Đáp án đúng: D
HIV có thể lây truyền trực tiếp từ mẹ sang con khi thai còn nằm trong tử cung, khi chuyển dạ, sau khi sinh và trong thời kỳ cho bú. Tất cả những trẻ của những bà mẹ có HIV dương tính đều có khả năng bị lây nhiễm HIV nhưng thực tế chỉ có khoảng 30-35% trẻ của các bà mẹ này bị lây nhiễm HIV từ mẹ . Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra ở ba giai đoạn của thai kỳ với tỷ lệ lây truyền khác nhau, lây truyền qua tử cung thường gặp vào 3 tháng giữa thai kỳ chiếm khoảng 30-50%. Lây truyền cao nhất là trong giai đoạn chuyển dạ 60-65%. HIV truyền từ mẹ sang con khi thai còn nằm trong tử cung: HIV từ máu của mẹ qua màng nhau thai vào bào thai. Màng nhau thai trở nên mỏng hơn trong những tháng của thời kỳ thai nghén. Các tế bào CD 4 có chứa các virut HIV. Sự lây truyền này có thể xảy ra suốt từ quý đầu cho đến khi đủ tháng do HIV được truyền trực tiếp từ mẹ sang thai nhi qua bánh nhau. Người ta cũng thấy HIV trong tổ chức não, thận, gan của bào thai tuy nhiên cơ chế virut được truyền qua bánh nhau rất phức tạp và tuỳ thuộc vào từng cá nhân của thai phụ. Bánh nhau có một màng ngăn cách với tử cung của người mẹ để bảo vệ thai nhi. Thông thường các mầm bệnh rất khó đi qua màng ngăn cách này. Sự ngăn cách để bảo vệ thai nhi rất phức tạp và có thể có nhiều yếu tố tham gia, đặc biệt là các bạch cầu đơn nhân, các đại thực bào tại các gai nhau. Chính sự ngăn cách này đã bảo vệ cho khoảng 60-70 % con của các bà mẹ nhiễm HIV không bị lây nhiễm HIV từ những bà mẹ. Tuy nhiên khi bị nhiễm HIV, có thể có một số tác động làm giảm khả năng chống đỡ nên đã cho phép HIV trong máu mẹ trực tiếp lách qua màng ngăn cách này sang thai nhi hoặc những tháng cuối, màng ngăn cách này mỏng đi càng làm thuận lợi cho virut trực tiếp từ máu mẹ sang thai nhi. Virut cũng có thể từ các tế bào CD4 có chứa HIV, lọt qua màng ngăn cách này mà sang thai nhi. Các đại thực bào khi diệt các tế bào có HIV trong những trường hợp đặc biệt đã lọt qua màng ngăn cách tại màng nhau truyền sang thai nhi. Trong những trường hợp viêm nhiễm ở ba tháng đầu hay ba tháng giữa, màng nhau bị thay đổi cấu trúc làm cho virut dễ dàng sang thai nhi. Trong ba tháng cuối bề dày của các hội bào ở các gai nhau mỏng, virut dễ xâm nhập vào thai nhi. HIV lây truyền trong chuyển dạ: Tử cung co bóp và chảy máu, các vết rách ở âm đạo và cổ tử cung gây chảy máu. Chấn thương bào thai hoặc các vết rách gây chảy máu do cắt tầng sinh môn, do dùng kềm hoặc giác hút. Nuốt dịch âm đạo có chứa HIV. Trong chuyển dạ, các cơn co tử cung làm cổ tử cung xoá và mở, làm tổn thương các mạch máu nhỏ và gây chảy máu vào đường sinh dục của thai phụ. Khi máu chảy vào âm đạo làm tăng nguy cơ nhiễm HIV khi thai đi qua âm đạo người mẹ. Khi thăm khám làm xây xước thành âm đạo, cổ tử cung gây chảy máu từ người mẹ vào đường sinh dục. Nếu cuộc đẻ có can thiệp như cắt tầng sinh môn, đặt kềm hoặc giác hút thì các mạch máu lớn bị tổn thương, máu chảy nhiều làm tăng khả năng nhiễm HIV cho thai nhi. Khi thai qua đường âm đạo để ra ngoài có thể nuốt dịch âm đạo có nhiều HIV vào đường tiêu hoá. Những xây xước da và niêm mạc của trẻ sơ sinh do thăm khám hay thủ thuật, virut qua những chỗ xây xước đó mà xâm nhập vào thai nhi. Trong những trường hợp đặc biệt, các đại thực bào đã nuốt những tế bào có HIV ở bên trong, vì vậy khi những đại thực bào này lọt qua màng ngăn cách của bánh nhau sang được máu của thai nhi đã truyền virut cho thai . HIV lây truyền qua sữa mẹ: Sữa mẹ có chứa HIV; Núm vú bị chấn thương và có thể bị chảy máu sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền HIV nếu trẻ bú mẹ. Trong thời kỳ sau đẻ, HIV từ những bạch cầu trong máu mẹ qua các mạch máu thẩm thấu vào các nang sữa rồi qua sữa mẹ mà sang con. Ở Châu Phi, trẻ em bị lây truyền qua sữa mẹ chiếm tỉ lệ 16% đến 42%, vì vậy người ta khuyên những phụ nữ có HIV dương tính, khi có điều kiện và có những thức ăn thay thế thì không nên cho con bú mà nên nuôi con bằng thức ăn thay thế để cắt nguồn lây HIV qua sữa mẹ.