Chi tiết đề thi

đề thi vật lý ghê gớm

hoanghung12a7
8 lượt thi
Vật Lý
Trung bình
(0)
40
50 phút
Miễn phí
Tham gia [Hs Loga.vn] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ Loga
Câu 1 [45510] - [Loga.vn]

Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính ống dây bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ 0 đến 3 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn gần bằng

Câu 2 [46750] - [Loga.vn]

Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 μH và tụ điện có điện dung thay đổi được. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là 3.1$0^8$ m/s, để thu được sóng điện từ có bước sóng từ 40 m đến 1000 m thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện có giá trị

Câu 3 [47506] - [Loga.vn]

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện dung của tụ điện có thể điều chỉnh từ 200pF đến 600pF và độ tự cảm của cuộn dây có thể điều chỉnh từ 0,01mH đến 0,1mH. Bước sóng điện từ trong không khí mà máy có thể thu được

Câu 4 [45285] - [Loga.vn]

Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1=3cm thì lực đẩy giữa chúng là F1=1,6.10-4N. Để lực tương tác giữa chúng là F2=3,6.10-4N thì khoảng cách giữa chúng là

Câu 5 [40701] - [Loga.vn]

Một vật dao động điều hòa theo phương trình \[x=10\cos \left( 10\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\] x tính bằng cm, t tính bằng s. Chu kì dao động của vật là

Câu 6 [42151] - [Loga.vn]

Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 50 mH và tụ điện có điện dung 5 μF.Điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 12 V. Tính độ lớn điện áp giữa hai bản tụ khi độ lớn của cường độ dòng điện là \[0,04\sqrt{5}\] A.

Câu 7 [33832] - [Loga.vn]

Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì dao động T. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện đạt giá trị cực đại. Điện tích trên bản tụ này có giá trị bằng nửa giá trị cực đại ở thời điểm đầu tiên (kể từ t = 0) là

Câu 8 [47349] - [Loga.vn]

Trên đoạn mạch không phân nhánh có 4 điểm theo đúng thứ tự A, M, N, B. Giữa A và M chỉ có điện trở thuần. Giữa M và N chỉ có cuộn cảm thuần với độ tự cảm L thay đổi được. Giữa N và B chỉ có tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều u = 160\[\sqrt{6}\] cos100πt V. Khi độ tự cảm L = $L_1$ thì giá trị hiệu dụng $U_{MB}$ = $U_{MN}$ = 96 V. Nếu độ tự cảm L = 2$L_1$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm bằng

Câu 9 [46851] - [Loga.vn]

Một mạch dao động phát sóng điện từ gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi và một tụ xoay có thể thay đổi điện dung. Nếu tăng điện dung thêm 9 pF thì bước sóng điện từ do mạch phát ra tăng từ 20 m đến 25 m. Nếu tiếp tục tăng điện dung của tụ thêm 24 pF thì sóng điện từ do mạch phát ra có bước sóng là.

Câu 10 [34245] - [Loga.vn]

Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình li độ lần lượt là \[{{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos \left( 10t+\frac{\pi }{6} \right)\,cm\] ; ${{x}_{2}}$ = 4cos(10t + φ) cm (\[{{x}_{1}}v\grave{a}\text{ }{{x}_{2}}\] tính bằng cm, t tính bằng s), ${{A}_{1}}$ có giá trị thay đổi được. Phương trình dao động tổng hợp của vật có dạng \[x=A\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{3} \right)\,cm\]. Độ lớn gia tốc lớn nhất của vật có thể nhận giá trị là

Câu 11 [35263] - [Loga.vn]

Thực hiện giao thoa Young. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 400 nm, khong cách hai khe a = 1 nm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 3 m. Trên màn, xét điểm M cách vân trung tâm một khoảng 10 mm. Dịch chuyển màn quan sát từ từ lại gần mặt phẳng chứa hai khe thêm một đoạn 1 m thì điểm M chuyển thành vân tối

Câu 12 [40392] - [Loga.vn]

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45 μm. Khoảng vân giao thoa trên màn bằng

Câu 13 [31704] - [Loga.vn]

Cho một thấu kính hội tụ có hai mặt giống nhau bán kính 10 cm, chiết suất của thủy tinh làm thấu kính đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là 1,60 và 1,69. Để cho tiêu điểm ứng với các tia màu tím trùng với tiêu điểm ứng với các tia màu đỏ người ta ghép sát với thấu kính hội tụ nói trên một thấu kính phân kì có hai mặt giống nhau và có cùng bán kính 10 cm, nhưng thấu kính phân kỳ này làm bằng một loại thủy tinh khác. Hệ thức liên hệ giữa chiết suất của thấu kính phân kỳ đối với ánh sáng tím và ánh sáng đỏ là:

Câu 14 [46799] - [Loga.vn]

Hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối là quang phổ

Câu 15 [47375] - [Loga.vn]

Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Khi nguồn sáng phát bức xạ đơn sắc có bước sóng thì khoảng vân giao thoa trên màn là i. Hệ thức nào sau đây là đúng?

Câu 16 [45955] - [Loga.vn]

Chiếu một chùm sáng song song hẹp gồm bốn thành phần đơn sắc: đỏ, vàng, lam và tím từ một môi trưòng trong suốt tới mặt phẳng phân cách với không khí có góc tới 37°. Biết chiết suất của môi trường này đối với ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lam và tím lần lượt là 1,643; 1,657; 1,672 và 1,685. Thành phần đơn sắc không thể ló ra không khí là

Câu 17 [47257] - [Loga.vn]

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng khoảng cách giữa hai khe là a = 1mm, khoảng cách hai khe đến màn là D = 2 m, nguồn sáng gồm 2 bức xạ $λ_1$ = 0,3 µm và $λ_2$ = 0,6 µm. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vị trí có vân sáng quan sát được ở trên màn là

Câu 18 [45876] - [Loga.vn]

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân trên màn là 1,2mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 2 mm và 4,5 mm, quan sát được

Câu 19 [3886] - [Loga.vn]

Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Yâng và phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2. Khoảng vân của ánh sáng đơn sắc λ1 là 2mm.Trong khoảng rộng L = 3,2 cm trên màn, đếm được 25 vạch sáng, trong đó có 5 vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân; biết rằng hai trong năm vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L. Số vân sáng của ánh sáng λ2 quan sát được trên màn là

Câu 20 [47877] - [Loga.vn]

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng tương ứng là \[{{\lambda }_{1}}\] \[{{\lambda }_{2}}\] , với \[{{\lambda }_{2}}\] = 1,625\[{{\lambda }_{1}}\] . Hai điểm M, N gần nhau nhất trên miền giao thoa đều có cùng đặc điểm là tại  các điểm này, vân sáng của bức xạ \[{{\lambda }_{2}}\] trùng với vân tối của bức xạ  \[{{\lambda }_{1}}\]. Trong khoảng giữa hai điểm M, N, số vân sáng đơn sắc của bức xạ \[{{\lambda }_{2}}\] là:

 

Câu 21 [23881] - [Loga.vn]

Công thoát của êlectron khỏi một kim loại là $3,{{68.10}^{-19}}$ J.  Khi chiếu vào tấm kim loại đó lầnlượt hai bức xạ: bức xạ (I) có tần số ${{5.10}^{14}}$ Hz và bức xạ (II) có bước sóng $0,25\mu m$ thì: 

Câu 22 [46945] - [Loga.vn]

Công thoát của êlectron khỏi một kim loại là 3,68.10‒19 J. Khi chiếu vào tấm kim loại đó lần lượt hai bức xạ. bức xạ (I) có tần số 5.1014 Hz và bức xạ (II) có bước sóng 0,25 μm thì

Câu 23 [35736] - [Loga.vn]

Công thoát của kẽm là 3,5eV. Biết độ lớn điện tích nguyên tố là e = 1,6.10-19C; hằng số Plang h = 6,625.10-34 Js; vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Chiếu lần lượt vào bản kẽm ba bức xạ có bước sóng λ1 = 0,38µm; λ2 = 0,35µm; λ3 = 0,30µm. Bức xạ nào có thể gây ra hiện tượng quang điện trên bản kẽm?

Câu 24 [47618] - [Loga.vn]

Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức \[{{E}_{n}}=\frac{-13,6}{{{n}^{2}}}(eV)\](với n = 1, 2, 3,…). Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng n = 2 về quỹ đạo dừng n = 1 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng \[{{\lambda }_{1}}\]. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng n = 4 về quỹ đạo dừng n = 3 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng \[{{\lambda }_{2}}\]. Mối liên hệ giữa hai bước sóng \[{{\lambda }_{1}}\] và \[{{\lambda }_{2}}\] là

Câu 25 [47313] - [Loga.vn]

Hiện tượng quang - phát quang là

Câu 26 [47472] - [Loga.vn]

Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26 μm thì phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 μm. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20% công suất của chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian là

Câu 27 [44945] - [Loga.vn]

Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng 121,8 nm. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L. nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng 656,3 nm. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K, nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng

Câu 28 [46697] - [Loga.vn]

Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μm. Trong chân không, chiếu ánh sáng đơn sắc vào một tấm đồng. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng

Câu 29 [47224] - [Loga.vn]

Trong một bóng đền huỳnh quang, ánh sáng kích thích có bước sóng 0,36 μm thì phôtôn ánh sáng huỳnh quang có thể mang năng lượng là

Câu 30 [53999] - [Loga.vn]

Một tấm pin Mặt Trời được chiếu sáng bởi chùm sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz. Biết công suất chiếu sáng vào tấm pin là 0,1 W. Lấy h = 6,625.10-34 J.s. Số phôtôn đập vào tấm pin trong mỗi giây là

Câu 31 [46955] - [Loga.vn]

Biết hạt nhân A phóng xạ $\alpha $ có chu kì bán rã là 2 h. Ban đầu có một mẫu A nguyên chất, chia thành hai phần (I) và (II). Từ thời điểm ban đầu (t = 0) đến thời điểm t1 = 1 h thu được ở phần (I) 3 lít khí He (đktc). Từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 = 2 h thu được ở phần (II) 0,5 lít khí He (đktc). Gọi m1, m2 lần lượt là khối lượng ban đầu của phần (I) và (II). Tỉ số $\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{2}}}$ là

Câu 32 [46370] - [Loga.vn]

Cho khối lượng nguyên tử của đồng vị cacbon ${}_{6}^{13}C$; êlectron; prôtôn và nơtron lần lượt là 12112,490 MeV/$c^2$ ; 0,511 MeV/$c^2$ ; 938,256 MeV/$c^2$ và 939,550 MeV/$c^2$ . Năng lượng liên kết của hạt nhân ${}_{6}^{13}C$ bằng

Câu 33 [56075] - [Loga.vn]

Dùng một hạt $\alpha $ có động năng 7,7 MeV bắn vào hạt nhân ${}_{7}^{14}N$ đang đứng yên gây ra phản ứng $\alpha +{}_{7}^{14}N\to {}_{1}^{1}p+{}_{8}^{17}O$ . Hạt prôtôn bay ra theo phương vuông góc với phương bay tới của hạt $\alpha $ . Cho khối lượng các hạt nhân: \[{{m}_{\alpha }}~=\text{ }4,0015u;\text{ }{{m}_{P}}=\text{ }1,0073u;\text{ }{{m}_{N14}}=\text{ }13,9992u;\text{ }{{m}_{O17}}=16,9947u.\] Biết 1u = 931,5

\[MeV/{{c}^{2}}.\] Động năng của hạt nhân ${}_{8}^{7}O$ là

Câu 34 [45396] - [Loga.vn]

Một êlectron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1500V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 2cm. Biết khối lượng và điện tích của êlectron lần lượt là $9,{{1.10}^{-31}}kg$ và $1,{{6.10}^{-19}}C$. Vận tốc của êlectron khi nó đập vào bản dương là

Câu 35 [45898] - [Loga.vn]

Người ta dùng prôton có động năng 4,5MeV bắn phá hạt nhân Beri \[{}_{4}^{9}Be\] đứng yên. Hai hạt sinh ra là Hêli \[{}_{2}^{4}He\] và X. Hạt Hêli có vận tốc vuông góc với vận tốc của hạt prôton và phản ứng tỏa ra một năng lượng là 3,0MeV. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân (đo bằng đơn vị u) bằng số khối A của nó. Động năng của hạt X bằng

Câu 36 [45660] - [Loga.vn]

Trong phản ứng hạt nhân ${}_{1}^{2}H+{}_{1}^{2}H\to {}_{2}^{3}He+{}_{0}^{1}n,$hai hạt nhân ${}_{1}^{2}H$ có động năng như nhau K1, động năng của hạt nhân ${}_{2}^{3}H$ và nơtrôn lần lượt là K2 và K3. Hệ thức nào sau đây đúng?

Câu 37 [47737] - [Loga.vn]

Cho ba hạt nhân\[{}_{{{Z}_{1}}}^{{{A}_{1}}}Y\],\[{}_{{{Z}_{2}}}^{{{A}_{2}}}K\]và \[{}_{{{Z}_{3}}}^{{{A}_{3}}}E\] có độ hụt khối của các hạt đó lần lượt là Δ$m_1$, Δ$m_2$ và Δ$m_3$. Biết Δ$m_1$ = 3Δm_2$ = 4Δ$m_3$ và $A_1$ = 0,5$A_2$ = 3$A_3$. Thứ tự xắp sếp các hạt nhân theo độ bền vững giảm dần là

Câu 38 [47250] - [Loga.vn]

Một hạt nhân có khối lượng nghỉ $m_0$ đang đứng yên thì vỡ thành 2 mảnh có khối lượng nghỉ $m_{01}$$m_{02}$ chuyển động với tốc độ tương ứng là 0,6c và 0,8c. Bỏ qua năng lượng liên kết giữa hai mảnh. Tìm hệ thức đúng

Câu 39 [47730] - [Loga.vn]

Phản ứng nhiệt hạch, phân hạch và phóng xạ có chung đặc điểm nào sau đây?

Câu 40 [47717] - [Loga.vn]

Xét nguyên tử Hidro theo mẫu nguyên tử Bo, giả sử nguyên tử H gồm 6 trạng thái dừng, trong các trang thái dừng electron chuyển động tròn đều xung quanh hạt nhân. Gọi $r_0$ là bán kính Bo. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có bán kính quỹ đạo rm sang trạng thái dừng có bán kính $r_n$ thì lực tương tác tĩnh điện giữa electron và hạt nhân giảm đi 16 lần. Giá trị $r_n$ - $r_m$ lớn nhất bằng

Đánh giá, bình luận
Không có đánh giá nào.
Bình luận Loga
0 bình luận
user-avatar
Bình luận Facebook