PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN MOL ELECTRON

  1. Oxi hóa hoàn toàn 0,728g bột Fe thu được 1,016g hỗn hợp hai oxit sắt (hỗn hợp A).

a/ Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dịch axit nitric loãng dư. Thể tích khí NO duy nhất bay ra?

b/ Cũng hỗn hợp A trên trộn với 5,4g bột Al vừa đủ rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (H=100%). Hòa tan hỗn hợp thu được sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư. Thể tích khí bay ra (đktc)?

  1. Trộn 0,81g bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít khí NO (spkdn) ở đktc. Giá trị của V?
  2. Cho 8,3g hỗn hợp X gồm Al, Fe có số mol bằng nhau vào 100ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim loại. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A vào dung dịch HCl dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và còn lại 28g chất rắn không tan B. CM của Cu(NO3)2 và AgNO3 lần lượt là?
  3. Hòa tan 15g hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNOvà H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. % khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt là?
  4. Trộn 60g bột Fe với 30g bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng dung dịch axit HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt chý C cần V lít O2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của V?
  5. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1­, R2 có hóa trị x, y không đổi (R1,R2 không tác dụng với H2O và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học kim loại). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí NO duy nhất ở đktc. Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO loãng thì thu được bao nhiêu lít khí N2?
  6. Cho 1,35g hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch ?
  7. Hòa tan hoàn tan 12g h Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNOthu được V lít hỗn hợp khí X ở đktc gồm NO và NO2 cùng dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối X đối với Hlà 19. Tính V
  8. Nung m gam bột sắt trong oxi thu được 3g hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3­ dư, thoát ra 0,56 lít NO ở đktc (spkdn). Giá trị của m?
  9. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A B đứng trước H trong dãy điện hóa và có hóa trị không đổi. Chia m  gam X thành 2 phần bằng nhau:
  • Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch chứa HCl và H2SO4 loãng tạo ra 3,36l H2.
  • Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (spkdn). Giá trị V?
  1. Cho m gam bột Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta được hỗn hợp gồm 2 khí NO2 và NO có VX = 8,96 lít (đktc) và tỉ khối đối với O2 bằng 1,3125. %V của NO và NO trong hỗn hợp X và m?
  2. Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 2 lít dung dịch HNO­3 phản ứng vừa đủ thu được 1,792 lít khí X (đktc) gồm N2 và NO2 có tỉ khối hơi so với He bằng 9,25. C­M của HNO3?
  3. Khi cho 9,6g Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc thấy có 49g axit tham gia phản ứng tạo muối MgSO4.H2O và 1 SPKDN là X. Tìm X.
  4. Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau 1 thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2g gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng a?
  5. Cho 1,35g hỗn hợp A gồm Cu, Mg, Al tác dụng với HNO dư được 1,12 lít NO và NO2 (đktc) có khối lượng trung bình là 42,8g. Tổng khối lượng muối nitrat?

 

Bài viết gợi ý: