Chào các quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới quý thầy cô giáo án "tác phẩm Đường cách mệnh". Hi vọng sẽ giúp ích cho các quý thầy cô giảng dạy.
Giới thiệu tác phẩm "Đường cách mệnh" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
I. Bối cảnh lịch sử ra đời, chủ đề tư tưởng, kết cấu của tác phẩm
1. Bối cảnh ra đời của tác phẩm
- Tác phẩm Đường cách mệnh được chuẩn bị vào những năm 1925 - 1926 và được xuất bản vào năm 1927. Đây là thời kỳ hoạt động đầy sôi nổi và hiệu quả của Nguyễn Ái Quốc.
- Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người tập hợp những người Việt Nam yêu nước, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Công việc đầu tiên mà Nguyễn Ái Quốc làm là mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Người vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng dẫn lớp học. Thời gian từ 1925 đến 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được 3 lớp với tổng số 75 học viên. Các bài giảng của Người là tài liệu chính cho học viên nghiên cứu, trao đổi.
- Đầu năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp học ở Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách với tên gọi Đường cách mệnh. Sách khổ 13.18, in giấy nến, kiểu chữ viết thường
2. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm
Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tổng kết thực tiễn phong trào cách mạng trong nước và quốc tế, cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản của lý luận cách mạng, làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối của cách mạng Việt Nam
3. Kết cấu của tác phẩm
- Về mặt hình thức: Ngoài lời đề tựa, cuốn sách được phân chia theo từng vấn đề, số trang cũng được đánh theo từng vấn đề, không đánh liền cho cả cuốn sách.Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã tập trung đề cập đến 15 vấn đề tất cả.
- Về kết cấu nội dung: Tác phẩm được triển khai theo 3 nội dung cơ bản: Những vấn đề lý luận cách mạng chung; tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam; xác định phương pháp tổ chức và hoạt động cách mạng.
II. Nội dung cơ bản của tác phẩ
PAGE
PAGE 2
Giới thiệu tác phẩm "Đường cách mệnh" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
I. Bối cảnh lịch sử ra đời, chủ đề tư tưởng, kết cấu của tác phẩm
1. Bối cảnh ra đời của tác phẩm
- Tác phẩm Đường cách mệnh được chuẩn bị vào những năm 1925 - 1926 và được xuất bản vào năm 1927. Đây là thời kỳ hoạt động đầy sôi nổi và hiệu quả của Nguyễn Ái Quốc.
- Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người tập hợp những người Việt Nam yêu nước, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Công việc đầu tiên mà Nguyễn Ái Quốc làm là mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Người vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng dẫn lớp học. Thời gian từ 1925 đến 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được 3 lớp với tổng số 75 học viên. Các bài giảng của Người là tài liệu chính cho học viên nghiên cứu, trao đổi.
- Đầu năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp học ở Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách với tên gọi Đường cách mệnh. Sách khổ 13.18, in giấy nến, kiểu chữ viết thường
2. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm
Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tổng kết thực tiễn phong trào cách mạng trong nước và quốc tế, cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản của lý luận cách mạng, làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối của cách mạng Việt Nam
3. Kết cấu của tác phẩm
- Về mặt hình thức: Ngoài lời đề tựa, cuốn sách được phân chia theo từng vấn đề, số trang cũng được đánh theo từng vấn đề, không đánh liền cho cả cuốn sách.Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã tập trung đề cập đến 15 vấn đề tất cả.
- Về kết cấu nội dung: Tác phẩm được triển khai theo 3 nội dung cơ bản: Những vấn đề lý luận cách mạng chung; tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam; xác định phương pháp tổ chức và hoạt động cách mạng.
II. Nội dung cơ bản của tác phẩm
1. Những vấn đề lý luận chung về cách mạng xã hội
- Trên tờ bìa cuốn sách, ngay dưới tên sách, là câu trích tác phẩm Làm gì? của V.I.Lênin, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của lý luận đối với sự phát triển của phong trò cách mạng nói chung: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động...Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”.
- Trong phần mở đầu cuốn sách, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ: Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. (2) Vì sao cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. (3) Đem cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. (4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta? (6) Cách mệnh thì phải làm thế nào? Để rồi đạt đến mục đích cao nhất là “đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”.
- Đường cách mệnh xác định chuẩn mực đạo đức của những người cách mạng, những người tham gia trực tiếp vào sự nghiệp đầy gian khổ, hy sinh, nhưng vẻ vang của dân tộc. Ở đây, Hồ Chí Minh đã bước đầu thể hiện một quan niệm trở thành triêt lý nhân sinh: Lý luận cách mạng hàm chứa các giá trị nhân văn cao cả; cách mạng là sự nghiệp hào hùng, oanh liệt, vẻ vang, người cách mạng phải có nhân cách, đạo đức và phẩm hạnh thì mới tiếp thu được tinh thần của lý luận, mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng khó khăn.
Nguyễn Ái Quốc nêu ra 23 tiêu chuẩn, quy tụ trong 3 mối quan hệ cơ bản của một con người.
+ Đối với mình, có 14 tiêu chuẩn: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật.
+ Đối với người, có 5 chuẩn mực: Với từng người thì khoan thứ. Với Đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người.
+ Đối với công việc, có 4 tiêu chuẩn: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể.
Những phẩm chất này làm thành các giá trị về nhân cách con người, nhân cách làm người - Một mẫu người mới đang định hình và xuất hiện trong phong trào cách mạng của dân tộc.
- Tác phẩm giải quyết các vấn đề về nguyên nhân dẫn đến cách mạng, các loại cách mạng và vai trò của nó trong lịch sử.
- Về Đảng chính trị. Đường cách mệnh xem đảng cách mệnh, đảng cộng sản là nhân tố quyết định sự thành công của cách mệnh. Người viết: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Luận điểm này của Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định một vấn đề có tính nguyên tắc, đặt nền móng lâu dài cho công tác xây dựng đảng về tư tưởng - lý luận.
- Đường cách mệnh chỉ rõ cách mạng là sự nghiệp của toàn dan tộc chứ không phải của một vài cá nhân. Lần đầu tiên trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã xác định khái niệm lực lượng cách mạng một cách đúng đắn, khoa học dựa vào tiêu chí “bị áp bức”: “Ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết”. Theo tiêu chí đó, Người xếp công nông là “gốc cách mệnh”, không chỉ họ chiếm số đông trong dân chúng mà cơ bản là họ bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, tàn bạo nhất. Nguyễn Ái Quốc coi “học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ” là “bầu bạn cách mệnh của công nông”. Những chỉ dẫn cơ bản này là nền tảng lý luận hình thành khối liên minh công nông và Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
- Đường cách mệnh coi đoàn kết như một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lơi của cách mạng Việt Nam. Theo Người: “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm cách mệnh giai cấp cũng dễ. Và nếu công nông Pháp cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”. Mối quan hệ đó chính là hai cánh của con chim cách mạng bay cao và bay xa.
2. Tổng kết kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới và rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam
- Đường cách mệnhgiới thiệu tính chất, nội dung các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới: Cách mạng Mỹ 1776, cách mạng Pháp 1789, cách mạng Nga 1917. Từ sự phân tích tính chất, nội dung các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận mang tính so sánh với tiến tình vận động lịch sử: Mặc dầu có ý nghĩa to lớn trong tiến trình phát triển của nhân loại, nhưng các cuộc cách mạng này vẫn là những cuộc cách mạng “không đến nơi”, không triệt để. Trong quan niệm của Người, chỉ có cuộc cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để.
Nguyễn Ái Quốc viết: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phuc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới”.
- Việc phân tích các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, đối chiếu với nhu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam: Độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học lớn: Dân tộc ta phải đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga, tức là theo con đường cách mạng vô sản, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
3. Phương pháp tổ chức, hoạt động cách mạng
- Đường cách mệnh giới thiệu công lao to lớn của quốc tế I, Quốc tế II; phê phán đường lối phi mác-xít của những người cơ hội trong Quốc tế II. Nguyễn Ái Quốc vạch rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới và để đảm bảo sự thắng lợi, cách mạng nước ta phải dựa vào Quốc tế III, tức Quốc tế Cộng sản.
- Học tập kinh nghiệm của thế giới, tác phẩm hướng dẫn cách thức tổ chức, vận động quần chúng: Cách mạng Việt Nam phải tổ chức ra các đoàn thể quần chúng như công hội, nông hội, phụ nữ, thanh niên...theo đường lối của cách mạng tháng Mười Nga, của Quốc tế Cộng sản.
Một điều đặc biệt là trong tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã trình bày hoàn chỉnh lý luận về hợp tác xã như một hình thức tổ chức kinh tế - xã hội, có vai trò vận động quần chúng nông dân đứng lên làm cách mạng.
III. Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm
1. Giá trị lý luận
- Thông qua tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc - Người cộng sản Việt Nam đầu tiên - đã trình bày những điều cốt lõi của học thuyết cách mạng Mác - Lênin, phù hợp với điều kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nhiệp lạc hậu. Điều này khẳng định tính phổ biến của các nguyên lý của học thuyết Mác - Lênin trên phạm vi toàn cầu, không chỉ ở châu Âu mà còn cả ở phương Đông, châu Á.
- Tác phẩm đánh dấu một giai đoạn mới trong nhận thức lý luận của Nguyễn Ái Quốc, góp phần phát triển sáng tạo nhiều vấn đề trong lý luận cách mạng Mác - Lênin.
2. Giá trị thực tiễn
- Tác phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tuyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam những năm 20 thế kỷ XX, trong việc kết hợp phong trào yêu nước với chủ nghĩa Mác, tạo lập các tiền đề tư tưởng lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa xuân 1930.
- Góp phần khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc; khẳng định rõ xu hướng lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam, vừa thoả mãn được các nhu cầu khách quan của đất nước, vừa phù hợp với xu thế thời đại sau cách mạng tháng Mười Nga.
- Trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam; tài liệu mẫu mực trong việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, nhất là trong những giai đoạn lịch sử có sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt.
- Nhiều vấn đề có liên quan đến con đường cách mạng, xây dựng, tổ chức, đoàn kết các lực lượng cách mạng, về vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng Đảng vững mạnh, nhất là các chuẩn mực đạo đức của người cộng sản vẫn giữ nguyên tính thời sự trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.