Chi tiết đề thi

Đặng Quỳnh Anh

noforyou7ahxh
1 lượt thi
Vật Lý
Trung bình
(0)
40
50 phút
Miễn phí
Tham gia [Hs Loga.vn] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ Loga
Câu 1 [57165] - [Loga.vn]

Người ta chiếu đồng thời hai loại ánh sáng đơn sắc có bước sóng ${{\lambda }_{1}}=0,656\mu m$ và ${{\lambda }_{2}}=0,486\mu m$vào catốt của một tế bào quang điện có công thoát A = 3,61.10 -19J. Cho công suất bức xạ ánh sáng có bước sóng λ1 và λ2 nói trên tương ứng là P1 = 0,2W và P2 = 0,1W. Số photon đập vào catốt trong mỗi giây là

Câu 2 [46015] - [Loga.vn]

Cho hằng số Planck h = 6,625.1$0^{-34}$ J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.1$0^8$ m/s. Công thoát của electron khỏi bề mặt kim loại là 6,625.1$0^{-19}$ J. Giới hạn quang điện của kim loại đó là

Câu 3 [47313] - [Loga.vn]

Hiện tượng quang - phát quang là

Câu 4 [47525] - [Loga.vn]

Năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức ${{E}_{n}}=-\frac{{{E}_{0}}}{{{n}^{2}}}$ (E0 là hằng số dương, n = 1, 2, 3,...). Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản khi bị kích thích bởi điện trường mạnh thì có thể phát ra tối đa 10 bức xạ. Trong các bức xạ có thể phát ra đó, tỉ số về bước sóng giữa bức xạ dài nhất và ngắn nhất là

Câu 5 [34514] - [Loga.vn]

Cho nguồn laze phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45µm với công suất 1,2W. Trong mỗi giây, số photon do chùm sáng phát ra là

Câu 6 [57462] - [Loga.vn]

Để đo khoảng cách từ Trái Đất đến thiên thạch người ta dùng một tia laze phát ra những xung ánh sáng có bước sóng 0,55 μm, chiếu về phía thiên thạch. Thời gian kéo dài mỗi xung là t và công suất của chùm laze là 100000 MW. Biết tốc độ ánh sáng trong chân không và hằng số Plăng lần lượt là c = 3.108 m/s và h = 6,625.10-34J.s. Số phôtôn chứa trong mỗi xung là 2,77.1022 hạt. Tính t.

Câu 7 [35543] - [Loga.vn]

Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hidro, chuyển động của electron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều. Tốc độ của electron trên quỹ đạo K là v thì tốc độ của electron trên quỹ đạo N là

Câu 8 [57451] - [Loga.vn]

Ở trạng thái cơ bản electron trong nguyên tử Hidro chuyển động trên quỹ đạo K có bán kính r0 = 5,3.10-11 (m). Cường độ dòng điện do chuyển động trên quỹ đạo K và M gây ra lần lượt là I1 và I2. Chọn phương án đúng.

Câu 9 [44945] - [Loga.vn]

Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng 121,8 nm. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L. nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng 656,3 nm. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K, nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng

Câu 10 [45495] - [Loga.vn]

Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45$\mu m$ với công suất 0,8W. Laze B phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,60 $\mu m$ với công suất 0,6 W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze B và số phôtôn của laze A phát ra trong mỗi giây là

Câu 11 [46349] - [Loga.vn]

Vệ tinh Vinasat-1 là một vệ tinh địa tĩnh bay quanh Trái Đất ở độ cao 35786km so với mặt đất. Coi Trái Đất là một quả cầu có bán kính 6378km. Nếu bỏ qua thời gian xử lý tín hiệu sóng điện từ trên vệ tinh thì thời gian truyền sóng điện từ lớn nhất giữa hai vị trí trên mặt đất thông qua vệ tinh xấp xỉ bằng

Câu 12 [47224] - [Loga.vn]

Trong một bóng đền huỳnh quang, ánh sáng kích thích có bước sóng 0,36 μm thì phôtôn ánh sáng huỳnh quang có thể mang năng lượng là

Câu 13 [35776] - [Loga.vn]

Trong nguyên tử hidro, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hidro, electron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính r = 1,325.10-9 m. Quỹ đạo đó là

Câu 14 [45662] - [Loga.vn]

Một điểm sáng S nằm trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm, cách thấu kính 15cm. Cho điểm sáng S dao động điều hòa theo phương vuông góc với trục chính của thấu kính quanh vị trí ban đầu với biên độ 4cm. Gọi S’ là ảnh của S qua thấu kính. S’ dao động điều hòa với:

Câu 15 [47728] - [Loga.vn]

Cho khối lượng nguyên tử \[{}_{8}^{16}O\], electron, proton, notron lần lượt là 15,9949u ; 5,486.1$0^{-4}$u, 1,0073u và 1,0087u. Độ hụt khối của hạt nhân\[{}_{8}^{16}O\]bằng

Câu 16 [44570] - [Loga.vn]

Công thoát electron của một kim loại là 2,40 eV. Xét các chùm sáng đơn sắc: chùm I có tần số f1 = 7.1014 Hz, chùm II có tần số f2 = 5,5.1014 Hz, chùm III có bước sóng ${{\lambda }_{3}}=0,51\mu m$. Chùm có thể gây ra hiện tượng quang điện khi chiếu vào kim loại nói trên là

Câu 17 [57197] - [Loga.vn]

Cho biết năng lượng ở trạng thái dừng thứ n của nguyên tử hiđrô có biểu thức \[{{E}_{n}}=-\frac{13,6}{{{n}^{2}}}eV(n=1,2,3...).\] Một nguyên tử hiđrô đang ở mức năng lượng C thì nhận một photon có năng lượng \[\varepsilon =\frac{17}{15}eV\] chuyển lên mức năng lượng D. Cho r0 là bán kính Bo. Trong quá trình đó, bán kính quỹ đạo nguyên tử hiđrô đã tăng thêm

Câu 18 [57528] - [Loga.vn]

Cho 1eV = 1,6.10–19J; h = 6,625.10–34J.s; c = 3.108 m/s. Khi êlectrôn trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quĩ đạo dừng có năng lượng Em = –0,85 eV sang quĩ đạo dừng có năng lượng En = –13,60 eV thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng gần đúng bằng

 

Câu 19 [47727] - [Loga.vn]

Bắn hạt proton có động năng 6 MeV vào hạt nhân \[{}_{4}^{9}Be\]đang đứng yên. Phản ứng tạo hạt anpha và hạt nhân Li. Biết hạt anpha sinh ra bay vuông góc với phương chuyển động ban đầu của proton và có động năng 4,5 MeV. Coi khối lượng mỗi hạt tính theo đơn vị u gần đúng bằng số khối của nó. Phản ứng này

Câu 20 [45478] - [Loga.vn]

Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi 

Câu 21 [45759] - [Loga.vn]

Trong y học, ngưòi ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để "đốt" các mô mềm. Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 4 mm3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của 3.1019 phôtôn của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1 mm3 mô là 2,548 J. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Giá trị của λ là

Câu 22 [46945] - [Loga.vn]

Công thoát của êlectron khỏi một kim loại là 3,68.10‒19 J. Khi chiếu vào tấm kim loại đó lần lượt hai bức xạ. bức xạ (I) có tần số 5.1014 Hz và bức xạ (II) có bước sóng 0,25 μm thì

Câu 23 [53999] - [Loga.vn]

Một tấm pin Mặt Trời được chiếu sáng bởi chùm sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz. Biết công suất chiếu sáng vào tấm pin là 0,1 W. Lấy h = 6,625.10-34 J.s. Số phôtôn đập vào tấm pin trong mỗi giây là

Câu 24 [56937] - [Loga.vn]

 Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức ${{E}_{n}}=-\frac{{{E}_{0}}}{{{n}^{2}}}$ (E0 là hằng số dương, n = 1,2,3,...). Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần sốf1 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số f2 = 0,8f1 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa là

    

Câu 25 [47411] - [Loga.vn]

Trường hợp nào sau đây không gây ra hiệu ứng quang điện đối với canxi (có giới hạn quang điện \[{{f}_{0}}=\frac{2}{3}{{.10}^{15}}\,Hz\])?

Câu 26 [45492] - [Loga.vn]

Chiếu bức xạ có tần số f vào một kim loại có công thoát A gây ra hiện tượng quang điện. Giả sử một êlectron hấp thụ phôtôn sử dụng một phần năng lượng làm công thoát, phần còn lại biến thành động năng K của nó. Nếu tàn số của bức xạ chiếu tới là 2f thì động năng của êlectron quang điện đó

Câu 27 [57166] - [Loga.vn]

Một điện cực phẳng bằng nhôm được rọi bằng bức xạ tử ngoại có bước sóng λ = 0,45μm. Bên ngoài điện cực có một điện trường cản có cường độ E = 250V/m. Giới hạn quang điện của nhôm là 0,5μm. Electron quang điện sẽ rời xa bề mặt điện cực một khoảng cực đại là

Câu 28 [54806] - [Loga.vn]

Biết năng lượng tương ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức ${{E}_{n}}$ = - $\frac{13,6}{{{n}^{2}}}$ eV (n = 1; 2; 3…). Cho một chùm electron bắn phá các nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản để kích thích chúng chuyển lên trạng thái kích thích M. Vận tốc tối thiểu của chùm electron là

Câu 29 [46847] - [Loga.vn]

Các hạt nhân đơteri$_{1}^{2}H$; triti $_{1}^{3}H$ và heli $_{2}^{4}He$ có năng lượng liên kết lần lượt là 2,22 MeV; 8,49 MeV và 28,16 MeV. Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là

Câu 30 [35736] - [Loga.vn]

Công thoát của kẽm là 3,5eV. Biết độ lớn điện tích nguyên tố là e = 1,6.10-19C; hằng số Plang h = 6,625.10-34 Js; vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Chiếu lần lượt vào bản kẽm ba bức xạ có bước sóng λ1 = 0,38µm; λ2 = 0,35µm; λ3 = 0,30µm. Bức xạ nào có thể gây ra hiện tượng quang điện trên bản kẽm?

Câu 31 [44287] - [Loga.vn]

Hồ quang điện được ứng dụng trong

Câu 32 [46976] - [Loga.vn]

Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần số f1 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số f2 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 10 bức xạ. Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức ${{E}_{n}}=-\frac{{{E}_{0}}}{{{n}^{2}}}$ (E0 là hằng số dương, n = 1, 2, 3,...). Tỉ số $\frac{{{f}_{1}}}{{{f}_{2}}}$ là

Câu 33 [34272] - [Loga.vn]

Trong ống Culítgiơ (ống tia X), hiệu điện thế giữa anôt và catốt là 3,2 kV. Biết rằng độ lớn vận tốc cực đại của êlectron đến anôt bằng 103 lần độ lớn vận tốc cực đại của êlectron bứt ra từ catôt. Lấy \[e\text{ }=\text{ }1,{{6.10}^{-19}}~C;\text{ }me\text{ }=9,{{1.10}^{-31}}~kg.\] Tốc độ cực đại của êlectron khi bứt ra từ catôt là

Câu 34 [56523] - [Loga.vn]

Một ống Cu‒lít‒giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bộ qua động năng ban đầu của các electron khi bắt ra khỏi catốt. Ban đầu, hiệu điện thế giữa anốt và catot là U thì tốc độ của electron khi đập vào anot là 5,0.107 m/s. Khi hiệu điện thế giữa anôt và catôt tăng thêm 21% thì tốc độ của electron đập vào anốt là

Câu 35 [45702] - [Loga.vn]

Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là

Câu 36 [47878] - [Loga.vn]

Ở trạng thái dừng thứ n của nguyên tử hiđrô: năng lượng của nguyên tử được xác định theo công thức $E_n$ = - \[\frac{13,6}{{{n}^{2}}}\] eV , với n = 1, 2, 3, … Giả sử một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích thứ nhất (có bán kính quỹ đạo dừng là r), hấp thụ năng lượng rồi chuyển lên trạng thái kích thích có bán kính quỹ đạo dừng là 6,25r. Sau đó các nguyên tử tự động chuyển về các trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn. Bước sóng nhỏ nhất của vạch quang phổ do đám nguyên tử hiđrô phát ra là

Câu 37 [34278] - [Loga.vn]

Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N sang quỹ đạo L thì lực hút giữa êlectron và hạt nhân

Câu 38 [47472] - [Loga.vn]

Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26 μm thì phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 μm. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20% công suất của chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian là

Câu 39 [54814] - [Loga.vn]

Hạt nhân X phóng xạ α để tạo thành hạt nhân Y theo phương trình\[X\text{ }\to \text{ }\alpha \text{ }+\text{ }Y\] . Người ta nghiên cứu một mẫu chất, sự phụ thuộc của số hạt nhân \[X\text{ }\left( {{N}_{X}} \right)\] và số hạt nhân \[Y\left( {{N}_{Y}} \right)\] trong mẫu chất đó theo thời gian được cho như trên đồ thị. Hạt nhân X có chu kì bán rã bằng

Câu 40 [56527] - [Loga.vn]

Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức \[{{E}_{n}}=\frac{-13,6}{{{n}^{2}}}eV(n=1,2,3,...).\] Nguyên tử hiđrô n đang ở trạng thái dừng có n = 2, hấp thụ 1 phôtôn ứng với bức xạ có tần số f thì nó chuyển lên trạng thái dừng có n = 4. Giá trị của f là

Bảng xếp hạng
Đánh giá, bình luận
Không có đánh giá nào.
Bình luận Loga
0 bình luận
user-avatar
Bình luận Facebook