Chào các quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới quý thầy cô giáo án "Bài 8. Quy luật Menđen: Quy luật phân li". Hi vọng sẽ giúp ích cho các quý thầy cô giảng dạy.
Chương II : TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
Bài 8. QUY LUẬT MENDEL: QUY LUẬT PHÂN LY
I. Mục tiêu:
-Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
*Phương tiện:
-Sơ đồ phép lai một cặp tính trạng
-Bảng 8. SGK 35; hình 8.1, 8.2 SGK
*Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV đặt câu hỏi:
Nguời đặt nền móng cho di truyền học là ai? Các em hiểu biết gì về các qui luật di truyền của ông?
2.Dẫn HS vào bài mới:
Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầyHoạt động của tròNội dung kiến thứcGiới thiệu sơ lược tiểu sử của G.Mendel theo SGK và tài liệu bổ trợ.
Cho HS tự ghi nhận tóm tắt nội dung thí nghiệm và cách suy luận khoa học của Menden.
Sau đó đặt các câu hỏi:
-Mendel đã có phương pháp nghiên cứu như thế nào mà có thể phát hiện ra ba quy luật di truyền học. Trong khi các nhà khoa học trước đó và cùng thời không phát hiện ra được ?
GV bổ trợ hoàn chỉnh kiến thức:
Mendel đã biết cách:
+Lựa chọn đối tượng nghiên cứu thích hợp.
+Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau để tiến hành nghiên cứu thí nghiệm.
+Phân tích kết quả của mỗi cây lai về từng tính trạng riêng biệt qua nhiều thế hệ.
+Lặp lại thí nghiệm nhiều lần để tăng độ chính xác.
+Tiến hành lai thuận nghịch để tìm hiểu vai trò của bố mẹ trong sự di truyền tính trạng.
-Đối tượng ông nghiên cứu của ông là gì ? Vì sao ông chọn đối tượng đó ?
*Cách tạo dòng thuần: Lấy một cây có kiểu hình trội trồng lên, cho tự thụ phấn bắt, đuợc con lai tiếp tục trồn lên cho tự thụ phấn, qua vài thế hệ mà chỉ thu đuợc một dạng kiểu hình thì những cây đó là dòng thuần.
Tuần: .... Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... Ngày dạy: …..........................
Chương II : TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
Bài 8. QUY LUẬT MENDEL: QUY LUẬT PHÂN LY
I. Mục tiêu:
-Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
*Phương tiện:
-Sơ đồ phép lai một cặp tính trạng
-Bảng 8. SGK 35; hình 8.1, 8.2 SGK
*Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV đặt câu hỏi:
Nguời đặt nền móng cho di truyền học là ai? Các em hiểu biết gì về các qui luật di truyền của ông?
2.Dẫn HS vào bài mới:
Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầyHoạt động của tròNội dung kiến thức▲Giới thiệu sơ lược tiểu sử của G.Mendel theo SGK và tài liệu bổ trợ.
▲Cho HS tự ghi nhận tóm tắt nội dung thí nghiệm và cách suy luận khoa học của Menden.
Sau đó đặt các câu hỏi:
-Mendel đã có phương pháp nghiên cứu như thế nào mà có thể phát hiện ra ba quy luật di truyền học. Trong khi các nhà khoa học trước đó và cùng thời không phát hiện ra được ?
GV bổ trợ hoàn chỉnh kiến thức:
Mendel đã biết cách:
+Lựa chọn đối tượng nghiên cứu thích hợp.
+Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau để tiến hành nghiên cứu thí nghiệm.
+Phân tích kết quả của mỗi cây lai về từng tính trạng riêng biệt qua nhiều thế hệ.
+Lặp lại thí nghiệm nhiều lần để tăng độ chính xác.
+Tiến hành lai thuận nghịch để tìm hiểu vai trò của bố mẹ trong sự di truyền tính trạng.
-Đối tượng ông nghiên cứu của ông là gì ? Vì sao ông chọn đối tượng đó ?
*Cách tạo dòng thuần: Lấy một cây có kiểu hình trội trồng lên, cho tự thụ phấn bắt, đuợc con lai tiếp tục trồn lên cho tự thụ phấn, qua vài thế hệ mà chỉ thu đuợc một dạng kiểu hình thì những cây đó là dòng thuần.
▲Cho HS đọc SGK, xem sơ đồ, bảng, hình rút ra ND học thuyết của Menđen.
▲Lai phân tích là gì?
▲Cho HS đọc ND SGK.
∆ Đọc SGK và nghe giảng.
∆ Đọc SGK trả lời được câu hỏi.
-Đối tượng nghiên cứu: Đậu Hà Lan
+Là loại cây quen thuộc của địa phương.
+Cấu tạo hoa đặc biệt → khả năng tụ thụ phấn cao → chủ động trong các phép lai.
+Có nhiều cặp tính trạng tương phản.
+Bảy cặp tính trạng được Mendel nghiên cứu (xem hình)
∆Đọc SGK, xem sơ đồ, bảng, hình rút ra ND học thuyết của Menđen
∆Cần nêu đuợc:
Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần phân tích KG với cá thể mang tính trạng đồng hợp đồng hợp lặn.
-Nếu FB đồng tính thì KG cần tìm (P) thuần chủng.
VD: P: AA(hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
GP: A a
FB: Aa (100% hoa đỏ)
-Nếu FB phân tính KG cần tìm (P) dị hợp.
VD: P: Aa (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
GP: A,a a
FB: 1Aa : 1aa
1 hoa đỏ : 1 hoa trắng
∆Đọc ND SGK để rút ra thông tin.
I.Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen
1/Sơ lược tiểu sử (SGK, tài liệu)
2/Phương pháp phân tích các thế lai của Menđen
(1) Chọn đối tượng nghiên cứu, tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
(2) Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
(3) Dùng toán thống kê để phân tích kết quả lai, sau đó đuă ra giả thiết giải thích kết quả.
(4) Tiến hành thí nghiệm chứng minh tính đúng đắn của giả thiết.
Tóm tắt thí nghiệm và cách suy luận khoa học của Menđen
Thí nghiệm: Lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu đuợc F1 toàn cây hoa đỏ, F1 tự thụ phấn đuợc F2 phân li xấp xỉ tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
Để giải thích kết quả thí nghiệm ông thực hiện qui trình như sau:
-Cho cây hoa trắng F2 tự thụ phấn F3 toàn hoa trắng.
-2/3 cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn F3 có cả cây hoa đỏ và hoa trắng với tỉ lệ xấp xỉ 3 : 1.
-1/3 cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn F3 có toàn cây hoa đỏ.
-Menđen nhận thấy tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng ở F2 là tỉ lệ 1 : 2 : 1 (1 đỏ thuần chủng : 2 đỏ không thuần chủng : 1 trắng thuần chủng).
-Lặp lai qui trình thí nghiệm với 6 tính trạng khác và phân tích với số luợng lớn cây lai ông thu đuợc kết quả tương tự.
II. HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT KHOA HỌC
*Menđen đã vận dung qui luật thống kê xác suất để lí giải tỉ lệ phân li 1 : 2 : 1 và đưa ra giả thuyết như sau:
-Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền (nay gọi là alen, cặp alen) qui định và không hoà trộn vào nhau.
-Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.
-Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.
GF10,5A0,5a0,5A0,25 AA
hoa đỏ0,25Aa
hoa đỏ0,5a0,25Aa
hoa đỏ0,25aa
hoa trắng *Cơ sở xác suất của tỉ lệ 1 : 2 : 1. Xác suất một giao tử F1 chứa alen A là 0,5 và một giao tử chứa alen a là 0,5. Do vậy, xác suất một hợp tử (F2) chứa cả 2 alen A bằng tích của 2 xác suất 0,5 x 0,5.
*Kiểm tra giả thuyết: Bằng phép lai phân tích (lai kiểm nghiệm), Menđen tiến hành phân tích trên 7 tính trạng đều cho tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 1:1 như dự đoán.
Từ đó Menđen đã đề ra qui luật phân li. Theo quan đểm hiện đại, qui luật này phát biểu như sau.
Mỗi tính trạng được qui định bởi một cặp alen, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào cơ thể con một cáh riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia.
III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li:
-Trong tế bào sinh duỡng và tế bào sinh dục sơ khai, các nhiễm sắc thể luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
-Các gen nằm trên NST ở những vị trí nhất định gọi là locut, Một gen có thể tồn tại ở các trạng thái khác nhau, mỗi trạng thái với một trình tự nuclêôtit cụ thể đuợc gọi là alen.
-Trong giảm phân của các tế bào sinh dục chín để hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng cũng phân li đồng đều về các giao tử.
Trong thụ tinh giữa các giao tử, các NST tái tổ hợp lại dẫn đến các gen cũng tái tổ hợp lại.3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
-Trả lời câu hỏi 2 trang 37 SGK.
-Cho HS làm nhanh một vài bài tập lai một cặp tính trạng đơn giản (phiếu học tập)
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
-Trả lời các câu hỏi cuối bài; làm bài tập trong sách bài tập Sinh học 12.
-Đọc mục em có biết.
-Nghiên cứu bài mới.
Bảy cặp tính trạng tương phản Menđen đã nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan
Hạt vàng/xanh; Hạt trơn/nhăn; Hoa tím/trắng; Quả lục/vàng;
Quả trơn/có gờ; Thân cao/thấp; Hoa ở thân/ ở đỉnh
Tuần: .... Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... Ngày dạy: …..........................
Bài 9: QUY LUẬT MENDEL - QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập của Menđen.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: Hình 9, bảng 9 phóng to.
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:
Bài trước chúng ta đã biết quy luật phân ly với một cặp tính trạng do một cặp Gen quy định. Vậy với 2 cặp Gen quy định 2 tính trạng thì nó di truyền như thế nào ? Tại sao gọi quy luật thứ này là quy luật phân ly độc lập ?
2.Dẫn HS vào bài mới:
Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầyHoạt động của tròNội dung kiến thức▲ Cho HS đọc SGK, tìm hiểu Menđen đã tiếp tục bố trí các thí nghiệm như thế nào để tìm ra qui luật thứ hai.
Gợi cho HS nhớ lại “phương pháp lấy tích tỉ lệ” đã học trong sinh học lớp 9, đưa VD cụ thể để HS nhẫm tính.
Lưu ý: về F2 có 2 KH giống bố mẹ, đồng thời xuất hiện 2 KH mới do BDTH.
▲Cho HS đọc SGK mục II, xem hình 9 phóng to, tìm hiểu cơ sở tế bào của qui luật di truyền phân li độc lập.
▲Bài tập mở rộng: Hướng dẫn HS tìm hiểu sâu hơn về truờng hợp có nhiều hơn 2 cặp tính trạng. Cụ thể cho phép lai AaBbDd x AaBbDd, dự đoán tỉ lệ xuất hiện của một vài loại KG hoặc KH nào đó.
▲Đọc ND SGK mục III và liên hệ thực tế để tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của qui luật phân li độc lập.
▲Hướng dẫn HS tìm hiểu công thức tổng quát của Menđen.
∆ Đọc SGK, nhớ lại kiến thức cũ, tìm hiểu ND.
∆ Đọc SGK, xem hình, làm rõ ND.
∆Vận dụng công thức “tích xác suất” để tính.
∆ Đọc ND SGK, liên hệ thực tế để tìm hiểu ND.
∆Tìm hiểu công thức tổng quát của Menđen theo HD của GV.
I. Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng
Menđen tiếp tục các thí nghiệm lai đậu Hà Lan với 2 cặp tính trạng và theo dõi sự di truyền đồng thời của hai tính trạng đó. Nội dung thí nghiệm có thể đuợc mô tả theo ví dụ sau đây.
PT/C: Vàng, trơn x Xanh, nhăn
F1: 100% Vàng, trơn
F2: 315 Vàng, trơn: 108 Vàng, nhăn:
101 Xanh, trơn: 32 Hạt xanh, nhăn
Menđen nhận thấy ở F2:
Vàng/Xanh = (315+108)/(101+32) 3/1
Trơn/Nhăn = (315+101)/(108+32) 3/1
Do vậy Tỉ lệ trội : lặn 3:1
Tỉ lệ mỗi loại KH ở F2 bằng tích xác suất các tính trạng hợp thành nó. VD: hạt vàng, trơn = ¾ vàng x ¾ trơn = 9/16.
Định luật phân li độc lập: Khi lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp nhân tố di truyền qui định các cặp tính trạng khác nhau thì các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
Sơ đồ lai kiểm chứng:
*Quy ước:
A: Hạt vàng; a: Hạt xanh
B: Hạt trơn; b: Hạt nhăn
PT/C:
AABB (Vàng, trơn) x aabb (Xanh, nhăn)
GP: AB ab
F1: AaBb (100% Vàng, trơn)
F1xF1: AaBb x AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2:
GF1ABAbaBabABAABBAABbAaBBAaBbAbAABbAAbbAaBbAabbaBAaBBAaBbaaBBaaBbabAaBbAabbaaBbaabb
KG: 1AABB : 2 AABb : 4 AaBb : 1 AAbb : 2 Aabb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb
Nhóm KG:
9/16A-B- : 3/16A-bb : 3/16aaB- : 1/16aabb
KH: 9/16 Vàng, trơn: 3/16 Vàng, nhăn:
3/16 Xanh, trơn: 1/16 Xanh, nhăn
II.Cơ sở tế bào học
Ngày nay, chúng ta đã biết rằng nếu các gen qui định các tính trạng nằm trên các NST tương đồng khác nhau. Do vậy, giả sử xét 2 gen khác nhau nằm trên 2 NST khác nhau với mỗi gen đều có hai alen qui định 2 tính trạng tương phản nhau, thì:
Trong giảm phân : Do sự phân ly độc lập của các cặp NST tương đồng Sự phân ly của các cặp Gen trên NST Tạo nên 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.
Trong thụ tinh : Sự tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong thụ tinh Sự tổ hợp tự do của các cặp Gen trên các cặp NST Tạo nên 16 tổ hợp
Nếu xét nhiều gen nằm trên nhiều cặp NST khác nhau thì ta thấy kết quả vẫn nghiệm đúng công thức “tích xác suất” đã nêu.
III.Ý nghĩa của các qui luật Menđen
-Nếu biết đuợc các gen qui định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì từ kiểu gen bố mẹ có thể dự đoán được tỉ lệ KH ở đời sau và nguợc lại từ tỉ lệ KH ở đời sau có thể suy ra KG của bố mẹ.
-Giải thích được sự đa dạng và phong phú của sinh vật là do sự xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
Do sự đa dạng của sinh vật nên con người dễ tìm ra những tính trạng có lợi cho mình nhằm tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.
3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
Hoàn thành bài tập mở rộng đã nêu trong mục 2.
Đối chiếu kết quả tính toán đuợc với công thức tổng quát trong bảng 9.
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
-Trả lời các câu hỏi cuối bài; làm bài tập trong sách bài tập Sinh học 12.
-Nghiên cứu bài mới.
Tuần: .... Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... Ngày dạy: …..........................
Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối (tác động cộng gộp) và ví dụ về tác động đa hiệu của gen.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: Hình 10.1 và hình 10.2
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:
Theo ta biết nếu có phép lai hai cặp tính trạng phân li độc lập thì F2 theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 nhưng nguời ta lại thấy xuất hiện các tỉ lệ khác như 9 : 6 : 1; 9 : 7; 13 : 3… Giải thích điều nay như thế nào?
2.Dẫn HS vào bài mới:
Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầyHoạt động của tròNội dung kiến thức▲ Cho HS đọc mục I. SGK tìm hiểu ND.
Lưu ý:
-Các gen không tương tác trực tiếp với nhau mà sản phẩm của chúng tác động với nhau.
-Phạm vi nghiên cứu của bài: sự tương tác của các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
▲ HD cho HS tìm hiểu thêm các tỉ lệ khác của qui luật tác động bổ trợ như:
9 : 6 : 1;
9 : 3: 3 : 1 (*)
▲Mở rộng: các tỉ lệ biến thể của các tỉ lệ 9 : 7; 9 : 6 : 1; 9 : 3: 3 : 1
▲Kiến thức bổ trợ
▲ HD cho HS tìm hiểu thêm các tỉ lệ khác của qui luật tác động át chế như:
Át chế trội: 12 : 3 : 1;
Át chế lặn: 9 : 3: 4
9 : 4 : 3
▲Mở rộng: các tỉ lệ biến thể của các tỉ lệ 13 : 3; 12 : 3 : 1; 9 : 3: 4; 9 : 4 : 3
▲ Cho HS đọc mục I.2, xem sơ đồ hình 10.1 SGK tìm hiểu ND.
▲Lưu ý :
*Một số tỉ lệ như : 1 : 4 : 6 : 4 : 1; 15 : 1
*HD HS vận dụng tính xác xuất xuất hiện các loại KG, KH.
▲ Cho HS nghiên cứu mục mục II., xem sơ đồ hình 10.2 SGK tìm hiểu ND.
-HD cho HS tìm hiểu các VD.
-Hỏi: Tại sao chỉ thay đổi một nuclêôtit trong gen quy định chuỗi b-hêmôglôbin lại gây nhiều rối loạn sinh lý ?
∆ Đọc mục I. SGK tìm hiểu ND.
∆Ghi nhận HD của GV để giải các dạng bài tập.
∆Ghi nhận HD của GV để giải các dạng bài tập.
∆Ghi nhận kiến thức bổ trợ
∆Ghi nhận HD của GV để giải các dạng bài tập.
∆ Đọc mục I.2, xem hình 10.1 SGK tìm hiểu ND theo HD của GV.
∆ Đọc mục II., xem hình 10.2 SGK tìm hiểu ND.
Vì gây mất cân bằng điện tích, làm thay đổi cấu trúc của prôtêin do gen qui định tổng hợp.I. Tương tác gen
Khái niệm: Tương tác gen là hiện tương tác qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình.
Các dạng:
+Tương tác giữa hai alen trong cùng một gen. VD: A/a cùng qui định màu hoa.
+Tương tác giữa hai gen khác nhau (không alen). Gồm các loại tương tác: tương tác bổ trợ, tương tác át chế, tương tác cộng gộp.
1/Tương tác bổ trợ (bổ trợ)
*Khái niệm: Tương tác bổ trợ là kiểu tương tác của hai hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó sự xuất hiện của 2 alen trội làm xuất hiện kiểu hình mới.
* Thí nghiệm:
PT/C: Hoa trắng x hoa trắng
F1: 100% cây hoa đỏ
F2 9 đỏ : 7 trắng
*Giải thích kết quả:
- F2 có 9+7 = 16 tổ hợp F1 cho 4 loai giao tử F1 dị hợp về 2 cặp gen (AaBb).
-Ta thấy F1 (AaBb) nhưng chỉ biểu hiện một tính trạng hoa đỏ hiện tượng 2 Gen tương tác quy định 1 tính trạng:
+ Hai alen trội A và B nằm trên 2 NST khác nhau sinh ra sản phẩm tương tác với nhau đã qui định tính trạng hoa đỏ (A-B-)
+ Khi chỉ có 1 trong 2 gen trội hoặc không có Gen trội nào thì sẽ qui định hoa màu trắng ( A-bb, aaB-, aabb)
* Sơ đồ lai kiểm chứng:
PT/C:
AAbb (hoa trắng) x aaBB (hoa trắng)
GP: Ab aB
F1: AaBb (100% hoa đỏ)
F1xF1: AaBb x AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2:
Nhóm KG và KH:
9/16A-B- : hoa đỏ
3/16A-bb : hoa trắng
3/16aaB- : hoa trắng
1/16aabb : hoa trắng
9 /16 hoa đỏ : 7/16 hoa trắng
2/Tương tác át chế
*Khái niệm: Là hiện tượng tương tác giữa hai (hay nhiều) gen trong đó một gen qui định tính trạng, gen còn lại là gen ức chế.
Có hai truờng hợp: ức chế trội và ức chế lặn.
*Thí nghiệm: Cho lai hai dòng gà lông trắng thuần chủng khác nhau thu được F1 toàn gà lông trắng. Cho F1 tự phối thu đuợc F2 có 26 con gà lông trắng và 6 con gà lông màu. Giải thích kết quả?
*Giải thích:
Ta thấy tỉ lệ F2 : 26 : 6 13 : 3 có 16 tổ hợp lai nhưng khác tỉ lệ 9 : 3 : 3 1 chứng tỏ các gen phân li độc lập nhưng có sự tương tác với nhau, cụ thể là tuân theo qui luật tương tác át chế trội.
Qui uớc:
C: gà lông màu; c : gà lông trắng
I: át chế C; i : không át
*Sơ đồ lai:
P: CCII (gà lông trắng) x ccii (gà lông trắng)
Gp: CI ci
F1: CcIi (100% gà lông trắng)
F1xF1: CcIi x CcIi
F2: 9C – I – : Trắng
3C – ii : Màu
3cc I - : Trắng
1ccii : Trắng
Tỉ lệ 13 lông trắng : 3 lông màu
3/Tương tác cộng gộp
*Khái niệm: Là hiện tượng khi có hai hay nhiều locus gen tương tác với nhau mỗi alen trội đều góp phần làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình.
*Ví dụ:
-Tác động cộng gộp của 3 gen trội (A, B, C) qui định tổng hợp sắc tố melalin ở người. KG càng có nhiều gen trội thì khả năng tổng hợp sắc tố melanin càng cao, da càng đen, không có gen trội nào da trắng nhất.
*Đặc điểm:
-Tính trạng càng do nhiều Gen tương tác quy định thì sự sai khác về KH giữa các KG càng nhỏ tạo nên một phổ BD liên tục.
-Tính trạng số lượng: là tính trạng do nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường (năng suất như sản lượng sữa, khối lượng, số lượng trứng)
II.Tác động đa hiệu của gen
1.VD:
-VD1: Gen tổng hợp Hb gồm 2 alen
+HbA: Hồng cầu bình thường Cơ thể bình thường.
+HbS: Hồng cầu hình liềm Kéo theo một loạt các biểu hiện khác (Sơ đồ 10.2 SGK)
-VD2: Menđen phát hiện đậu Hà Lan hoa tím thì hạt màu nhạt, trong nách có chấm đen; hao trắng thì hạt màu nhạt, nách lá không có chấm đen.
-VD3: Lai ruồi giấm Morgan cũng thấy ruồi có tính trạng cánh cụt thì nhiều đốt thân ngắn, lông cứng, hình dạng cơ quan sinh dục thay đổi, đẻ ít, tuổi thọ ngắn, ấu trùng yếu…
*Kết luận: Các VD trên có thể được giải thích bằng hiện tượng một gen cũng có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Tương tác gen và gen đa hiệu không phủ nhận mà chỉ bổ trợ cho học thuyết của Menđen.
3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
Nhắc lại các tỉ lệ để chuẩn bị làm bài tập tương tác gen.
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
-Trả lời các câu hỏi cuối bài; làm bài tập trong sách bài tập Sinh học 12.
-Nghiên cứu bài mới.
Tuần: .... Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... Ngày dạy: …..........................
Bài 11: LIÊN KẾT GENVÀ HOÁN VỊ GEN
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn.
- Nêu được thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn và giải thích được cơ sở tế bào học của hoán vị gen. Định nghĩa hoán vị gen.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
Phương tiện: Hình 11 SGK, vẽ sơ đồ bổ trợ.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết mỗi NST mang nhiều Gen. Qui luật phân li dộc lập chỉ xét truờng hợp các gen nằm trên các NST khác nhau. Vậy nếu 2 gen quy định 2 tính trạng cùng nằmg trên một cặp NST tương đồng thì sẽ di truyền theo quy luật như thế nào ?
2.Dẫn HS vào bài mới:
Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầyHoạt động của tròNội dung kiến thức▲Cho HS đọc mục I SGK, nghiên cứu thí nghiệm và rút ra nhận xét.
▲HD HS làm rõ ND.
-Nếu lai phân tích 1 cặp và 2 cặp tính trạng dị hợp cho tỉ lệ FB như thế nào?
-Số tổ hợp lai trong thí nghiệm của Menđen tăng hay giảm so với lai phân tích trong qui luật phân li độc lập?
▲ Cho HS đọc mục II SGK, nghiên cứu thí nghiệm và so sánh với kết quả của thí nghiệm trên, rút ra nhận xét.
▲HD HS làm rõ ND.
-Nếu lai phân tích 2 cặp tính trạng dị hợp cho tỉ lệ FB trong thí nghiệm 1 hoặc trong qui luật phân li độc lập như thế nào?
-Số tổ hợp lai trong thí nghiệm của Menđen tăng hay giảm so với lai phân tích PLĐL hoặc trong thí nghiệm 1?
▲ Cho HS đọc mục III SG