- Stress: Trọng âm : Tìm từ có vị trí đánh trọng âm khác so với các từ còn lại (2 câu)
+ Gồm: 1 câu các từ 2 âm tiết, 1 câu từ 3 âm tiết trở lên.
+ Chú ý các trường hợp có quy tắc, bất quy tắc và lên xuống thanh điệu.
Hướng dẫn cách làm bài tìm trọng âm:
- Đặc thù của câu hỏi: Mỗi câu hỏi gồm 4 phương án A, B, C, D là 1 từ cho trước trong đó có MỘT từ có
vị trí trọng âm khác so với ba phương án còn lại. Đề bài yêu cầu tìm ra từ đó.
- Nguyên tắc ra đề: Đề thi bao giờ cũng sẽ có HAI trong số BỐN phương án có vị trí nhận trọng âm mà
chúng ta có thể dễ dàng nhận ra. Với hai phương án còn lại đòi hỏi thí sinh phải linh hoạt và cẩn thận để
chọn ra phương án đúng.
- Cách giải quyết:
+ Đọc thành lời cả 4 phương án (khi đọc thành tiếng, nhớ đọc cường điệu hóa tất cả các từ, trọng âm của
các từ sẽ dễ nhận ra hơn),
+ Dùng các quy tắc để đánh trọng âm vào các phương án.
+ Nhanh chóng nhận ra 2 phương án dễ nhận biết trọng âm (có thể là từ có quy tắc, hoặc từ em biết chắc
chắn)
+ Dùng phương pháp thử (bằng cách cảm nhận thanh điệu) nếu thấy cần, dựa trên manh mối từ các
phương án đã tìm được ở phía trên.
+ Sử dụng thời gian và năng lực để tìm ra phương án đúng. Chắc chắn được 3/4 phương án là em chắc
chắn có đáp án đúng.
Lưu ý:
- Các em đánh trọng âm vào đề thi và đếm vị trí trọng âm cho cẩn thận (đếm từ trái sang phải), đánh số
lên trên đầu để tránh nhầm lẫn
- Khi xác định được vị trí nhấn trọng âm của các từ em đã biết, thử vào các từ chưa biết, nhờ vào kiến
thức, và thanh điệu để tìm phương án đúng.
Example:
A. career B. majority C. continue D. education
Giải quyết:
Tìm được trọng âm của phương án B và D trước vì đây là các từ có quy tắc đánh trọng âm. B đuôi “ty”,
trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên, nhấn vào “jor” trọng âm đứng thứ 2
D đuôi “tion” trọng âm rơi ngay trước vào “ca” trọng âm đứng thứ 3.

B, D có cách đánh trọng âm khác nhau, vì thế đáp án chỉ rơi vào hoặc B hoặc D. Với 2 phương án A và C
rõ ràng là trọng âm nhận thứ 2 sẽ phù hợp hơn hẳn so với thứ 3. (trong một số tình huống thực tế thì
trọng âm các phương án khác khó nhận hơn, em cứ bình tĩnh sử dụng luật thanh điệu và cảm nhận của
bản thân để nhận ra cách đánh trọng âm của từng phương án).
Đáp án chọn là D trọng âm rơi thứ 3 trong khi đó các trường hợp còn lại trọng âm rơi số 2.
Trên đây là cách giải quyết và tư duy mẫu cho câu hỏi của bài trọng âm.

I. Trọng âm với từ 2 âm tiết:
1.Trọng âm nằm ở âm tiết đầu tiên: (phát âm các âm: thanh sắc, thanh huyền: đọc âm đầu cao, âm sau hạ
giọng xuống)
Beauty           Nature           angel          lovely          pretty
accent            factor             fuel            children
2.Trọng âm nằm ở âm tiết thứ hai: (phát âm các âm: thanh ngang, thanh huyền-gằn giọng: âm đầu đọc
ngang nhẹ, âm sau gằn giọng xuống)
Begin             Decide             Deny             Admit

Enjoy             Suggest            appoint           forget

II.Trọng âm với từ có 3 âm tiết:
1.Trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên (thanh sắc- thanh huyền- thanh huyền: âm cao- xuống- xuống)
Memorize      Calculate            Logical            Educate     

 Possible         Difficult             Different              Gravity
2.Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai (thanh ngang- thanh sắc- thanh huyền: âm ngang nhẹ- cao- xuống)
Amazing          Remember       Umbrella           Encounter
Museum            Forever           Develop            Essential 
3.Trọng âm rơi vào âm tiết số 3 (thanh ngang- thanh ngang- thanh huyền – gằn giọng)
Introduce          Recommend         Represent          Entertain         Comprehend          understand

III.Trọng âm của các từ 4, 5, 6 âm tiết:
1.Phổ biến nhất là trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba từ cuối lên ta sẽ có phần cuối từ đọc như sau (...thanh
sắc- thanh huyền- thanh huyền)
Photography         Technology           University        Biology           Ability

2.Trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước âm cuối cùng (... thanh sắc- thanh huyền)
Economics            Education             Congratulations           Scientific            Confidential
3.Trọng âm rơi vào các vị trí khác:
Literature              Comfortable           Commentary               Applicable           Engineer

.QUY TẮC ĐÁNH DẤU TRỌNG ÂM

1.Hầu hết các danh từ, tính từ và trạng từ hai âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Examples:
Noun: nature /'neitʃə/ beauty /'bju:ti/ desert /ˈdezərt/ panda /ˈpændə/
ADJ: Caring /ˈkeərɪŋ/ Willing /ˈwɪlɪŋ/ Basic /ˈbeɪsɪk/ Happy /ˈhæpi/
Exceptions: Advice (n) /ədˈvaɪs/ Machine (n) /məˈʃiːn/ Mistake (n) /mɪˈsteɪk/
Success (n) /səkˈses/ Alone (adj) /əˈləʊn/ Correct (adj) /kəˈrekt/
Polite (adj) /pəˈlaɪt/ Aware (adj) /əˈweə(r)/

ADV: Slowly Clearly
Quickly Firstly

2. Hầu hết các động từ hai âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Examples:
Verbs: Deny /dɪˈnaɪ/ Forget /fəˈɡet/ Relax /rɪˈlæks/
Enjoy /ɪnˈdʒɔɪ/ Decide /dɪˈsaɪd/ Agree/əˈɡriː/

Exceptions: trừ các động từ 2 âm tiết kết thúc bằng “er” và “en”, “ow”, “ish”, “y”, “el”, “le”
Answer, enter, offer
Listen, happen, open
Follow, borrow
Finish, Polish
Study, hurry
Travel, struggle
3. Một số từ 2 âm tiết vừa là động từ, vừa là danh từ.
+ Khi là danh từ, trọng âm được nhấn vào âm tiết thứ nhất.
+ Khi là động từ, trọng âm được nhấn vào âm tiết thứ 2

Những từ khác trọng âm không thay đổi khi là N và V: promise, visit, travel, struggle, finish, reply...
4. Một số quy tắc nhấn trọng âm đối với các từ ghép (compound words).

Từ ghép là từ được tạo thành bằng cách ghép 2 từ đơn với nhau.
- Hầu hết các danh từ ghép (compound nouns) 2 âm tiết đều có trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ nhất.
schoolboy, cupboard, weight-lifting, boyfriend, filmmaker, hotdog, raincoat, bookshop...
- Hầu hết các tính từ ghép (compound adjectives)
+ tính từ ghép bắt đầu bằng danh từ, có trọng âm rơi vào phần thứ nhất.
+ có phần thứ nhất là tính từ hoặc trạng từ thì trọng âm chính rơi vào phần thứ hai

- Hầu hết các động từ ghép (compound verbs) có trọng âm chính rơi vào phần thứ hai.
Examples:
underSTATE
underESTIMATE
underSTAND
overWEIGH
overCOME
5. Trọng âm rơi ngay trước các đuôi sau:
IC: statistic, scientific, domestic, climatic, fantastic
Exception: Arabic

ICS: economics, mathematics, linguistics
Exception: Politics
SION: vision, mission, succession, decision, conclusion
Exception: Television
TION: station, education, suggestion
TIAL: confidential, essential, potential
CIAL: crucial, commercial, special, official
ANCE/ENCE: attendance, independence
IAN: librarian, musician, politician
IOUS: religious, ambitious, delicious
IBLE: possible, incredible
URE: nature, adventure
IVE: active, attractive, passive
Exception: superlative
6. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ cuối lên với các đuôi sau đây:
- ATE: investigate, educate, communicate, evaluate, dominate, fortunate, considerate
- TY: ability, activity, dependability
- GY: biology, sociology, geology
- CY: democracy, bankruptcy
- PHY: geography, photography
- IFY: identify, modify
- ICAL: logical, mathematical, economical, musical
7. Với các từ bắt đầu bằng âm / ə / thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2:
Again, ago, along, alive, amazed, afraid, alone, above, asleep, alike...
*) Đại từ phản thân : myself, himself, ourselves
8. Tiền tố và hậu tố không làm thay đổi trọng âm của từ gốc.
Tiền tố: Un, Im, Ir, Dis, Non, Il, Re, Over, Pre, Under...
Hậu tố: ment, ship, ness, er/or, hood, logy, graphy, ing, ise/ize, en, full, less, able, ous, ish, ly
Example:
POssible- imPOssible
HAppy- unHAppy
DeVElop- development
CAREless- CARElessness
EStimate- undeREStimate
9. Hậu tố nhận trọng âm chính ở các đuôi:
EE: employee, referee, nominee, degree
EER: engineer, volunteer
ESE: Vietnamese, Chinese, Japanese

OON: cartoon, balloon, afternoon
OO: bamboo, taboo
EEN: fourteen, fifteen, seventeen
AIN: remain, contain, maintain
AIRE: millionaire, billionaire, questionnaire
IQUE: unique, antique, critique
ESQUE: picturesque
NIQUE: unique, technique
ETTE: cigarette, launderette
EVER: however, whenever, whatever, wherever
Exceptions: Coffee, committee, employee/ employee

Bài viết gợi ý: