là dao động.

    - Các vật phát ra âm đều dao động.

2. Độ cao của âm

    - Số dao động vật thực hiện được trong 1 giây gọi là tần số.

    Đơn vị tần số là Héc (Hz).

    - Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

    - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

3. Độ to của âm

    - Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.

    - Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

    - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).

    Chú ý:

        + Tai người chỉ nghe được âm có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz. Các âm có tần số nhỏ hơn 20 Hz gọi là hạ âm, các âm có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là siêu âm.

        + Tai người chịu được âm có độ to lớn nhất là 130 dB.

4. Môi trường truyền âm

    - Chất rắn, chất lỏng, chất khí là những môi trường có thể truyền được âm.

    - Chân không không truyền được âm.

    - Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.

5. Phản xạ âm – Tiếng vang

    - Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn.

    - Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 s.

    - Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).

6. Chống ô nhiễm và tiếng ồn

    - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

    - Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.

B. Bài Tập

Ví dụ 1: Chọn câu sai:

    A. Tai người có thể nghe được âm có tần số trong một khoảng nhất định.

    B. Đơn vị của tần số là Héc (Hz).

    C. Các âm có độ cao khác nhau có tần số khác nhau.

    D. Căn cứ vào tần số ta chưa thể so sánh được độ cao của âm.

Đáp án:

Độ cao phụ thuộc vào tần số. Âm càng cao thì tần số càng lớn và ngược lại ⇒ D sai ⇒ Chọn đáp án D.

Ví dụ 2: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

    A. Thời gian dao động         B. Tần số dao động

    C. Biên độ dao động         D. Tốc độ dao động

Đáp án:

Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động, biên độ dao động càng lớn âm càng to.⇒ Chọn đáp án C.

Ví dụ 3: Trong phòng kín ta thường nghe được âm to hơn khi ở ngoài trời là do:

    A. Ở ngoài trời chỉ nghe được âm phát ra trực tiếp, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ đến tai cùng một lúc.

    B. Trong phòng kín tai chỉ nghe được âm phát ra nên nghe rõ và to hơn.

    C. Trong phòng kín âm không lan truyền đi mất.

    D. Tất cả đều đúng.

Đáp án:

Trong phòng kín ta thường nghe được âm to hơn khi ở ngoài trời là do ở ngoài trời chỉ nghe được âm phát ra trực tiếp, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ đến tai cùng một lúc ⇒ Chọn đáp án A.

Ví dụ 4: Khẳng định nào sau đây không đúng?

    A. Vật dao động nhanh, tần số lớn, âm phát ra cao.

    B. Vật dao động chậm, tần số âm nhỏ, âm phát ra càng bổng.

    C. Vật dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát ra to.

    D. Vật dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ.

Đáp án:

Vật dao động chậm, tần số âm nhỏ, âm phát ra thấp (âm trầm) ⇒ B sai  ⇒ Chọn đáp án B.

Ví dụ 5: Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để:

    A. giảm tiếng vang         B. tăng tiếng vang

    C. âm bổng hơn         D. âm trầm hơn

Đáp án: Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang, âm nghe được rõ hơn ⇒ Chọn đáp án A.

C.Bài Tập Rèn Luyện

Bài 1: Biết vận tốc truyền của âm trong không khí là 330 m/s. Hỏi để có được tiếng vang thì khoảng cách từ nguồn phát âm đến vật phản xạ phải là:

    A. Lớn hơn 11 m         B. 12 m

    C. Nhỏ hơn 11 m         D. Lớn hơn 15 m

Bài 2: Hãy xác định câu nào sau đây là đúng?

    A. Siêu âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn nhiều nhất.

    B. Hạ âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít nhất.

    C. Siêu âm, hạ âm không gây ô nhiễm tiếng ồn.

    D. Siêu âm, hạ âm có gây ô nhiễm tiến ồn.

Bài 3: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:

    A. 40 dB         B. 50 dB         C. 60 dB         D. 70 dB

Bài 4: Âm thanh gây ô nhiễm tiếng ồn là:

    A. tiếng tập hát trong khu nhà ở giữa buổi trưa.

    B. tiếng loa phóng thanh ở đầu xóm.

    C. tiếng kèn báo thức hết giờ nghỉ trưa.

    D. tiếng chim hót cạnh nhà ở giữa buổi trưa.

Bài 5: Hãy cho biết phát biểu nào dưới đây là sai?

    A. Biên độ dao động tùy thuộc vào độ to nhỏ của dây.

    B. Âm phát ra càng nhỏ thì biên độ dao động càng nhỏ.

    C. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật khi dao động so với vị trí cân bằng.

    D. Đơn vị đo độ to của âm là Đêxiben (dB)

Bài 6: Xe lửa là một phương tiện giao thông rất thuận lợi, nhưng nó cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn khi đi qua vùng động dân cư. Để khắc phục tình trạng này một học sinh lớp 7 đã có những đề xuất sau:

    Hãy chọn phương án tốn kém và khó thực hiện nhất. Chọn câu trả lời đúng:

    A. Dời đường xe lửa ra khỏi khu dân cư.

    B. Dời khu dân cư ra khỏi đường xe lửa.

    C. Dùng tàu điện ngầm dưới lòng đất.

    D. Nâng cao đường ray xe lửa cho xe chạy trên cao.

Bài 7: Hãy chọn câu trả lời không đúng sau đây:

    A. Sử dụng động cơ chạy bằng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn.

    B. Hơi nước có trong không khí không hấp thụ âm thanh.

    C. Cây xanh vừa hấp thụ vừa phản xạ âm thanh.

    D. Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư.

Bài 8: Khi âm truyền đến tai người, bộ phận dao động giúp ta cảm nhận được âm thanh là:

    A. Vành tai         B. Ống tai         C. Màng nhĩ         D. Vòi nhĩ

Bài 9: Âm phát ra càng to khi:

    A. Nguồn âm có kích thước càng lớn.

    B. Nguồn âm dao động càng mạnh.

    C. Nguồn âm dao động càng nhanh.

    D. Nguồn âm có khối lượng càng lớn.

Bài 10: Một người gõ một nhát búa vào đường sắt cách đó 1056 m, một người khác áp tai vào đường sắt thì nghe thấy hai tiếng gõ cách nhau 3s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là v1 = 330 m/s thì tốc độ truyền âm v2 trong đường sắt là bao nhiêu?

    A. 6100 m/s         B. 621 m/s         C. 5280 m/s         D. 1700 m/s

ĐÁP ÁN

Bài 1:

Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ đến sau âm trực tiếp một khoảng thời gian nhỏ nhất là 1/15 giây nghĩa là Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    ⇒ Chọn đáp án A.

Bài 2: Siêu âm, hạ âm là âm mà tai người không nghe thấy được nên không gây ô nhiễm tiếng ồn ⇒ Chọn đáp án C.

Bài 3: Âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là 40 dB.

Bài 4: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cuộc sống và các hoạt động bình thường của con người. Tiếng loa phóng thanh ở đầu xóm thường to và kéo dài nên gây ra sự phiền toái và khó chịu cho những cư dân sống ở gần đó ⇒ gây ô nhiễm tiếng ồn ⇒ Chọn đáp án B.

Bài 5: Biên độ dao động phụ thuộc vào dao động mạnh hay yếu. Dao động càng mạnh biên độ càng lớn và ngược lại, không phụ thuộc vào kích thước của vật dao động ⇒ A sai ⇒ Chọn đáp án A.

Bài 6: Dời khu dân cư ra khỏi đường xe lửa là phương án tốn kém và khó thực hiện nhất.

Bài 7:

   - Sử dụng động cơ chạy bằng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn

    - Cây xanh vừa hấp thụ vừa phản xạ âm thanh

    - Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư để tránh ô nhiễm tiếng ồn.

    ⇒ Đáp án B sai ⇒ Chọn B.

Bài 8:   Ta nghe được các tiếng động xung quanh vì âm được truyền bởi không khí đến tai làm cho màng nhĩ dao động. Dao động này được truyền qua các bộ phận bên trong tai, tạo ra tín hiệu truyền lên não giúp ta cảm nhận được âm thanh.

Bài 9:   Âm phát ra càng to khi nguồn âm dao động càng mạnh ⇒ Chọn đáp án B

Bài 10:

- Thời gian truyền âm trong không khí:Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    - Thời gian truyền âm trong thanh nhôm:Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    - Vì v2 > v1 nên âm truyền trong nhôm đi nhanh hơn trong không khí ⇒ t1 > t2

    - Theo đề bài, ta có: t1 – t2 = 3 (s)Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    ⇒ v2 = 5280 m/s ⇒ Chọn đáp án C

 

 

Bài viết gợi ý: