Chào các quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới quý thầy cô giáo án "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Nguyễn Ngọc Thuần". Hi vọng sẽ giúp ích cho các quý thầy cô giảng dạy.
Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng lại với một con người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu gường. Họ cần mỗi buổi tối ghé lại ngồi với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn, và thỉnh thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không...
NGUYỄN NGỌC THUẦN
Sinh năm 1972
Quê quán: Hàm Tân – Bình Thuận
Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Tp. HCM
Hiện sống và làm việc tại TP. HCM
Tác phẩm chính:
- Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Một thiên nằm mộng
- Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ
- Cha và con và tàu bay
Tập sách hay, dễ thương. Hãy tìm đọc nội dung thay vì đọc trước phần giới thiệu sách này viết gì…. Như thế, bạn sẽ càng thích thú hơn với “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ”.
“Truyện về một thế giới của cả trẻ con lẫn người lớn, được kể lại trong giọng kể của một cậu bé 10 tuổi. Và con mắt của cậu bé ở đây cũng như thể một tấm gương, có độ trong đặc biệt, làm người lớn đọc vào mà cảm động và... buồn, vì gương của mình đã đục bớt.”
- Nhà văn Phan Thị Vàng Anh
“Nghĩ ngợi loay hoay, nhân đọc cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Ðọc xong ngẩn ngơ lâu lâu. Văn phong đẹp, trong vắt. Người đọc soi vào đấy, thấy cả những ao ước tuổi thơ mình. Ðúng giọng đúng kiểu trẻ con, không phải giả vờ ngọng nghịu như phần lớn người viết truyện thiếu nhi dễ mắc. Nhưng cũng không tự nhiên chủ nghĩa ú ớ trẻ con mãi. Sau khi đã tạo dựng được một thế giới trẻ con đáng tin cậy,
Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia
sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ
một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao giờ
quay lưng lại với một con người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc.
Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu gường. Họ cần mỗi buổi tối ghé
lại ngồi với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn, và thỉnh
thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không...NGUYỄN NGỌC THUẦN
Sinh năm 1972
Quê quán: Hàm Tân – Bình Thuận
Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Tp. HCM
Hiện sống và làm việc tại TP. HCM
Tác phẩm chính:
- Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Một thiên nằm mộng
- Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ
- Cha và con và tàu bayTác giả giữ bản quyền
Nhà xuất bản Trẻ xuất bản theo Hợp đồng sử dụng tác phẩm 2008-2013.
Bản quyền ebook © Romance Book, 2013.
ISBN: 978-604-1-00612-6Tập sách hay, dễ thương. Hãy tìm đọc nội dung thay vì đọc trước phần giới thiệu sách này viết
gì…. Như thế, bạn sẽ càng thích thú hơn với “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ”.
“Truyện về một thế giới của cả trẻ con lẫn người lớn, được kể lại trong giọng kể của một cậu
bé 10 tuổi. Và con mắt của cậu bé ở đây cũng như thể một tấm gương, có độ trong đặc biệt,
làm người lớn đọc vào mà cảm động và... buồn, vì gương của mình đã đục bớt.”
- Nhà văn Phan Thị Vàng Anh
“Nghĩ ngợi loay hoay, nhân đọc cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Ðọc xong ngẩn ngơ lâu
lâu. Văn phong đẹp, trong vắt. Người đọc soi vào đấy, thấy cả những ao ước tuổi thơ mình.
Ðúng giọng đúng kiểu trẻ con, không phải giả vờ ngọng nghịu như phần lớn người viết truyện
thiếu nhi dễ mắc. Nhưng cũng không tự nhiên chủ nghĩa ú ớ trẻ con mãi. Sau khi đã tạo dựng
được một thế giới trẻ con đáng tin cậy, tác giả khéo lồng vào đó chất lãng mạn tuyệt vời khiến
những ai từng là trẻ con đều phải bâng khuâng.”
- Nhà văn Hồ Anh Thái
“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã thật sự là một cú đúp ngoạn mục về văn chương: Mỗi truyện
ngắn nho nhỏ trong đó đã là một truyện tặng cho bạn đọc trẻ thơ, lại vừa là một truyện dành
cho người lớn. Bởi chúng nhiều tầng nghĩa, giàu chất thơ, và có lẽ, bởi cả tác phẩm chính là
kết quả cái nhìn độc đáo của một chủ thể thi sĩ viết văn xuôi, với động thái đắm đuối nhị
nguyên rất mới lạ: vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ... nhìn ra thế giới. Và chỉ để phát hiện ra rằng
''thế giới'' chính là tất cả những gì thân thuộc, thân mến nhất ngay ở trước mắt: khu vườn nhỏ
cạnh cửa sổ nhà mình, cuộc sống hàng ngày êm đêm của cha mẹ, bạn bè, cô giáo, hàng xóm
láng giềng kế bên, và... thật thú vị, ở ngay trong trái tim của chính mình, khiến mình phải viết...
ra giấy, cho chính mình trước hết.”
- TS Nguyễn Thị Minh Thái
Mục lục
Những âm thanh đẹp nhất
Ghét cái răng khểnh
Thương nhớ ngón tay
Tình yêu
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Ðôi guốc của cô giáo Hà
Truớc khi đi học về, hãy để quên một cái gì đóMột ngày kinh hoàng
Kẻ lạ
Những ngày mưa
Người khách lạ đến viếng khu vuờn
Ngày bí mật
Bà Ma-xơ đàn
Một lỗi lầm
Những ngày bình thuờng
Những người lạ
Bi kịch
Ông lang vuờn
Thay đoạn kết
Những âm thanh đẹp nhấtNăm nay tôi 10 tuổi. Có nghĩa là trước đây 10 năm tôi vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Mỗi khi đi
đâu, mẹ mang tôi đi. Tôi chưa biết khóc. Một đứa trẻ khi nằm trong bụng mẹ chắc chắn là
không biết khóc. Tôi muốn các bạn tưởng tượng điều này. Lúc đó chúng ta như thế nào nhỉ?
Chúng ta không có ai làm bạn, ngoài mẹ ra. Cho nên bố tôi nói, một đứa trẻ ra đời là một sự
may mắn; ngày tôi ra đời là ngày tôi may mắn có thêm bạn mới... Chẳng hạn, làm sao tôi có thể
quen thằng Tí và chọn nó làm bạn thân nếu tôi không ra đời?
Cũng theo lời bố tôi nói, một đứa trẻ khi ra đời, bà mụ sẽ đập đập vào mông gọi nó dậy.
Khi còn nằm trong bụng mẹ, nó ngủ. Có nhiều đứa phải đánh đến bốn năm cái, thật buồn cười
vì nó cứ tưởng vẫn còn đang nằm trong bụng mẹ.
Tôi là một trường hợp như vậy. Tôi ngủ rất say. Bà mụ phải đánh đến bảy lần. Mẹ tôi nói
những đứa như vậy rất lì và hình như tôi cũng thấy đung đúng. Ở lớp, tôi nói xạo tụi bạn, bà mụ
đánh tôi đến năm mươi chín lần!
- Trời ơi, cái mông mày phải sưng to lắm. - Chúng trợn mắt tròn lên.
Hôm sau chúng khoe với tôi, mẹ chúng nói, bà mụ đánh chúng đến một trăm cái. Có đứa
còn nói hai trăm. Thật không tưởng tượng nổi cái mông. Con Hồng mít ướt đụng một chút là
khóc nhè còn dám nói đến bốn trăm cái. Chúng tôi cười ồ lên. Thằng Toàn thành thật nói: “Tao
có hai cái à”. (Hồi nãy nó nói hai trăm). Ðứa khác thì ba cái, bốn cái, còn con Hồng mới đẻ ra
đã khóc rồi. Hai con mắt nó mở to lên, thế là nó khóc. Bà mụ rảnh tay, không phải nhọc công.
Bạn có khi nào hỏi mẹ mình chuyện này chưa? Tôi nghĩ sẽ rất thú vị. Bạn sẽ biết về mình
lúc mới chào đời. Bạn có biết mở mắt nhìn bố mẹ không? Bạn bao nhiêu kí? Khi ngủ, bạn khóc
mấy lần trong một đêm? Bạn có tóc không, màu gì? Cả trăm chuyện để biết về mình. Nhưng tôi
muốn nói với bạn một điều, chúng ta phải bí mật. Chuyện đó phải riêng tư. Khi bạn giữ một
điều bí mật về mình hay về ai đó, bạn sẽ không bao giờ quên. Những chuyện bạn nói ra rồi,
bạn sẽ quên mất. Tôi dám chắc như vậy. Và còn một điều nữa, bạn phải tăng số lần bà mụ đánh
lên, bởi vì như bố tôi nói, chúng ta không bao giờ có cơ hội được bà mụ đánh lần thứ hai.
Chúng ta chỉ được khóc một lần khi chào đời, một cái khóc dễ thương nhất. Bố tôi vẫn nhớ mãi
cái ngày tôi khóc. Tức cái ngày tôi chào đời. Mẹ tôi nói: “Anh ơi! Hình như em sắp sinh em
bé”. Bố tôi hoảng hốt ẵm mẹ đặt lên xe rơm. Ngặt một nỗi, con bò không có ở đó. Bố đã nhờ
cậu tôi dắt nó đi ăn cỏ. Thế là một mình, bố kéo xe xuống thị xã. Dọc đường, mẹ cắn rơm chịu
đau không la một tiếng. Bố tôi nói: “Em cứ la lên, không sao cả!”. Mẹ vẫn không la. Bố nói mẹlà người cừ nhất!
Khi kể cho tụi bạn nghe chuyện này, chúng cũng bảo mẹ chúng không la. Các bạn đừng cho
là chúng nói xạo nhé. Mà phải cho đó là một điều bí mật. Những điều bí mật sẽ cho chúng ta
nhớ mãi, không quên.
Và mọi chuyện như tôi đã kể, bà mụ đánh tôi bảy cái. Bố thốt lên sung sướng: “Trời ơi,
con trai. Cái thằng này nó lì lắm đây! Sao tôi ghét nó quá”. Nói rồi ông hôn vào cái miệng
đang khóc của tôi. Ông còn áp tai vào cái miệng đang khóc của tôi. Mặc cho người ông dính
đầy đất cát cùng những giọt mồ hôi của ông nhỏ vào mặt tôi. Bố tôi nói, chưa bao giờ bố thấy
tôi xinh đẹp như vậy. Những ngày làm việc vất vả trên đồng, bố không ngớt tưởng tượng về tôi.
Bố nghĩ mặt tôi sẽ dài lắm. Cái miệng thì thật to. Ðôi tay săn chắc. Bố đã nuôi sẵn một con bò
dành cho tôi cỡi rồi mà. Nhưng eo ôi, cái tay tôi bé xíu. Da thịt tôi mỏng tanh. Bố lấy tay tôi
đặt lên mặt bố, rồi bố cứ nằm im như vậy. Bố nói, chưa bao giờ có một bàn tay bé xíu đặt lên
mặt bố. Bé lắm. Bé khủng khiếp. Nhìn thấy tôi, bố cứ tưởng tượng như đang lạc vào xứ sở của
người tí hon. Mà ở xứ sở của người tí hon thì người ta không vội vàng được. Ví như từ nhà đếntrường, bạn đi vèo một cái là xong. Ở người tí hon thì không phải vậy, họ phải đi một năm. Họ
không vội vàng được. Trước một đứa bé, cũng như xứ sở người tí hon, bố không vội vàng
được. Muốn ẵm tôi lên, bố phải từ từ. Bố nói, ẵm một đứa bé còn mệt hơn cày một đám ruộng.
Bởi vì đám ruộng bạn có thể sửa chữa nó, còn đứa bé thì không. Nó cũng không biết nói: “Ối
tôi đau quá. Con kiến nó cắn mông tôi!”.
Vậy đó, cái ngày tôi chào đời. Và bố muốn được nghe tôi khóc. Buổi tối, bố phải đi nhẹ
chân - một nỗi khổ của bố. Bố tôi khỏe lắm, cái gì chạm phải tay ông đều kêu rổn rảng. Muốn
đi nhẹ là việc cực kỳ khó khăn. Nhưng vì tôi, bố đã tập dần. Bố nói, giấc ngủ của đứa bé đẹp
hơn một cánh đồng. Ðêm, bố thức để được nhìn thấy tôi ngủ - cánh đồng của bố. Bố rất tiếc
không được biết bà mụ đánh bố bao nhiêu cái, bố có hay khóc không? Ông bà nội tôi mất sớm.
Khi đó bố còn rất nhỏ nên chẳng được nghe ai kể lại. Những người thân trong gia đình là
những người nhớ về mình nhiều và đầy đủ nhất. Những người giữ bí mật của mình.
Ngày tôi ra đời, bà mụ hỏi bố:
- Ðặt tên cậu ấm là gì nào?
Cậu ấm có nghĩa là một cậu bé sung sướng. Bà muốn tôi được sung sướng.
Bố tôi choàng dậy:
- Ừ nhỉ, sao tôi quên khuấy mất. Tôi cứ tưởng tượng về nó mãi, đâm quên.
Theo bố tôi, cái tên quan trọng lắm. Bởi nó là cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi
trong suốt cuộc đời một đứa trẻ. Ðứa trẻ này khác với đứa trẻ kia trước tiên là một cái tên. Khi
nhớ một cái tên tức là ta nhớ về một con người có cái tên đó. Không gì tuyệt diệu hơn khi mình
gọi tên người thân của mình. Mẹ là cái tên chung cho tất cả những ai làm mẹ. Khi ai đó gọi mẹ
ơi, tức mình hiểu người phụ nữ đó đã làm và yêu thương những công việc giống mẹ mình. Mẹ
cũng là một cái tên đẹp nhất, bao giờ cũng dịu dàng. Một người tên Dũng, mình sẽ nghĩ không
phải là con gái. Người tên Loan, sẽ không phải là con trai. Khi mình lớn, cái tên vẫn đi theo.
Mình sẽ giữ nó như một kỷ niệm về người bố và người mẹ. Ðó cũng là tình cảm ưu ái mà bố
mẹ muốn dành cho.
Bố tôi nói với bà mụ:
- Tôi muốn nó một cái tên thật hùng dũng.
- Vậy tên Dũng nhé!
- Tôi muốn nó phải thông minh nữa.
- Vậy thì Trí Dũng.
- Tôi còn muốn nó phải có hiếu nữa kia.Và cuối cùng cái tên của tôi cũng được đặt xong. Một cái tên thật dài nhưng tôi luôn nhớ.
Bố tôi nói:
- Không có gì đẹp bằng cái tên của mình. Một cái tên là một tình thương lớn.
Bạn tên gì vậy? Có khi nào bạn hỏi bố mẹ tại sao bạn lại có cái tên đó không? Tôi tin rằng
bạn sẽ được nghe một câu chuyện thật dài về nó. Ðó là một bí mật về bạn. Một bí mật mà chỉ
bố và mẹ bạn biết. Và chỉ khi đó bạn mới biết tại sao một cái tên lại là một tiếng nói đẹp đẽ
nhất.Ghét cái răng khểnhTôi có một cái răng khểnh. Khi đến trường, tụi bạn bảo đó là cái răng bừa cào. Mỗi lần tôi
cười chúng cứ chỉ vào đó:
- Ha ha, bừa cào kìa! Mày cho tao mượn về chải chí đi!
Từ đó, tôi không dám cười nữa. Tôi rất đau khổ. Tôi ghét những đứa có hàm răng đều.
Chúng còn chỉ vào mặt tôi nói: “Đó là vì mày không chịu đánh răng. Những người đánh răng,
răng mòn đều”.
Một hôm, bố tôi hỏi:
- Sao dạo này bố không thấy con cười?
Tôi nói:
- Tại sao con phải cười hả bố?
- Ðơn giản thôi. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. Khuôn mặt đẹp nhất là nụ cười.
- Nhưng khi con cười sẽ rất xấu xí.
- Tại sao vậy? Bố ngạc nhiên. Ai nói với con?
- Không ai cả, nhưng con biết nó rất xấu, xấu lắm bố ơi!
- Bố thấy nó đẹp. Bố nói nhỏ con nghe nhé! Nụ cười của con đẹp nhất!
- Nhưng làm sao đẹp được khi nó có cái răng khểnh?
- Ái chà! Bố bật cười. Thì ra là vậy. Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với
những đứa bạn. Ðáng lý con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kỳ lạ riêng. Có người
có một đôi mắt rất kỳ lạ. Có người có một cái mũi kỳ lạ. Có người lại là một ngón tay. Con hãy
quan sát đi rồi con sẽ thấy. Con sẽ biết rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.
Tôi biết một điều bí mật về cô giáo: cô có cái mũi hồng hơn những người khác. Và tôi đã
nói điều đó cho cô hay. Cô ngạc nhiên lắm.
- Thật không? Cô trợn mắt.
- Em nói thật! Mũi cô rất hồng. Em còn phát hiện một điều nữa, khi trợn mắt, mắt cô thật
to. Những người có con mắt nhỏ không làm được như vậy đâu. Bố em nói đó là một điều bí
mật. Cô đừng nói cho ai biết nhé. Khi cô nói điều bí mật ra, cô sẽ quên cái mũi cô ngay.
- Vậy à! Em có nhiều điều bí mật không?
- Dạ có. Nhưng em sẽ không kể cho cô nghe đâu. Em sợ em sẽ quên nó.
- Không sao đâu. Khi em kể điều bí mật cho một người biết giữ bí mật thì bí mật vẫn còn.
Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.Và tôi đã kể cho cô nghe bí mật của tôi. Tôi cũng muốn kể cho các bạn nghe nữa, vì như
vậy các bạn sẽ giữ giùm tôi một điều bí mật; khi tôi và bạn gặp nhau, bạn sẽ nhớ bí mật đó.
Chuyện là như vầy: ngày xửa ngày xưa ở một khu làng nọ, có một đứa bé luôn cười suốt ngày.
Các bạn biết tại sao không, tại vì nó có một cái răng khểnh!Thương nhớ ngón tayChú Hùng là người cùng làng hay sang nhà tôi uống trà với bố. Chú có cái hàm to, bạnh ra như
một con cọp. Chú khỏe lắm. Chú có thể chạy bộ nhiều tiếng đồng hồ mà không mệt. Những
buổi sáng, chú hay chui đầu vào cái mền tôi đang đắp hỏi:
- Có ai ở nhà không?
Tôi nói:
- Có, có...!
- Sao tui không thấy ai mở cửa vậy cà. Hình như đi vắng phải không? Chú gầm ghè.
Tôi nói:
- Tui cũng không biết nữa chú hai ơi!
- Vậy ai lên tiếng với tôi vậy cà?
- Ðó là cái nhà. Tui là cái nhà đây!
Chú rờ rờ lên người tôi:
- Vậy cái cửa sổ đâu? Sao tui tìm hoài không thấy cái chốt hè! Ô! Ðây có phải là cái chốt
không?
Tôi hét lên:
- Không phải, đó là con cu!
Hai chú cháu ồ lên cười. Tôi ôm lấy cổ chú và cứ như thế, chú đi thẳng ra bàn, không hề
vịn tôi. Chú nói:
- Tui cõng cái nhà, mệt quá!
Sáng nào cũng vậy, chú đều sang chơi. Tất nhiên mỗi lần sang chú đều chọc ghẹo tôi như
vậy. Có hôm chú nói:
- Cái gì nằm trong mền vậy, có phải là cái bánh xèo không? Tui đói bụng quá!
Tôi hét lớn:
- Không. Tui là con cọp!
- Nếu là con cọp, cho tôi xem cái chân!
Thế là chú vờ ăn cái chân của tôi.
Một buổi sáng tôi đều nằm nán lại chờ chú. Tôi luôn nghĩ mình phải đóng vai gì để chú
cười to nhất. Tôi yêu giọng cười của chú lắm! Nằm trong mền, tiếng cười thật vang. Nó cứ âm
âm trong đầu tôi như một bài hát. Có một bữa sáng nọ, chú không ghé: tôi chờ mãi đến sốt cả
ruột. Bố tôi nói:- Dậy đi con, chú Hùng chắc bận.
Tôi vẫn cứ nằm chờ. Tôi biết chú sẽ nhớ. Ðến khoảng chín giờ chú chạy vụt vào nhà, hét
lớn:
- Ối trời ơi! Cái bánh của tôi thiu mất!
Tôi nói:
- Sao chú không qua gọi con?
Chú nói:
- Cho chú xin lỗi cái bánh nhé, chú bận, cho nên cái bánh mới khét như vầy nè!
Thế là tôi cười xòa “tha thứ” cho chú.
Thỉnh thoảng chú hay vật tay với tôi. Chú có cánh tay to lắm, từng cái cơ vồng lên như
những trái núi nhỏ. Tuy vậy, chú luôn thua tôi trong trò này. Chú nói:
- Ôi, tui mệt quá! Nhấc cái tay lên không muốn nổi, tại sao vậy cà? Tui nhớ là cái tay tui
rất bự. A! Chắc là tui không được mưu trí!
Chú nằm xụi xuống mặt bàn, mặt thiểu não. Rồi chú bật dậy, hét lớn:
- À! Tui biết rồi, tại vì sáng ngủ dậy, tui không chịu đánh răng!
Tôi biết chú nhắc khéo tôi. Ghê lắm!
Từ nhà tôi sang nhà chú chỉ độ dăm mét nên chú gọi tôi là người láng giềng. “Người láng
giềng đi đâu đó. Có phải đi tìm người láng giềng là tui không?”. Bố tôi gọi chú là người nhà
vì việc lớn nhỏ chú đều làm giùm, và khi làm thì rất cẩn thận. Chú đóng hàng rào rất khéo, dây
kẽm gai căng như dây đàn.
Bàn tay phải của chú chỉ có bốn ngón. Chú nói đó là vì chiến tranh. Một viên đạn bay
ngang cắt đứt nó. Chú là người may mắn, nhiều người đứt cả bàn tay, bàn chân. Như ông Tư
xóm tôi, chỉ còn khúc mình, ông buồn lắm. Chú nói chú cụt một ngón tay còn buồn, huống gì
ông Tư.
Có một lần chú cõng tôi ra cồn, chỉ vào một lùm cây, nói ngón tay chú nằm chỗ này. Mỗi
lần đi ngang đó chú đều nhớ ngón tay, nhớ khủng khiếp. Cho nên chú hay tránh con đường đó,
nó khiến chú nhớ lúc còn lành lặn. Một cơ thể lành lặn bao giờ cũng thật đẹp. Những con
người mất đi một phần cơ thể là mất đi những niềm vui. Thay vì vui mười ngón, chú chỉ còn
niềm vui chín ngón. Ngón thứ mười trở thành nỗi buồn.
Tôi ôm lấy cổ chú, chú hỏi:
- Cháu còn mấy ngón vậy?
Tôi hãnh diện nói:- M.ư.ờ.i...
- Cho chú đếm xem.
Tôi xòe bàn tay ra
- Một, hai, ba... Chú thốt lên. Ðúng rồi! Mười! Cháu hơn chú những một ngón.
Lần đầu tiên tôi thấy một niềm vui từ thân thể mình, và tôi cũng hiểu nỗi buồn của những
người không còn đầy đủ thân thể.
Tôi sang nhà ông Tư. Tôi không dám vào nhà, cứ thập thò bên cửa sổ. Ông hỏi:
- Ai đó?
Tôi nói:
- Con đây, con là thằng Dũng.
Tôi từ từ đi vào nhà, ngồi xuống bộ ván.
- Có gì muốn nói với ông phải không? Ông hỏi.
Tôi ấp úng:
- Con muốn hỏi... ông có nhớ, nhớ...
- Nhớ cái gì? Con cứ nói đi, đừng sợ.
- Ông có nhớ bàn tay và bàn chân không?
Ông Tư im lặng nhìn tôi. Tôi nói tiếp:
- Con biết ông nhớ lắm!
- Ừ. Ông nhớ - Ông chớp chớp đôi mắt - Những ngày nằm ở đây, ông luôn nhớ.
- Thế thì ông có đến cái chỗ mà bàn tay bàn chân của ông nằm lại không?- Chưa. Ông chưa ghé bao giờ. Nhưng ông sẽ không bao giờ quên đâu. Từ lâu, ông ước
mơ được ghé lại thăm một lần nhưng chưa tiện nói ra. Ông sợ chị Hồng của con (tức con ông
Tư) nhọc công. Với lại, khi nhắc đến, chị của con sẽ buồn lắm. Ông luôn sợ chị Hồng của con
buồn.
- Thế chỗ đó có xa không ông?
- Không. Ngay trường con đó.
- Ngay trường của con?
- Ừ. Năm đó ông bảo vệ lớp học. Khi nghe tiếng máy bay, ông đã dẫn cả lớp xuống hầm
trú. Không ngờ có một thằng bé vì quá sợ chui xuống gầm bàn nên ông đã bỏ sót. Khi đếm lại
thấy thiếu một người, ông vội vàng chạy lên tìm.
- Ông có tìm thấy nó không?
- Có. Ông bế nó lên, người nó mềm nhũn. Ông nói đừng sợ nhưng biết chắc rằng nó đang
sợ lắm. Rồi bỗng dưng một trái bom rơi xuống. Ông không còn biết gì. Trước đó ông định ép
nó vào người, ông định ép nó vào ngực mình nhưng không kịp. Một luồng sáng lóe lên như cắt
đứt đôi tay của ông. Khi ông tỉnh lại thì đứa bé đã chết rồi. Ông còn sống được là bởi vì ông là
người lớn, sức chịu đựng tốt hơn. Người ta nói khi ẵm đứa bé lên, bàn tay của ông vẫn còn trên
người nó.
Tôi rùng mình:
- Lúc đó nó đã bị cắt khỏi người ông rồi phải không?
- Ừ, người ta đã chôn bàn tay và bàn chân của ông dưới một hố bom. Sau đó lấp đất lại,
trồng lên trên đó một cây dừa.
- A! Con biết chỗ đó rồi.
- Ừ. Con hãy đến thăm nó giùm ông nhé, giống như con đã đến thăm ông vậy, vì đó là một
phần cơ thể của ông còn nằm lại.
Tôi gật đầu:
- Con sẽ đến thăm nó giùm ông, con sẽ nói với mọi người, dưới gốc dừa có bàn tay của
ông để lại lúc ẵm một đứa bé.
- Con nhớ nói đứa bé vẫn còn sống nhé!
- Tại sao vậy ông?
- Ông cũng không biết nữa - ông thở dài - có lẽ khi nói cứu sống được một đứa bé, sẽ tốt
đẹp hơn. Ông rất ân hận khi đã lỡ nói với con đứa bé đã... Nhiều năm qua rồi, ông vẫn muốn
nó được cứu sống kia.- Con hứa, con sẽ nói...
- Ừ. Nhớ nhé. À, cây dừa có sai trái không?
- Có, ông ạ. Nó rất ngọt. Nhưng con biết vì sao nó ngọt rồi.
- Tại sao vậy?
- Nó trả công ông đó. Ðúng rồi! Con sẽ nói với tụi bạn rằng dưới cây dừa có một điều bí
mật. Chúng sẽ trố mắt hỏi Cái gì vậy? Con sẽ giả vờ như suy nghĩ một chút. Sau đó mới nói là
vì dưới cây dừa có một bàn tay!
Ông Tư bật cười:
- Con làm ông hồi hộp quá! Con cho ông xem bàn tay của con đi.
Tôi xòe mười ngón ra. Ông khen:
- Ôi! Chúng thật dễ thương. Ông ước gì được một ngón.
Tôi nói:
- Con sẽ cho ông ngón út. Con kể bí mật này cho ông nhé, trong mười ngón tay, con thương
nhất là ngón út. Nó là ngón thiệt thòi nhất, bé tí. Nó yếu nữa. Ông thấy không, nó nhúc nhích rất
chậm, vậy mà lâu lâu con còn cắn nó một cái. Nhưng mà thôi, con sẽ cho ông mười ngón.
- Làm sao ông lấy được.
- Dễ lắm. Thỉnh thoảng con sẽ chạy sang đây. Ông chỉ việc kêu lên “bàn tay ơi lấy cho tui
cái bánh”. Thế là bàn tay sẽ chạy đến lấy cho ông ngay.
Ông cười khà khà:
- Ôi hay quá! Thật là hấp dẫn, vậy mà ông không nghĩ ra được. Ðể ông thử nhé! - Ông
hắng giọng rồi sôi nổi nói - Bàn tay ơi!
- Ơi! Có tui đây! - Tôi nói to. Tui là bàn tay đây! Bàn tay xin tuân lệnh hoàng thượng!Tình yêuChú Hùng yêu cô Hồng - con ông Tư. Chuyện đó cả xóm ai cũng biết. Mẹ tôi nói chú Hùng
mắc cỡ. Khi mắc cỡ mặt chú cứ đen xì ra. Tôi đã nhìn thấy mặt chú đen xì rồi, nhìn ngộ lắm.
Ðôi tai lại đỏ rực.
Tôi cũng biết một bí mật về chú, chú sợ cô Hồng. Cứ thấy mặt cô Hồng là sợ. Hay vậy
đấy. Ngoài cô Hồng ra, chú không sợ gì hết. Cô Hồng đi làm trên tỉnh, mặc áo dài, lúc thì màu
xanh, lúc thì màu đỏ. Chú nhờ tôi nói với cô Hồng là mặc áo dài màu xanh sẽ đẹp hơn. Cô
Hồng ứ lên một cái, bảo tôi:
- Ai bắt không biết nữa! Nhớ về nói như vậy nhé.
Tôi trợn mắt:
- Nói làm sao hả cô?
- Thì nói như vậy đó!
- Nhưng cô có gì nói đâu?
- Có chứ. Con cứ nói với chú Hùng là cô Hồng nói “ai bắt không biết nữa”. Vậy đó là chú
Hùng hiểu liền. Nhắc lại cho cô nghe đi.
Tôi bật cười, nhắc lại:
- Ai bắt không biết nữa!
Cô Hồng gật đầu:
- Ừ, ừ. Giỏi lắm! Cô cho cây kẹo nè, lần sau cô sẽ cho nhiều hơn!
Thế là cô đi lên tỉnh. Một tháng về nhà chỉ hai lần. Lần nào về, cô cũng mặc áo dài xanh
tuyệt đẹp. Mẹ tôi nói ở làng chỉ có mái tóc cô Hồng là mượt nhất. Hồi còn con gái, tóc mẹ
không được mượt như vậy. Tôi cũng có nghe chú Hùng khen. Chú nói nhìn mái tóc cứ tưởng
như một ngọn suối. Mẹ tôi đi ngang nghe được, cười khúc khích, đùa:
- Ôi! Nếu như thế nó sẽ chảy hết, còn gì...
Từ đó, mỗi lần gặp cô Hồng, tôi cứ tưởng tượng một ngày nào đó, tóc cô bỗng “chảy” hết,
chỉ còn cái... sọ dừa! Thế là tôi cười tủm tỉm. Tôi có cảm giác như mình vừa biết một bí mật
của cô Hồng. Có một lần dại miệng, tôi kể cho chú Hùng nghe. Chú cười ngất. Nhưng sau đó
chú bảo tôi không được kể cho ai nghe. Chú sẽ buồn lắm! Ðó là điều bí mật chỉ có tôi và chú
biết thôi. Và tôi đã hứa với chú.
Những hôm cô Hồng về, chú cứ đi lảng vảng trước nhà ông Tư. Mặt chú đen xì xì. Mẹ tôi
nói:- Cái thằng, yêu người ta thì phải nói cho người ta biết, người ta vui. Có gì mà sợ?
Tôi nói:
- Ðể con nói cho!
Tôi chạy vù vào nhà cô Hồng. Tôi nói:
- Cô Hồng ơi, chú Hùng đợi cô ngoài trước kìa!
Cô Hồng bận áo dài xanh đi ra. Chú Hùng đã chạy mất tích.
Sáng hôm sau, khi chú Hùng chui đầu vào mền của tôi, hỏi:
- Có ai ở nhà không vậy cà?
Tôi nói:
- Có. Tui đây. Tui là cô Hồng. Tui ghét chú Hùng lắm. Chú Hùng yêu tui mà không chịu
nói để tui mừng.
Chú Hùng ôm chặt lấy tôi, hét lớn:
- Ôi, tui yêu cô Hồng quá! Nhưng sao cái đầu cô Hồng trọc lóc thế này?Hai chú cháu cười ngất. Chú lấy mền trùm kín người tôi. Sau đó chú còn ăn cái chân tôi.
Tôi nói:
- Chú nói yêu cô Hồng, cô sẽ không la chú đâu.
- Thật không? - Chú Hùng hỏi.
- Thật mà, cháu đã nói rồi!
- Nói cái gì?
- Cháu nói cháu yêu cô Hồng lắm! Cô còn cho kẹo. Cô cũng nói yêu cháu nữa. Mẹ cháu
nói, khi yêu ai phải nói cho người ta biết, người ta rất mừng. Cô Hồng sẽ mừng lắm khi nghe
cháu nói, cháu yêu cô!
- Ừ. Chú sẽ nói yêu cô Hồng!
Tôi nhảy cỡn lên, vòng tay qua cổ chú. Chú đi thẳng ra bàn. Tôi nói:
- Cháu cũng yêu chú nữa!
- Ừ, chú yêu cháu!
- Hay quá chú hé! Cháu yêu chú, chú yêu cô Hồng, cô Hồng yêu mẹ cháu, mẹ cháu yêu bố
cháu, bố cháu yêu cháu.
Chú Hùng gật đầu:
- Ừ. Người này yêu người kia.
- Cháu còn yêu ông Tư.
- Ừ. Chú cũng vậy.
Ba tháng sau, chú Hùng và cô Hồng làm đám cưới. Ðứng bên cô Hồng, mặt chú vẫn đen
xì, nhưng trông hiền lắm. Chú ẵm tôi lên chụp hình. Khi chụp hình, chú hỏi:
- Tôi chụp hình với ai vậy cà?
Tôi nói:
- Tui là cô Hồng.
Chú cốc đầu tôi:
- Cái thằng. Tui yêu cô Hồng lắm, chịu chưa?
Bố tôi tặng chú Hùng nguyên một con bò, cột dây dẫn lên sân khấu đàng hoàng. Trên sừng
con bò có một cái nơ đỏ. Chú Hùng bảo bố tôi:
- Anh sang quá!
Bố cười ha hả. Chưa bao giờ tôi thấy bố tôi vui như vậy. Bố không ngớt nói chuyện. Khi
nói chuyện, bố còn nhổ cả râu cằm.
Ông Tư thấy tôi hét lên:- Cái tay tui đâu?
Mọi người giật mình quay lại, chưa hiểu thế nào thì tôi đã hét còn to hơn:
- Có. Tui đây. Tui là cái tay đây. Cái tay xin tuân lệnh hoàng thượng.
Mọi người hiểu ra chợt cười ồ. Tôi chạy đến ghé sát vào tai ông Tư:
- Sao ông tiết lộ điều bí mật giữa ông và cháu?
Mặt ông Tư hồng lên vì vui, ông nói:
- Không sao cả con trai, khi điều bí mật là niềm vui, thì tại sao ta không tiết lộ cho mọi
người cùng biết?
Tôi gật đầu:
- Nhưng sao ông không nói cho con biết, con muốn mình là người tiết lộ điều bí mật kia.
Ông gật đầu:
- Ừ, ừ. Ông quên, ông nợ con một điều bí mật.
Ðến chiều tối, đám cưới mới xong. Tôi vẫn nấn ná bên nhà chú Hùng, không chịu về. Bố
chạy sang gọi tôi lần thứ hai, tôi vẫn lưỡng lự. Bố hỏi:
- Cái gì vậy con?
Tôi im lặng. Tôi không biết ngày mai chú Hùng có gọi tôi dậy nữa không. Về đến nhà, tôi
nhảy lên giường của mình nằm, tự hứa, chú Hùng mà không sang gọi, tôi sẽ nằm mãi. Tôi sẽ
nằm cho đến lúc người tôi tê cứng mới thôi.
Vậy là chú Hùng đã theo cô Hồng mất rồi!Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổNhà tôi có khu vườn rất rộng. Bố trồng nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra
vườn, hai bố con thi nhau tưới. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất
vừa tay. Bố lại lấy hộp lon gò thành cái vòi sen nữa. Bố hay bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn
tôi đi chạm từng bông hoa một. Bố nói:
- Ðố con hoa gì?
Tôi luôn nói sai. Nhưng bố nói không sao cả, dần dần tôi sẽ nói đúng. Những buổi chiều
tôi hay nhắm mắt sờ những bông hoa rồi tập đoán. Tôi đoán được hai loại hoa: hoa mồng gà và
hoa hướng dương. Bố cười khà khà khen tiến bộ lắm! Một hôm khác, tôi đoán được ba loại
hoa. Bố nói:
- Phen này con sẽ đoán được hết các loại hoa của bố mất thôi!
Và đúng như vậy, không bao lâu, tôi đã đoán được hết vườn hoa. Từ trong nhà ra ngoài
vườn, tôi có thể chạm bất cứ loại cây nào và nói đúng tên của nó. Tôi cũng đã thuộc khu vườn.
Tôi có thể vừa nhắm vừa đi mà không chạm vào vật gì. Những lúc rảnh rỗi, bố hay đứng trong
vườn rồi đố tôi tìm ra bố. Bố nói:
- Bố thấy con hé mắt!
Tôi cãi lại:
- Không! Con không có hé mắt. Con biết chỗ cây hoàng lan mà!
- Thật không? - Bố giả vờ nghi ngờ.
Trò chơi này không chỉ diễn ra ngoài vườn mà còn trong nhà. Bố hay giấu cục kẹo đâu đó
rồi đố tôi, và lần nào tôi cũng tìm thấy. Bố còn đố khi tôi nhắm mắt, bố đứng cách tôi bao xa.
Lúc đầu tôi luôn đoán sai nhưng sau thì đúng dần. Mỗi lần như thế, bố đều lấy thước ra đo
đàng hoàng.
Bây giờ, khi đang còn vùi đầu trong mền, tôi vẫn biết bố đang cách xa tôi bao nhiêu mét
khi chỉ cần nghe tiếng bước chân. Trò chơi này làm chú Hùng ngạc nhiên lắm. Chú cứ hay nghi
ngờ rằng không thể được, cháu đã ăn gian. Cháu hé mắt. Thế là tôi lại lặp trò chơi cho đến khi
chú phải thốt lên:
- Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần!
Trò chơi này, tôi có một kỷ niệm đáng nhớ. Sau nhà tôi có một con sông nhỏ. Những ngày
nghỉ bố hay dẫn tôi ra đó tắm. Bố tôi bơi giỏi lắm. Bố có thể lặn một hơi dài đến mấy phút.
Hôm đó, khi cả nhà đang ăn cơm thì bỗng nghe một tiếng hét lớn. Sau đó hoàn toàn im lặng.Mọi người nhìn quanh, không biết tiếng hét xuất phát từ hướng nào. Nhưng tôi đã nói ngay:
- Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!
Mẹ tôi chồm dậy:
- Chết rồi, ngoài bờ sông!
Bố quăng chén cơm rồi băng vườn chạy ra... Tôi và mẹ chạy theo, quả nhiên đúng như
vậy. Dưới cái hụp xoáy, một thằng bé chới với chỉ còn lòi ngón chân.
Nó là thằng Tí, con bà Sáu. Nhân buổi trưa, nó trốn ra bờ sông vọc nước, không ngờ trượt
chân té xuống. Bố tôi ẵm nó về nhà. Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống
như làm xiếc. Sau đó cả xóm mới hay tin chạy ra. Người ta bu quanh tôi, hỏi đủ chuyện. Bà
Sáu còn cám ơn tôi. Bà khóc. Bà nói không có tôi, thằng Tí con bà sẽ chết. Nhiều người không
tin rằng tôi có thể lắng nghe âm thanh tài tình như vậy bèn thử tài, thật may phước lần nào tôi
cũng đoán trúng. Họ hỏi làm sao biết hay vậy? Bố nháy mắt và chúng tôi cười ồ. Tôi biết đó là
một bí mật, không thể tiết lộ! Một bí mật giữa bố và tôi. Nhưng tôi đã hứa, tôi sẽ chỉ cho thằng
Tí bí mật này. Nó là bạn thân của tôi mà. Tôi thấy tên nó đẹp hơn mọi tên, khi đọc lên, âm
thanh cứ du dương như một bài hát.
Ở trường tôi hay gọi nó:
- Tí, Tí!
Nó hỏi:
- Cái gì?
Tôi mỉm cười:
- Chẳng có gì!
Nó ngạc nhiên lắm. Nó không hề biết rằng tôi đang nghe âm thanh từ cái tên của nó.
Bố tôi nói, mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì
âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu.
Tôi tin bố. Tôi hay gọi tên bố chỉ để nghe âm thanh.Sau vụ đó, tôi dám cá với các bạn, thằng Tí không dám ra bờ sông một mình nữa. Lần nào
đi, nó cũng chờ bố tôi. Bố tôi cõng nó một bên vai, cõng tôi một bên vai. Nhưng tôi có qui
định với nó, cái cổ của bố phải để tôi ôm. Bố tôi mà! Nó đồng ý.
Mỗi lần ra sông vui lắm. Bố làm chiếc xuồng, hai chúng tôi cỡi trên lưng. Bố nói, đây là
xuồng máy nên không cần phải chèo, chỉ cần xăng, chúng tôi phải đổ xăng vào. Bố nói, đừng có
đổ vào lỗ tai, chỗ đó là cái đèn.
Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi. Nó trèo cây giỏi lắm, nhà nó có một vườn ổi.
Những trái ổi to được nó lựa dể dành cho bố đều có bịch ni-lông bọc lại đàng hoàng. Những
trái ổi như thế bao giờ cũng vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã. Bố tôi ít khi nào ăn ổi, nhưng vì
nó, bố ăn.
Tôi nói:
- Sao bố kính trọng nó quá vậy?
Bố cười xòa:
- Không phải đâu, bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng
đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó - Bố còn nói thêm - Một
nụ hôn cũng là một món quà sang trọng. Một giấc ngủ của tôi cũng chính là một món quà, cả
con người tôi đều là món quà cho bố.
Tôi đi nhẹ ra vườn. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là
một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn. Tôi nhắm mắt và chạm tay rồi gọi tên từng
món quà. Tôi chạm phải bố. Tôi la lên:- A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!
Bố lại nghĩ ra trò chơi khác. Thay vì chạm vào hoa, bây giờ tôi chỉ ngửi rồi gọi tên nó. Bố
đưa bông hoa trước mũi tôi rồi nói, hoa gì? Trò chơi cứ được diễn ra liên tục cho đến hồi tôi
nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa.
Ðêm, tôi mở cửa sổ và nói:
- Hoa hồng đang nở kìa bố ơi!
Bố không tin, xách đèn ra soi và đúng vậy. Những bông hoa cứ đem hương đến cửa sổ như
báo cho tôi biết từng mùa. Hoa gì nở sớm, hoa gì nở muộn. Tôi còn phân biệt đồng một lúc
những hoa gì đang nở. Bố nói tôi có cái mũi tuyệt nhất thế giới!
Bạn hãy tưởng tượng, một buổi sáng mờ sương. Bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, và bạn
chợt hiểu khu vườn nói gì. Bạn hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì. Từng
tiếng bước chân trong vườn, bạn biết chính xác người có bước chân đó cách xa bạn bao nhiêu
mét. Bạn còn biết tiếng chân đó là của ai, bố hay mẹ. Bạn sẽ giả vờ hỏi:
- Ai đó? Có phải là người khách lạ không?
- Không. Tôi là khách quen! - Người đó trả lời.
Bạn sẽ nói:
- Khách quen sao tui không biết vậy cà? Tui nghe bước chân lạ lắm.
- Ðó là tại vì tui đang hồi hộp. Tui thấy khu vườn nở nhiều hoa quá.
- Hoa hồng và mào gà phải không?
- Ôi! Sao anh biết hay quá vậy?
Bạn sẽ nói to lên:
- Tại vì tôi có con mắt thần.
- Con mắt thần nằm ở đâu vậy?
- Nằm ở mũi tui.
Ðó chính là một điều bí mật mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Bạn hãy thử đi rồi sẽ thấy, khu
vườn sẽ lớn lên rất nhiều. Những bông hoa thơm hơn và khi nhắm mắt, bạn vẫn nhìn thấy nó.
Không chỉ vậy, bạn còn thấy nguyên cả khu vườn. Bạn có thể nhìn thấy bông hồng ngay trong
đêm tối. Ðêm bạn nằm, đắp chăn kín người nhưng bạn vẫn có thể đi dạo. Bạn sẽ không bao giờ
lạc trong bất cứ một khu vườn nào, bởi vì, những bông hoa sẽ chỉ lối cho bạn, một lối đi an
toàn và thơm ngát.
Và lúc đó, bạn sẽ tiếc lắm nếu thế giới này vắng đi những bông hoa. Bạn sẽ tự hỏi, tại sao
trong khu vườn không có người dẫn lối? Người ta sẽ ngạc nhiên hỏi lại, người dẫn lối nào?Bạn sẽ từ từ nói, đó là NHỮNG BÔNG HOA...
Những bông hoa chính là người đưa đường!Ðôi guốc của cô giáo HàCô giáo Hà lùn xịt nên cô mang đôi guốc cao gót. Từ dưới bục giảng nhìn cô vẫn thấy lùn. Cô
chải tóc tém. Mẹ tôi nói, nhờ vậy nhìn cô trẻ mãi. Có một lần, khi gọi tôi lên bảng, cô nhìn tôi
một hồi rồi nói:
- Em lớn nhanh thật, chẳng vài năm em sẽ cao bằng cô.
Tôi nói:
- Ðó là nhờ em chơi thể thao.
Cô trợn mắt hỏi lại:
- Em chơi thể thao?
- Dạ, đúng vậy. Bố em nói, những người chơi thể thao luôn cao ráo và xinh đẹp. Mẹ em
không chịu chơi thể thao nên mặt mụn đầy!
Cô cười cười không nói gì.
Tôi hỏi:
- Cô có chơi thể thao không?
Cô nói:
- Có... có... - sau đó nói thêm - chút chút...
Tôi hay quan sát đôi guốc cao gót của cô. Mỗi lần cô bước lên bục giảng, tim tôi cứ thót
lại vì sợ cô ngã. Nhưng cô không ngã, còn đi rất nhanh. Cô bước những bước chân thật dài. Có
lẽ cô phải tập công phu lắm.
Tôi hỏi mẹ, để đi được như cô có lâu lắm không? Mẹ tôi lắc đầu, mẹ không biết. Mẹ chưa
bao giờ đi guốc cao gót vì chân mẹ rất to. Mẹ cũng rất thích nhưng chưa bao giờ có can đảm
mua nó. Mẹ đã quen đi những đôi dép mỏng và bền. Vả lại, một đôi guốc cao gót không thể đi
ruộng và lội sình. Nó phải đi trên đường nhựa cùng với áo dài. Dáng của mẹ lại xấu, không
thể bận áo dài được. Mẹ nói, ngày mẹ còn trẻ, mẹ có bận áo dài một lần nhưng sau đó thì thôi
luôn. Khi bận áo dài, tôi sẽ không nhận ra mẹ. Mẹ thích tôi phải nhận ra mẹ kia. Thế là tôi
không hỏi nữa.
Cô Hà có hai đôi guốc, một đôi màu xanh, một đôi màu đỏ. Cô cứ luân phiên thay đổi
nhau, hai ngày đôi này, hai ngày đôi kia. Tôi thích đôi màu xanh hơn vì nó cao vừa phải, lại
trông xinh xắn. Khi đi, nhìn cô ít gồng hơn, tự nhiên hơn.
Bẵng đi một dạo, không thấy cô mang nữa. Cô chỉ mang đôi guốc cao gót màu đỏ. Trên
bục giảng cao, màu đỏ trông thật nhức mắt. Tôi chờ mãi vẫn không thấy cô mang đôi màu xanh.Thế là một hôm tôi hỏi cô:
- Cô ơi, sao cô không mang đôi guốc màu xanh?
Cô xòe to con mắt nhìn tôi:
- Em còn nhớ đôi guốc của cô à?
Tôi gật đầu:- Em thích cô mang đôi guốc đó lắm. Trên bục giảng, trông cô cao vút.
Cô gật gù có vẻ sung sướng lắm:
- Cám ơn em. Nhưng đôi guốc đó quá cũ.
- Không sao cả, trông nó vẫn đẹp. Mẹ em luôn mang những đôi dép cũ. Bố em nói, quăng
nó đi. Nhưng mẹ không chịu. Mẹ nói đôi dép đó đã quen với mẹ rồi, nó là đôi dép đẹp nhất.
- Thế rồi bố em có nói gì không?
- Bố em chịu thua mẹ. Bố em nói, mẹ cứng đầu lắm! Nhưng em biết bố đùa, bố không bao
giờ nói mẹ cứng đầu. Có hôm em còn nghe bố nói mẹ là cục cưng. Em thắt cười lắm. Mẹ to
như vậy mà bảo là cục cưng. Vậy mà bố vẫn cứ nói cục cưng, cục cưng...
Hôm sau, cô Hà mang đôi màu xanh. Nhìn thấy tôi, cô trợn trợn con mắt như muốn bảo: bí
mật đó nhé! Bí mật này chỉ có cô và em biết thôi. Tôi vui lắm, không ngờ cô Hà lại tin tôi như
vậy. Tôi có cảm giác, cô mang guốc chỉ để cho một mình tôi nhìn.
Giờ ra chơi, tôi chạy vụt đến chỗ cô, nói:
- Cô đẹp quá!
Cô cười, mặt đỏ lựng. Cô nói:
- Cám ơn. Nhờ em, cô mới biết đôi guốc màu xanh làm cô đẹp ra.
Khoảng một tháng sau bỗng tôi thấy cô xuất hiện trên bục giảng với đôi guốc màu đỏ. Cô
nhún vai nhìn tôi. Thì ra, đôi guốc màu xanh đã gãy cái gót. Khi mang cô sẽ đi cà thọt.
Cô nói:
- Nó cũ quá rồi. Không thể sửa chữa được nữa.
Tôi an ủi cô:
- Không sao cả, màu đỏ trông cô cũng vẫn đẹp. Em sẽ không nhìn đôi guốc nữa, em sẽ
nhìn khuôn mặt của cô, khuôn mặt sẽ không bao giờ cũ, khuôn mặt sẽ không bao giờ bị gãy gót.
Cô cười trông vui lắm, nói:
- Em là người hiểu cô nhiều nhất. Khi em hiểu đôi guốc của một người thì có nghĩa là em
hiểu người đó. Em sẽ hiểu, tại sao người ta yêu cái màu xanh này mà lại không yêu cái màu đỏ
kia.
- A! Em hiểu rồi. Cô yêu đôi guốc màu xanh này là tại vì cô yêu em.
Từ đó, tôi không còn thắc mắc đôi guốc cao gót của cô Hà nữa. Cô có đi chân không tôi
vẫn yêu cô. Mẹ nói chừng nào đến ngày nhà giáo, sẽ biếu cô một đôi guốc màu xanh.
Và tôi chờ đợi, lâu lắm... Lâu quá trời lâu!
Truớc khi đi học về, hãy để quên một cái gì đóMột hôm, lớp học của tôi bỗng xôn xao vì một chuyện lạ. Ðầu tiên không ai để ý cả, nhưng dần
dần mọi việc đã quá rõ. Thằng Tí là người luôn đi học sớm. Ðiều này lạ hoắc vì chưa bao giờ
nó siêng năng như vậy. Khi đi học, nó còn không thèm gọi tôi. Nhiều lần lặp lại liên tiếp, thế là
tôi ráng dậy sớm để đi theo nó, rình. Nó giở trò gì đây, tôi chẳng biết. Nó chỉ cắm cúi đi.
Khi đến lớp, nó nhảy xổ đến bàn cô giáo nhặt một cái gì đó rồi đi về bàn mình. Cầm cái
vật nhỏ nhỏ trong tay, nó cứ cười miết. Hỏi cười cái gì, nó cũng không nói.
Tôi kể mọi chuyện cho tụi bạn nghe. Thế là cả bọn chúng tôi quyết định sẽ đến sớm hơn.
Nhưng thật không may, khi đến lớp đã thấy nó ngồi chễm chệ, cười cười, không nói. Hôm sau
tụi tôi đi sớm hơn nữa, vẫn thấy nó ngồi cười cười. Nó luôn đến trước. Mãi cả tuần sau, tôi
mới được hân hạnh là người đến đầu tiên.
Trên bàn cô giáo có một gói giấy nhỏ. Khi mở ra bên trong có một viên kẹo, chẳng biết ai
đã để ở đây và để khi nào. Tôi vừa lột viên kẹo bỏ vào miệng thì vừa lúc thằng Tí xông vào.
Tôi hét to:
- Tao biết bí mật của mày rồi!
Thằng Tí bĩu môi:
- Tao đã ăn được những hai mươi viên.
- Nhưng ai để lại vậy?
- Tao không biết.
Giờ ra chơi, tụi bạn bu quanh tôi hỏi:
- Cái gì vậy?
Tôi nhìn thằng Tí rồi cười cười. Bọn chúng tức điên lên, hỏi mãi, tôi cũng chỉ cười cười.
Làm sao có thể cho bọn chúng biết điều bí mật ngọt ngào này được!
Cách vài hôm, lại thêm một đứa mới biết điều bí mật. Chúng tôi cứ nhìn nhau cười cười...
Rồi dần dần, lớp chúng tôi ai cũng biết điều bí mật. Nhưng ai là người làm ra điều bí mật đó
thì không được biết. Chúng tôi đã phân công nhiều ổ mai phục, nhưng cuối cùng chẳng thu
được kết quả gì. Luôn luôn, vào sáng sớm, trên bàn cô lại xuất hiện một viên kẹo.
Lúc đầu chúng tôi cứ nghĩ là cô giáo Hà. Nhưng không phải. Cô luôn ra khỏi lớp khi trong
phòng vẫn còn chúng tôi. Vậy thì ai? Nghĩ mãi vẫn không ra.Một hôm tôi ngồi lì trong lớp, định ngồi đến sáng để chờ người lạ mặt nhưng vì đói bụng
quá đành ôm sách về. Rồi tôi chợt nghĩ, tại sao mình không gởi cho người lạ mặt một lá thư.
Thế là tôi viết ngay. “Gởi người lạ mặt. Anh là ai vậy, có thể cho tôi biết được không?”.
Hôm sau tôi vào lớp sớm, trên bàn vẫn như thường lệ có một viên kẹo gói trong tờ giấy
nhỏ. không có thư trả lời, còn lá thư của tôi thì biến mất. Chứng tỏ người lạ mặt đã lấy nó đi.
Tôi suy nghĩ lung lắm. Tại sao người lạ mặt không trả lời tôi? Một ý định khác chợt đếnvới tôi, tôi sẽ là người lạ mặt. Tại sao không chứ? Tôi cũng làm được vậy.
Hôm đó tôi giấu một trái ổi to trong cặp. Ðợi tụi bạn đi học về hết, gói nó lại bằng một tờ
báo rồi đề chữ lên: Tôi - Người lạ mặt - có món quà nhỏ tặng người đến sớm.
Hôm sau, tôi nghe bọn chúng kháo nhau:
- Ðến hai người lạ mặt. Một người để trái ổi, một người để cục kẹo.
Hôm sau nữa bỗng xuất hiện ba người lạ mặt, rồi bốn, rồi năm, rồi sáu, bảy... Bây giờ thì
chúng tôi vỡ lẽ ra rồi. Người lạ mặt đang ở trong lớp. Những buổi đi học về, đứa này cứ nhìn
đứa kia nấn ná không muốn rời lớp. Chúng chính là những kẻ lạ mặt.
Nhưng người lạ mặt đầu tiên là ai, vẫn không biết.
Những buổi sáng đi học sớm, chúng tôi - những người lạ mặt - người lạ mặt này ăn món
quà của người lạ mặt kia. Lâu lâu trong món quà còn kèm những câu hỏi rất vui. Và chúng tôi
ngầm thỏa thuận trả lời những câu hỏi của nhau bằng những món quà. Nhưng chúng tôi vẫn ấm
ức một điều, ai là người lạ mặt đầu tiên?
Tôi kể chuyện này cho bố nghe. Bố nói:
- Ðó mới là điều bí mật. Trong mỗi người bạn của con đều có một điều bí mật và một món
quà, đúng chưa? Khi biết món quà của ai, ta sẽ yêu người đó mà không yêu những người khác.
Khi nhận một món quà không biết ai gởi, con sẽ yêu tất cả những người con quen. Vì biết đâu,
một trong số họ đã gởi món quà đó. Chúng ta không nên biết người lạ mặt để làm gì cũng là
một điều hay...
Tôi đi học và tôi biết, mỗi buổi sáng luôn có một người bạn nào đó tặng tôi một món quà.
Bạn có thấy điều đó thú vị không? Bạn hãy tưởng tượng đi. Những người xung quanh chúng ta
đều có thể là người lạ mặt. Và tất nhiên, trước khi đi học về, bạn hãy nhớ quên một cái gì đó.
Và bạn sẽ thấy, người lạ mặt từ từ xuất hiện thật nhiều, cho đến lúc tất cả chúng ta đều là người
lạ mặt.Một ngày kinh hoàngTừ ngày lấy cô Hồng làm vợ, chú Hùng ít sang nhà tôi. Bố tôi nói chú rất bận. Với lại khi lấy
vợ, chú phải chăm sóc vợ, vợ là người chú yêu mà!
Thỉnh thoảng chú mới ghé đầu vào cái mền của tôi, nói:
- Ôi! Lâu quá tôi mới gặp người láng giềng.
Tôi cũng đã quen những buổi sáng không có chú; những lần chú sang, tôi cứ thấy là lạ,
hình như không phải. Tôi nằm im lắng nghe bước chân nhè nhẹ đang đi đến giường.
Tôi chồm dậy, hỏi:
- Chú Hùng phải không?
Chú ngúc ngoắc cái đầu. Tôi thương chú vô cùng. Mẹ nói, những người có “gia đình” vất
vả lắm. Tôi thấy chú vẫn như ngày nào, vui nhộn và dễ gần. Chú chỉ hơi đen. Cô Hồng cũng đã
chuyển chỗ về làm ngay trong xã. Buổi sáng, cô vấn tóc củ tỏi như những người già, trong khi
khuôn mặt lại trẻ măng, nhìn cứ ngờ ngợ, buồn cười! Suốt cả ngày, chú Hùng đánh vật với đám
đất phía sau.
Tôi ghé sang, múc cho chú ca nước.
Chú nói:
- Cháu xem chú cứ như khách.
Tôi lật những tổ dế, thấy con nào con nấy tròn đen. Tôi đem chúng về thả trong vườn.
Ðêm tiếng gáy nghe lanh lảnh và hơi buồn. Buổi sáng tôi chăn bò giùm chú.
Chú đã sắm chiếc xe, chừng nào dỡ xong đám đất, chú sẽ đánh vào rừng. Trong rừng thú
vị lắm, chú hứa sẽ cho tôi đi theo. Nhưng trước đó tôi phải tập nấu cơm và làm những việc lặt
vặt.
Từ nhà tôi đến rừng chỉ độ hai tiếng đồng hồ đi xe bò, đi bộ chỉ một tiếng. Chú nói khi ở
rừng, người ta luôn hú gọi nhau như con vượn, con khỉ. Thằng Tí cũng nằng nặc đòi đi theo và
chú đồng ý.
Chú nói:
- Miễn sao chúng mày không quậy phá thì được.
Chúng tôi đi rừng được vài ba chuyến thì cả lớp ai cũng biết. Chúng ngưỡng mộ lắm, đòi
tôi và thằng Tí dẫn vào rừng. Tôi không chịu và chúng bắt đầu nói kháy. Chúng nói bọn tôi
nhát, bọn tôi giống lũ con gái hay khóc nhè. Ði vào rừng không có người lớn thì đã sao, còn thú
vị nữa là! Trong rừng hoa lan rất đẹp.Thế là chạm tự ái, tôi bằng lòng. Chúng tôi hẹn nhau vào ngày lao động cuối tuần và chỉ đi
trong vòng một buổi sáng. Làm gì thì làm, hết buổi sáng phải về ngay. Ðêm hôm đó, tôi lùi ba
củ khoai vào đống tro, lại lén bọc theo con dao của mẹ. Khoai là để đề phòng bất trắc, còn con
dao là để chiến đấu với những “thế lực huyền bí”.
Ðúng giờ gặp nhau tại điểm hẹn. Bọn con gái mang theo đồ ăn, dọc đường cứ nhai lách
chách. Chúng kể đủ thứ chuyện chẳng biết nghe từ đâu. Nào là ma lai, nào là ma sói. Ớn lắm!
Rồi chúng lại cho rằng, con nít ở rừng sẽ hót như chim.
Khoảng tám giờ thì đến rừng, cả bọn nhảy nhót hỗn loạn như được cho ăn. Mạnh đứa nào
đứa đó đi một nẻo. Có đứa còn bạo gan đuổi theo những con kì nhông. Tôi đi kè kè thằng Tí vì
sợ lạc. Mà quả thật cái điều tôi lo lắng đã xảy ra.
- Con Lan đâu rồi? Thằng Tí hét lớn.
Bọn con gái khóc òa. Chúng quáng quàng tụm lại như những con sâu. Tôi bắt đầu thấy sợ.
Một đứa nói:
- Mình phải về báo cho người lớn hay.
- Không được - thằng Tí quát lên - mẹ tao sẽ đánh chết.
- Thế mình phải ở đây à?
- Ừ, đi tìm nó đi.
Chúng tôi hú gọi nhưng chẳng nghe tiếng trả lời.
- Coi chừng nó chết rồi đó!
Con Hương khóc òa khiến đám con gái lại khóc theo.
- Tụi mày mà khóc nữa, tao sẽ bỏ trong rừng luôn. Thằng Tí quát.
Lần theo con suối, chúng tôi nắm tay nhau đi. Ði mãi vẫn không thấy con Lan. Mặt trời đã
lên đến đỉnh đầu.
Thằng Hùng mặt tái xanh nói:
- Hình như mình đi xa lắm rồi.
Chúng tôi hoảng hồn quay trở lại nhưng con đường cũ đã biến mất. Những lùm cây càng
lúc càng hẹp dần. Chúng ép sát vào nhau cho đến hồi không còn lối đi. Bây giờ thì tất cả con
gái con trai đều khóc òa.
- Làm sao bây giờ đây?
Chúng tôi hú gọi đến khản cổ vẫn không nghe tiếng trả lời. Rừng cứ âm âm vọng lại những
âm thanh ma quái.
Vừa đói khát, vừa mệt mỏi, cả bọn nằm dài lên đống lá mục. Nằm được một lúc, không aibảo ai cùng đứng dậy.
- Ði thôi, nếu không trời sẽ tối.
Từ phía mặt trời, những đám mây đen bắt đầu kéo đến. Chúng phủ dần cho đến hồi đen kịt.
- Chết rồi! Mưa tụi bây ơi!
Nhớ đến bài học của chú Hùng, thằng Tí hướng dẫn cả bọn bẻ nhánh cây kết lại làm mái
che.
Khi lo cho cơn mưa sắp đến, chúng tôi không hề biết rằng con Dung không còn ngồi dậy
được nữa. Khi đứng lên, nó bỗng hoa mắt rồi ngã vật ra đất. Tóc nó ướt đẫm mồ hôi. Bình
thường nó là đứa ốm yếu nhất lớp. Bây giờ lại đi đường xa trong lúc bụng đói, thế là nó xỉu.
Chui vào mái che, chúng tôi phát hiện ra con Dung.
- Eo ôi! Con Dung kìa?
- Hình như nó chết rồi!
Cả bọn không ai dám nhúc nhích. Bỗng tôi nhìn thấy một ngón tay của con Dung động đậy.
- Ngón tay nó kìa. Thấy chưa, nó đang nhúc nhích.
- Ðứa nào gan, ẵm nó dậy đi, nếu không nó chết đó.
Tôi co rúm người lại. Chân tê cứng. Nhắm chặt mắt, rồi cảm thấy có gì không ổn lại từ từ
hé mắt ra nhìn.
Con Dung vẫn nằm đó. Nhưng thằng Toàn đã đứng dậy. Nó là thằng cả lớp vẫn cho là mít
ướt, đụng một chút là vãi đái trong quần. Lúc sáng cả bọn định cho nó ở nhà. “Mày thì đi đâu.
Ði chỉ rách việc”. Nhưng không ngờ giây phút này nó lại là đứa anh hùng nhất.
- Dung ơi! - Thằng Toàn từ từ đến gần, thều thào gọi. Dậy đi Dung, mày đừng làm tao sợ.Nó lấy một ngón tay khẽ chạm vào vai con Dung, rồi thụt lại. Nó khóc òa.
- Dung ơi! Mày đừng chết. Tao sợ lắm mà!
Rồi như ma quỉ khiến, nó nắm lấy tay con Dung, lúc đầu còn lay nhẹ, sau mạnh dần. Con
Dung hơi he hé con mắt ra. Xốc con Dung dậy, người nó cứ rũ xuống.
- Ðứa nào ra phụ tao với. Thằng Toàn lăm lăm nhìn chúng tôi.
Cả bọn im phăng phắc.
Nó hét lớn:
- Ðồ hèn, đồ hèn.
- Nó còn... còn... sống hả?
- Ừ, nhanh lên.
- Thật không đó? Ðừng có lừa bọn tao à nghen!
Lúc này chúng tôi mới từ từ đến gần. Thằng Toàn nói như ra lệnh:
- Ði kiếm nước nhanh lên.
Thằng Tí bừng tỉnh, nó chạy vụt ra khe suối gần đó, cởi phăng chiếc áo nhúng xuống nước
rồi chạy vào. Chúng tôi xoa nước lên khắp người con Dung. Một hồi sau nó từ từ tỉnh lại.
Cả bọn cười ồ:
- Nó dậy rồi kìa!
Con Dung òa khóc. Nó ôm chặt thằng Toàn khi chúng tôi dìu nó vào mái che.
Mưa. Mưa khủng khiếp, không biết cơ man nào là nước. Nước xối xả. Nước chảy tràn.
Nước lùa vào chân lạnh ngắt. Chúng tôi ôm lấy nhau. Chúng tôi ôm nhau chặt lắm. Hơi ấm từ
đứa này cứ phả sang đứa kia và cùng khóc.
Tôi khóc đầu tiên và sau đó là những đứa khác. Tôi tưởng tượng con Lan đang lạc đâu đó
một mình trong rừng. Nó sẽ ôm ai đây? Nó sẽ lạnh lắm. Nó có biết bẻ lá cây làm mái che
không? Hay nó xỉu như con Dung, hay nó đã tìm được đường ra bìa rừng?
Nước mắt tôi chảy dài lên lưng những đứa khác. Tôi nhớ mẹ và bố. Giờ này bố mẹ chắc
đang lo sợ lắm. Ðang đi tìm tôi. Mẹ sẽ khóc thật nhiều. Mẹ bao giờ cũng vậy. Cái gì chạm phải
tôi là mẹ khóc. Tôi nhớ đến cô giáo Hà. Chẳng biết bao giờ tôi mới được gặp lại cô. Tôi có
tìm được đường về nhà không?
Những giọt nước bắt đầu thấm vào người tôi lạnh ngắt. Tôi cũng cảm thấy xấu hổ cho
những gì hồi sáng mình làm. Thằng Toàn có ghét, có xem thường tôi không? Những ngón chân
tôi bắt đầu tê dại. Nó chuyển dần dần lên đến bắp đùi, người tôi run bần bật.
- Chết tao rồi tụi bây ơi!Những đứa khác cũng đồng loạt kêu lên.
- Tao cũng vậy!
Thằng Toàn nói:
- Mình ngồi đây sẽ chết vì lạnh, cần phải làm cho nóng người lên.
- Tao không biết làm nóng!
- Mình cứ chạy như tập thể dục ấy.
- Nhưng tao chạy không được! - Con Dung mếu máo.
- Ðược rồi, để tao cõng.
- Mày cõng tao hả Toàn! Tao mang ơn mày lắm đó!
Mặc cho mưa gió, chúng tôi lầm lũi chạy. Thằng Toàn chạy trước mở đường, cả bọn chạy
theo sau. Thế rồi chẳng ai bảo ai, cả đám thay phiên nhau cõng con Dung, đứa này mệt thì đứa
kia thế.
Trên đầu, bóng tối bắt đầu đổ ập xuống. Một nỗi buồn khôn tả tràn ngập khu rừng. Nhìn
những hàng cây, tôi bỗng nhớ khu vườn. Tôi sợ không bao giờ nhìn thấy nó nữa. Chân tôi mỏi
khuỵu xuống, người như muốn ngất đi. Tôi thấy khu rừng cứ chao qua chao lại. Những người
bạn của tôi cũng chao qua chao lại. Có lúc chúng nhòe đi như làm bằng nước mưa. Rồi tôi thấy
một cái bóng đổ xuống trước mặt quen lắm. Mắt tôi mờ hẳn. Tôi đứng khựng lại. Tôi vuốt
nước trên mặt nhiều lần. Cuối cùng tôi nhận ra thằng Toàn. Nó đang quằn quại dưới một vũng
nước.
- Chết cái chân tao rồi. Nó nói.
- Mày sao vậy?
Nó thều thào:
- Chạy nhanh đi!
- Nhưng làm sao mới được chứ? Tôi liên tiếp vuốt nước trên mặt.
- Hình như tao bị trật chân. Mày chạy về kêu mẹ tao nhanh lên.
Tôi chồm người tới kéo nó khỏi vũng nước, nhưng rồi cả hai nhào xuống. Tôi gồng mình
đứng dậy lần nữa. Thằng Toàn khóc rống. Chúng tôi choàng lấy vai nhau rồi lần từng bước. Cứ
bước tới như người đang ngủ.
Rồi bỗng dưng tôi nghe một âm thanh vang lên, không biết đó là cái gì nhưng quen thuộc
lắm. Bố, có phải bố không? Tôi hét to: Bố ơi! Nhưng không có tiếng trả lời. Nhìn quanh cũng
chẳng có ai. Thằng Toàn đổ sụp xuống.
- Tao sẽ chết, Dũng ơi!- Ðừng! Mày chết tao sợ lắm. Mày thành con ma đó.
- Tao sắp thành con ma thiệt rồi!
Tôi lay người nó:
- Mày thành con ma là tao bỏ chạy đó.
- Mày đừng bỏ tao nha!
- Ừ, tao không bỏ mày đâu. Hồi sáng mày có ghét tao không?
- Không!
- Mày nói láo.
- Thiệt mà.
- Nếu mày không ghét tao, tao sẽ dạy mày trò đoán bước chân.
- Ừ.
- Tao lạnh quá!
- Ừ, tao cũng vậy.
Thế là tôi và thằng Toàn ôm lấy nhau, rồi cả hai cứ ngồi khóc. Khóc lâu lắm. Khóc đến
hồi mưa tạnh. Người tôi bỗng chuyển sang nóng hổi. Nóng khủng khiếp. Môi lại lập cập đánh
vào nhau. Bỗng trong mơ màng tôi nhận ra một mùi thơm quen thuộc, chúng cứ thoang thoảng
trên mũi tôi. Ðó là một làn hương trong nỗi nhớ từ khu vườn, có bố có mẹ và làng mạc, có
những gì thân quen của tôi.
Tôi la lên:
- Hoa lài!
- Cái gì?
- Hoa lài. Mày có ngửi thấy không? Mùi hoa lài hướng này.
- Ừ, ừ! Ðúng rồi. Hồi sáng chúng mình đã gặp chúng ngoài bìa rừng.
Theo hướng hoa lài, chúng tôi trì kéo nhau đi. Mùi hoa càng lúc càng gần lại. Cây rừng
giãn ra từ từ và chúng tôi đã nhìn thấy đốm sáng từ những ngôi nhà.
Chưa bao giờ tôi thấy những ngôi nhà sao mà quen thuộc đến vậy. Tôi có thể yêu bất cứ
con người nào từ ngôi nhà bước ra. Cũng không cần biết người đó có quen không, tôi sẽ ôm lấy
họ nếu như có thể chạm đến.
Tôi cũng chưa bao giờ thấy mùi hoa lài thân thương đến vậy. Tôi biết mình sẽ không bao
giờ ghét nó được nữa. Thằng Toàn cũng như những bông hoa lài, tôi sẽ không bao giờ ghét nó
được nữa.
Chúng tôi miên man nhìn những đốm sáng từ những ngôi nhà như nhìn những vì sao. Chúnglà những vì sao đẹp nhất trong đêm hôm ấy. Những vì sao lung linh càng lúc càng nhiều rồi họp
lại thành một chuỗi sáng đi về phía chúng tôi. Thế có nghĩa là đã có người đến cứu. Công này
thuộc về bọn thằng Tí. Chúng đã đến được những ngôi nhà để báo tin, và họ đã tức tốc đi tìm.
Ðêm đó, con Lan cũng được tìm thấy trong một đống lá vụn. Nó đã khóc khan cả cổ và
chúng tôi cũng thế. Ðây là một kỉ niệm nhớ đời của tôi. Và tôi cũng biết trong tận đáy lòng, từ
nay chúng tôi sẽ không bao giờ xa nhau được nữa.
Bố tôi nói:
- Chỉ có hoạn nạn con người mới có thể học được một bài học về sự yêu thương.
Tôi hy vọng là như vậy.
Kẻ lạKhi ngồi học, tôi hay nhìn thấy một thằng nhỏ bằng cỡ tôi thụt thò ngoài cửa sổ. Mặt nó nhỏ
choắt, đen đúa trông quái gở lắm. Nó không phải là người ở làng. Khi chúng tôi gần đến giờ ra
chơi, nó bỏ đi. Chẳng biết đi đâu. Bẵng đi một vài hôm lại thấy nó xuất hiện. Vẫn với cái áo
đó, khuôn mặt đó.
Tôi vo một viên giấy nhỏ chọi nó rồi vờ như không biết gì. Nó nhìn tới nhìn lui rồi vụt bỏ
chạy. Nó chạy nhanh lắm, thoắt một cái là biến mất. Hai hôm sau lại thấy lò dò bên cửa sổ,
nhưng lần này nó có vẻ thận trọng hơn.
Một hôm đi xuống chợ nhỏ mua đồ cho mẹ, tôi bỗng gặp nó. Nó không hề nhận ra tôi. Nó
dắt một ông lão mù đi xin ăn. Ông lão có vẻ yếu lắm. Nó cầm một đầu gậy đi trước, ông lão
cầm một đầu gậy đi sau, mang thêm một túi vải nhỏ. Tôi đứng nép bên đây quán hàng. Khi đi
qua, nó nhìn tôi. Ðôi mắt nhỏ xíu, láu lỉnh. Tôi vội vã ngoặt sang hướng khác. Tôi sợ nó nhớ
cú chọi giấy vụn, nhưng có lẽ nó không nhớ, cũng có thể nó không biết.
Suốt buổi sáng, tôi cứ đi theo nó. Nó đứng lại, tôi đứng lại. Nó đi, tôi đi.
Hôm sau, bên cửa sổ lớp, nó lại xuất hiện. Mặt vênh lên. Tôi không dám nhìn vào mặt nó.
Tôi nói với thằng Toàn:
- Thằng đó con ông ăn xin.
- Thiệt không? - Toàn trợn mắt.
- Thiệt. Tao mới thấy hôm qua. Ngoài chợ.
- Bố nó có cùi không?
- Không. Bố nó mù. Ông ta cầm cây gậy quơ quơ như vầy nè.
Toàn nói
- Chiều nay ra chợ với tao nhé!
Ðúng bốn giờ ra chỗ hẹn, tôi giật mình khi thấy cả lớp chứ không phải một mình thằng
Toàn. Bọn chúng nhốn nháo. Con Phượng còn cầm theo hai củ khoai lang.
Nó nói:
- Tao cho thằng đó.
Chúng tôi kéo nhau ra chợ. Tìm mãi vẫn không thấy. Cuối cùng phát hiện hai bố con ông
xin ăn nằm dưới cái sạp cũ. Ông lão cởi trần, nằm co. Da lưng chảy xuống như một cái bao tải.
Thằng kia ngồi quạt. Cái quạt là tấm giấy bìa của một thùng hàng. Nó quạt quạt vài cái rồi đặt
xuống. Nó lục túi lấy ra một cái hộp diêm nhỏ. Chẳng biết nó đựng gì bên trong, nhưng lâu lâucứ hé ra nhìn rồi đóng lại, áp lên lỗ tai. Ðược một lúc, nó cười hắc hắc.
Ông lão mù hỏi:
- Ðậu! Cái gì mà vui vậy con? Nói ông nghe với.
Nó nghiêng đầu ghé vào tai ông lão nói nhỏ. Rồi cả hai cùng cười. Tiếng cười của ông lão
nghe kỳ kỳ, ghê ghê, lớp da trên lưng run run.
- Ðậu ơi, ông biết nó buồn lắm mà. Con phải kiếm cho nó một người bạn...
- Nhưng nó không chịu có bạn, nó cứ cắn nhau. Ông không biết đó thôi.
Rồi cả hai cùng cười một lần nữa. Thằng đó nhẹ nhàng đặt hộp diêm vào túi. Sau đó lấy
kim băng gài lại. Nó cầm cái quạt lên, quạt nhè nhẹ.
Nó nói:
- Lưng ông chảy mồ hôi khiếp quá. Ướt cả đùi con.
Ông lão gục gặc:
- Ừ. Người già mồ hôi nhiều lắm nhưng ông chẳng thấy nóng. Chảy mồ hôi sẽ khỏe.
Nó cười hí hí, người run lên, đầu lúc lắc:
- Con đi chơi nhé.
- Ừ. - Ông lão gật gật. Ðừng đánh lộn với người ta, nghe chưa?
- Con biết rồi mà. Con đi một chút sẽ về ngay. Con đi tìm cỏ non.
Nhanh như chớp nó leo ra, định chạy vụt thì sững lại khi nhìn thấy chúng tôi. Ðôi mắt nó
bén ngót.
Con Phượng đưa hai củ khoai lang ra, nói:
- Nè nè, cho mày nè.
Nó vẫn không hết phòng thủ:
- Tao không thèm của tụi mày!
Nói rồi nó vụt bỏ chạy sang hướng khác. Chúng tôi dí theo.
Một đứa nào đó hét lớn:
- Bắt nó lại, bắt nó lại!
Cả bọn hăng lên, đuổi theo:
- Bắt nó lại, bắt nó lại!
Thằng Hùng khỏe nhất chạy chặn đầu. Thằng Ðậu quẹo sang hướng khác nhưng đã bị
chúng tôi bao vây.
Nó hét lên:
- Tụi mày làm gì vậy?- Tụi tao có làm gì đâu!
- Sao tụi mày chặn đường tao?
- Tụi tao đâu có chặn đường!
- Sao tao đi đâu, tụi mày cứ đi theo?
- Tụi tao đâu có đi theo mày!
Cả bọn tản ra, chừa lối cho nó. Nó nhìn chúng tôi rồi từ từ bước đi. Chúng tôi lại đi theo.
- Mày giấu cái gì trong túi vậy? Trong hộp diêm á?
- Kệ tao, tao giấu gì kệ tao!
- Mày mà không nói, tụi tao sẽ giật!
- Bộ tụi mày là ăn cướp hả?
- Ừ, tụi tao là ăn cướp. Vào cướp của nó đi tụi bây ơi!
Thế là cả bọn lao vào. Thằng Ðậu vội vã ôm chặt cái túi. Giằng co một hồi, cuối cùng cái
túi cũng bung ra. Thằng Tí cầm hộp diêm vọt thẳng.
- Lêu lêu, lấy được của mày rồi. Ðuổi theo nữa không? Ðây nè, đây nè!
Con Hồng chạy tới:
- Cái gì trong đó vậy?
Chúng tôi vội vã mở ra. Bên trong là một con dế đã chết. Không phải chúng tôi làm chết
mà nó là một con dế khô, chết từ lâu lắm rồi. Ðôi cánh nó cứng đờ. Hai cái râu đã rụng. Cái
chân sau cũng đã rụng, xen lẫn trong những chiếc chân còn lại là mấy cọng cỏ tươi được xé
nhỏ, mịn như cọng len.
Thằng Tí vội vã đóng hộp diêm lại, để nhẹ xuống đất.
- Tao trả cho mày đó. Tao không hề làm hư con dế của mày.
Vừa nói nó vừa lùi dần. Bất ngờ vụt bỏ chạy. Cả bọn chạy theo, chỉ còn lại mình con
Phượng. Nó òa khóc.
Thằng Ðậu nói:
- Tao không đánh mày đâu, đừng sợ.
Con Phượng vẫn khóc to. Nó để hai củ khoai xuống cạnh hộp diêm rồi từ từ bỏ đi. Một tay
kéo vạt áo lên lau mắt. Thằng đó vẫn đứng yên nhìn theo. Mắt căm hờn. Cuối cùng nó cúi
xuống nhặt hộp diêm và hai củ khoai lang bỏ vào trong túi.
Nó la lên:
- Tụi mày đừng ỷ đông mà ăn hiếp tao!
Nói xong bỏ đi. Ðôi vai khum khum như một con cút.Tôi về đến nhà thì trời đã sâm sẩm tối. Bố vẫn đi ruộng chưa về. Mẹ tôi ngồi bên chiếc
đèn dầu tù mù chải tóc. Trong bóng tối chập choạng, tôi chỉ nhìn thấy cánh tay mẹ giơ lên giơ
xuống trên cái nền đen thẫm. Mẹ hỏi:
- Sao trông con có vẻ buồn vậy?
Tôi không nói gì, lặng lẽ ra lu nước rửa chân. Nước lạnh ngắt. Dầu vậy, tôi cũng kỳ cọ
những ngón chân thật kỹ. Tôi sợ lỡ sáng mai chú Hùng sang, thấy cái chân tôi dơ, chú không
dám ăn.
Chân tay đã sạch sẽ, tôi đi vào nhà.
Mẹ vẫn còn chải tóc. Mẹ sẽ chải cho đến lúc bố tôi về. Những buổi chiều tối chờ bố, mẹ
đều làm như vậy. Trên bàn, tô cơm của tôi, mẹ đã múc sẵn. Tôi chui vào kẹt tủ ngồi ăn. Tôi
thích ăn cơm trong bóng tối. Mẹ biết vậy nên luôn lơ cho, chỉ trừ khi có bố. Trong bóng tối, tôi
nhai cơm bao giờ cũng lâu hơn, một tô cơm có thể kéo dài nửa tiếng.
- Sao vậy con? Mẹ lại hỏi.
- Con vừa ra ngoài chợ nhỏ về.
- Ngoài đó có gì vậy?
- Có một thằng bé cháu ông ăn xin, mẹ à.
- Chúng con chọc ghẹo nó phải không?
- Chúng con chỉ xem nó chơi cái gì. Nó có một con dế.
Ngoài cổng, tiếng chân bố tôi đã về. Tôi vội vã bưng tô cơm ra bàn rồi lùa nốt phần còn
lại.
Ðêm hôm đó, khi trùm mền, tôi bỗng nghe tiếng dế gáy trong vườn. Từng chập một, cứ
râm ran, râm ran như kéo gỗ. Qua chiếc cửa sổ nhỏ nhắn lộ ra một khoảng trời đen thui. Giờ
này bên dưới góc vườn, hoa lài lại nở. Hẳn chúng trắng phải biết.Chú Hùng hay kể cho tôi nghe chuyện hoa lài cắm bãi cứt trâu. Chú nói bông hoa lài
tượng trưng cho cô gái đẹp.
Tôi chồm dậy rồi rón rén đi nhẹ ra vườn. Bố mẹ đã ngủ. Gió lạnh ngắt. Tôi nhặt vài bông
hoa bỏ vào trong túi áo rồi lần theo cây mít, trèo lên cái nhánh thật cao. Trên đó có cái chảng
ba, ngày thường tôi vẫn hay ngồi. Sương xuống làm ướt đẫm cả gáy. Dưới tán lá, một vài ngôi
sao nhấp nháy như từng con mắt nhỏ. Tôi thích nghĩ rằng chúng đang nhìn thấy tôi.
Những ngày sau đó, thằng cháu ông lão ăn xin không thấy ghé lại trường. Một đôi lần định
ghé xuống chợ nhỏ xem sao nhưng rồi tôi cũng không làm. Tôi sợ nó nhìn thấy tôi. Chẳng hiểu
sao tôi cứ sợ như vậy. Những buổi đi học về trong vườn nghe dế gáy, tôi bỗng thấy buồn buồn.
Ở lớp, bọn tôi cũng chẳng có trò gì vui mới. Chú Hùng lại ít ghé nhà. Một đôi lần tôi tìm
chú cũng không gặp. Chú đi rừng biền biệt. Có khi cả tuần mới về, người đen đúa không nhận
ra, áo quần dính đầy bụi đất.
Chú hay chọc tôi:
- Người láng giềng có đi rừng nữa không?
Một hôm tò mò không kìm lòng được, tôi ra chợ tìm thằng Ðậu. Nó nằm trên cái sạp cũ,
cởi trần, người đen như cục than nhưng bụng thì trắng phếu. Nó ớ ớ ứ ứ trong miệng cái gì đó,
tôi nghe không rõ.
Núp bên đây gian hàng, tôi thấy nó lấy hộp diêm ra, đưa lên miệng măm măm. Sau đó bắtcon dế để lên bụng.
Nó nói:
- Ðừng có nhảy nhé, thằng cu!
Nó nhấc con dế lên ngực, nói:
- Tao đã bảo mày đừng có nhảy mà. Tao chưa thấy đứa nào lỳ như mày.
Lại nhấc con dế để lên trán, nói:
- Thấy chưa, lại lỳ nữa rồi. Không bao giờ tao nói mày nghe cả. Hay mày đang đói bụng,
ăn đỡ ít cỏ khô đi, ngày mai tao sẽ kiếm cỏ tươi cho mày.
Ông lão nằm kế bên thở khò khè như con vịt xiêm, lên tiếng:
- Xung quanh đây không có cỏ tươi hả con?
- Không, ông à. Con đi tìm mãi chẳng thấy. Nó kén ăn lắm. Cỏ tươi mà loại cỏ non nó mới
chịu.
Có lẽ ông lão không hề biết con dế đã chết khô. Lão mù mà.
Lão nói:
- Hay ngày mai con đi tìm một lần nữa xem. Nuôi con vật nào cũng vậy, phải chịu khó.
- Con biết rồi mà, ông đừng lo. Trước sau gì con cũng tìm ra cỏ tươi.
- Ừ, ráng nhé. Nhưng con cũng phải nhớ thật cẩn thận. Ðừng đánh lộn với người ta.
- Con có đánh lộn gì đâu. Ở đây không có một đứa nào dám đụng đến con. Chúng chỉ ỷ
đông thôi.
- Vậy là có rồi phải không?
- Con chỉ nói như vậy thôi chứ làm gì có.
Ông lão nằm im có vẻ như đang cố ngủ. Một hồi sau lại lên tiếng:
- Con lấy cái giỏ cho ông.
- Ông lại đếm tiền nữa rồi. Con đã nói chưa có đủ đâu.
- Nhưng con cứ lấy cho ông.
Thằng Ðậu cất con dế vào hộp diêm, bỏ vào tui, lại gài thêm một lần kim băng.
- Ông thật là kì cục!
Tuy nói vậy nhưng nó vẫn lấy từ trong túi vải ra một gói giấy báo nhàu nát, bên trong là
một xấp tiền phẳng phiu cột bằng dây thun.
- Ðây, ông tha hồ mà đếm nhé.
Ðôi mắt lão chớp chớp mờ đục. Lão nói:
- Con thấy chưa, mình đã mua được một khúc sân nhỏ rồi đó. Chẳng lâu đâu, mình sẽ muađược một khu vườn. Lúc đó, tha hồ mà về quê, không thèm đi nữa.
- Còn lâu lắm ông ơi. Ông đã nói với con bao nhiêu lần rồi còn gì.
- Chẳng lâu đâu. Ông lão nhướng mắt. Rồi con sẽ thấy. Khu vườn sẽ có, ông cháu mình sẽ
về. Lúc đó con đừng có trách ông không nói trước với con.
Thằng kia cười hí hí. Cái bụng nó phập phồng.
- Ông phải nhớ là đã hứa cái gì với con rồi đó nhé!
- Ừ, nhớ rồi.
Tôi vòng ngõ sau, đi về. Buổi tối tôi trèo lên cây vú sữa nghe dế gáy. Những con dế trong
vườn nhà tôi luôn được ăn cỏ tươi. Tôi nhìn những vì sao xa và chọn một ngôi sao sáng nhất
rồi đặt cho nó một cái tên. Tôi nói với bố:
- Mình có thể đặt cho ngôi sao một cái tên như người được không bố?
Bố gật đầu:
- Ðược chứ! Nó cũng như con người vậy, chỉ khác là ban ngày đi ngủ thôi.
Tôi đặt tên nó là Lê Văn Tí, tên thằng Tí bạn tôi.
Bố tôi cười khanh khách bảo:
- Chắc ngôi sao đó đẹp lắm!
Có một đêm tôi không tìm thấy ngôi sao của mình. Ngồi trên cây vú sữa lục tìm trong
những đám mây cho đến lúc tóc ướt đẫm. Tôi nói với bố, có những ngôi sao ban đêm vẫn đi
ngủ. Khi ngủ nó nhắm mắt lại và thế là chúng ta không nhìn thấy nữa, cũng có thể nó đang nhìn
về hướng khác.
Tôi nói với thằng Tí:
- Tao sẽ chỉ cho mày thấy ngôi sao của mày.
Nó trợn mắt:
- Thật không?
Ðêm đó hai chúng tôi lén trèo lên cây vú sữa. Tôi chỉ cho nó thấy ngôi sao sáng nhất:
- Ðó, thấy chưa?
- Ồ, đẹp quá. Thế ngôi sao của mày đâu?
- Ừ nhỉ, tao quên chọn ngôi sao cho mình.
- Ðể tao chọn cho nhé! Mày có thích ngôi sao ở gần tao không? Nó cũng rất đẹp.
Hai đứa tôi cười khoái trá.
- Sao người ta không cất nhà trên cây vú sữa nhỉ? Như tổ chim ấy.
- Vì người ta sợ con nít té. Cái bọn con nít ấy mà, sơ ý một chút là nó té ngay.- Ừ nhỉ. Chỉ có lũ chim là không té.
- Vì nó có đôi cánh. Khi mày có cánh sẽ không bao giờ té. Lại biết bay!
- Chú Hùng bảo ngày xưa con người có cánh, nhưng vì làm việc nhiều quá, nó mòn đi.
- Uổng thiệt. Nhưng mà còn hơn, người mà có cái miệng như con chim thì xấu lắm.
Cả hai cười ngất, tưởng tượng ra cái mỏ chu chu.
- Mày có nghe tiếng dế gáy không? Tôi nói.
- Có. Con đó chắc hăng lắm. Tao chưa bao giờ nghe con nào gáy hung dữ như nó.
- Mày thấy có nên cho thằng cháu lão ăn xin một con không? Con sống á!
- Tao cũng không biết nữa, nhưng tao thấy thằng đó kỳ quá.
- Ông nó sắp mua đất rồi đó. Tao nghe nói sẽ không đi xin nữa, về quê.
- Còn lâu. Bấy nhiêu đó tiền không đủ đâu. Mua một khu vườn nhiều tiền lắm. Mẹ tao nói
vậy.
- Mày đã thấy rồi à?
- Ừ. Tao lén nhìn. Tao còn nghe ông nó nói, dạo này ông nó nhức trong xương nhiều lắm.
Tuy vậy vẫn sống khỏe, sống một trăm tuổi mới chết.
- Ông nó bao nhiêu tuổi vậy, gần một trăm chưa?
- Tao cũng không biết. Chắc gần rồi. Tao thấy già quá chừng.
- Hay chúng mình cho nó một con dế đi?
- Ừ, để xem đã. Tao sợ nó nói, tao không thèm dế của tụi mày.
- Ai mà biết. Chắc nó không có con dế tươi.
- Ngày mai tao sẽ hỏi thằng Toàn, xem nó có đồng ý không.
- Chắc nó sẽ đồng ý. Nhưng nó sẽ không chịu đem đến đâu.
- Ừ há. Ai sẽ là người đem đến. Tao cũng sẽ không đem đến. Kỳ thấy mồ. Nó sẽ nói mình
làm quen nó.
- Tao mà thèm làm quen nó.
- Mình sẽ kêu con Phượng.
- Không được, nó sẽ kể cho mọi người biết.
- Vậy thì thôi đi!
- Ừ
Những ngày mưa- Chú Hùng ơi! Tắm mưa không?
Tôi đứng trước ngõ réo. Chú thò đầu ra khỏi cửa sổ. Ðứng từ xa nhìn, tôi thấy mặt chú đầy
râu. Cái cằm như to lớn khác thường.
Chú cười khanh khách:
- Chú lớn rồi! Không tắm mưa nữa.
- Tại sao vậy?
- Ừ. Người lớn là vậy.
- Nếu vậy thì cháu chẳng thèm lớn nữa. Tắm mưa vui lắm. Chú ra tắm đi. Dù chú có tắm
mưa, chú vẫn là người lớn.
- Thôi được rồi, ông tướng. Nhưng chỉ tắm trong vườn thôi đấy!
Tôi nhảy tót vào nhà.
- Dắt con bò cho nó tắm luôn đi chú!
Chú lắc đầu rồi cõng tôi ra vườn. Hai chú cháu nằm dài ra đất.
- Cô Hồng có khi nào tắm mưa không? Tôi hỏi.
- Không, cô Hồng là con gái, ai lại tắm mưa.
- Mẹ cháu cũng chẳng khi nào tắm mưa. Mẹ nói tắm như thế, tóc sẽ rối.
- Ừ, mẹ cháu tóc dài mà.
- Nhưng cô giáo Hà tóc ngắn, vẫn không tắm mưa!
- Ừ nhỉ.
- Chắc tại cô mang guốc cao gót, chạy sẽ té.
Chú Hùng cười ngất. Cái mặt đầy râu cứ nhăn nhăn. Khi cười, chú gồng lên, cổ to như con
sư tử. Với cái cổ to như thế, cái đầu chắc trở nên nhẹ lắm. Tôi vẫn luôn ước ao khi lớn lên cái
cổ cũng to như vậy. Ðó là một cái cổ dũng cảm mà. Mẹ tôi vẫn thường nói, đàn ông cái cổ to
mới oai. Những người cổ nhỏ, cứ thụt thụt như con rùa.
Tôi ngồi dậy chạy ra giếng. Nước mưa từ trên trời rơi xuống giếng thật đẹp. Mặt nước cứ
loang loang như có nhiều con cá đang đớp mồi bên dưới. Chú Hùng chạy theo. Chú lấy cái gàu
múc nước xối vào người tôi. Vừa tắm mưa, vừa tắm giếng thật tuyệt vời. Nước giếng ấm như
được hơ nóng.
Thằng Tí ở đâu không biết chạy vào ôm chặt chú Hùng từ phía sau lưng.
- Con đố chú, ai đây? Nó hét lớn.Chú lúc lắc cái đầu:
- Có phải người khách lạ không vậy?
- Không phải, người khách quen!
- Nếu người khách quen hãy cho tôi xem chân.
Nó giơ một cái chân lên.
Chú Hùng lắc đầu:
- Ðó không phải là cái chân.
- Chứ đó là cái gì?
- Một cái vòi voi!
Chúng tôi ôm chặt lấy chú. Một gàu nước xối ướt cả ba người.
- Thôi các cháu ở đây chơi nhé. Chú vào.
Tôi kéo thằng Tí chạy ra cây vú sữa. Hai đứa trèo lên ngọn cây, nhún thỏa thích. Vừa nhún
vừa nhắm mắt, thả hai tay.
- Tao đã nói với thằng Toàn rồi, mình sẽ chơi trò kẻ lạ mặt với thằng cháu ông ăn xin.
- Ừ há. Nhưng mình biết để con dế chỗ nào bây giờ. Ông cháu nó vẫn đổi chỗ nằm liên
tục.
- Chẳng sao cả. Ðợi họ ngủ, mình để con dế gần chỗ đó rồi bỏ đi. Nửa đêm, con dế gáy
lên, nó sẽ biết ngay.
- Ðúng rồi. Ngày mai mình sẽ bắt con dế bữa hổm. Nhưng mà nó có biết mình tặng nó
không nhỉ?
- Làm sao biết được. Nó sẽ nghĩ con dế tự động chui vào cái hộp. Rồi cái hộp tự nhiên
đóng lại.
- Xạo. Không có cái hộp nào tự động đóng lại cả.
- Ừ. Khó ha. Nó sẽ biết tụi mình đó. Nhưng mà cũng chẳng sao. Nó sẽ mừng lắm. Nó sẽ
vứt con dế khô đi.
Chúng tôi trèo xuống rồi chạy ra đường. Gặp con Phượng đang đứng ngoài ngõ, môi tím
ngắt. Nó nhoẻn miệng cười, cái răng trắng chạch.
- Tụi mày ở đâu vậy. Tao chờ mãi.
- Mày về đi, nhìn cái mặt mày, tụi tao sợ quá. Coi kìa, đứng mà cứ run lên như con cầy
sấy.
- Còn lâu. Con Phượng chua nghoa. Tao vẫn không lạnh. Tại cái da mặt tao đụng mưa vào
thì nó tím vậy thôi!Nó kéo bọn tôi ra chợ.
Trên cái sạp cũ, hai ông cháu lão ăn xin đang ôm nhau ngủ. Kề bên là cái mền như miếng
giẻ vụn rớt thõng xuống một đầu. Phía bên kia là cây gậy nằm dọc, úp chiếc nón lá lên. Chúng
tôi đứng nhìn một hồi rồi bỏ về.
Mẹ tôi nói ngày mưa, nỗi buồn bao giờ cũng nhiều hơn ngày nắng, nhất là những ngày mưa
kéo dài. Mẹ ngồi trên bậc cửa, chải tóc. Mẹ chải như tìm thấy niềm vui trong đó. Cũng như tôi
vui khi chạy trong mưa vậy. Mỗi một người có một niềm vui khác nhau. Giống như bố tôi, bố
vui khi nhìn thấy cánh đồng. Một ngày không ra đồng, bố thấy buồn quay quắt.
Bố nói:
- Cái nhà thứ hai của tui ở đó!
Tôi hay trêu bố, một cái nhà mà không có cửa sổ, không có mái che.
Bố nói đó là căn nhà lớn nhất thế giới. Những người bước vào căn nhà đó sẽ không bao
giờ đi đâu nữa. Bố nói nội tôi ngày xưa cũng nói như vậy. Nội tôi yêu cánh đồng như yêu ngôi
nhà của mình. Khi nội tôi mất, những người trong làng phải khiêng cái hòm đi ngang từng ruộng
lúa một rồi mới đem chôn. Mỗi năm đến mùa lúa chín, bà nội tôi phải gõ gõ vào mộ bia để nội
tôi nhớ năm nay vụ gặt xong rồi. Bố tôi rất hãnh diện vì chưa bao giờ ra khỏi làng. Bố nói, nơi
nào có ruộng lúa, bố mới đi. Làm sao nơi nào cũng có ruộng lúa được.
Mẹ ngồi chải tóc trên bậc cửa, nói với tôi:
- Chừng nào tóc mẹ bạc thì con sẽ lớn.
Tôi nhặt tóc sâu cho mẹ. Có những sợi tóc sâu vẫn dài cả mét. Tôi nói, những sợi tóc đó
đẹp nhất. Bố “nịnh” mẹ, bảo tóc mẹ sợi nào cũng đẹp. Mẹ cứ im im không nói gì nhưng khuôn
mặt rạng rỡ hẳn lên. Trong ngày mưa, tôi thích nhìn mẹ những lúc như vậy.Chui đầu vào những sợi tóc của mẹ, tôi hay nói không nhìn thấy gì hết vì tóc mẹ đen quá.
Giống như buổi tối mà đi ra khu vườn. Chỉ biết thôi, nhưng không thấy.
Bố bảo:
- Biết gì?
Tôi nói:
- Biết mẹ thích hoa lài. Tóc mẹ thơm mùi hoa lài lắm. Chắc mẹ là bông hoa lài cắm bãi
cứt trâu.
Bố cười ngất:
- Ái chà! Dám xem bố là bãi cứt trâu!
Tôi nói dù bố có là bãi phân trâu, tôi vẫn yêu bố.
Những lúc đó, cả nhà tôi đều vui. Mỗi người đều tìm thấy một niềm vui riêng thuộc về
mình, nhưng cũng có những niềm vui chung thuộc về tất cả. Niềm vui đó như một sợi dây đàn,
chạm vào thì nó ngân lên cả nhà và thế là ta vui.
Có một ngày mưa, tôi nhìn thấy mẹ giấu những sợi tóc rụng. Chẳng biết tại sao mẹ lại xấu
hổ vì chuyện đó. Nhưng tôi không tiện hỏi vì thấy khuôn mặt mẹ buồn buồn.
Bố cởi trần ngồi đan sọt. Những chiếc sọt lớn nhỏ cứ ra đời vào những ngày mưa. Bố nói
những chiếc sọt đẹp bao giờ cũng phải được làm tốt từ khâu vót nan. Bố đan cho tôi cái lồng
chim bằng sợi tre ngà, cửa lồng mở toác. Vì đó chỉ là cái lồng chim thôi, chẳng có con chim
nào hết. Bố sợ tôi không biết chăm sóc những con vật khó nuôi đó. Hãy tưởng tượng một con
chim trong lồng, bố nói vậy. Tôi bảo lông nó màu đỏ, cánh nó màu xanh, nó hay háu ăn và mắt
thì sáng quắc. Bố nói, chỉ có chim thần mới vậy.
Những con chim thần hay ghé vào nhà tôi những hôm mưa. Chúng bay về rồi đậu kín trong
lồng. Chiếc lồng quá chật, chúng bay ra. Ðôi cánh màu xanh xòe rộng che hết mọi thứ. Rồi
chúng bay lên trời, trời xanh ngắt.
Năm đó nơi tôi ở có một con chim ó hay bắt gà, nó liệng ba vòng rồi đứng bói giữa
khoảng không.
Mẹ tôi hái cau như cô Tấm, chỉ tôi, nói:
- Ðuổi đàn gà vào nhà đi.
Tôi ra vườn mà cứ sợ nó tưởng mình là con gà.
Bố tôi làm rất nhiều bẫy nhưng vẫn không bắt được. Bẵng đi một dạo tự dưng nó đi đâu
mất, chẳng thấy xuất hiện.
Mẹ nói, chúng ta đã làm cho nó thất vọng rồi. Những con ó luôn luôn thiếu kiên nhẫn.Những ngày mưa, tôi hay chui vào đống chăn tìm hơi ấm. Tôi tìm bóng tối nữa. Thật thú
vị, nhìn mà cứ như không nhìn. Trong bóng tối, sẽ không ai có thể nhìn thấy khuôn mặt của tôi.
Những cơn mưa trong bóng tối cũng vậy, sẽ không ai biết là đang có cơn mưa nếu như không
nghe tiếng rào rạt trên mái nhà.
Mẹ nói những cơn mưa đêm là những cơn mưa êm đềm nhất.
Người khách lạ đến viếng khu vườnMấy hôm nay hình như có ai đến vườn nhà mình. Bố đi làm đồng về thông báo.
- Sao bố biết?
- Hôm qua, bố nghe tiếng động rất lạ. Khi bố đi ra thì một tiếng soạt rất lớn rồi im luôn.
Nhưng mấy lùm cây còn run dữ lắm.
Mẹ tôi cũng thông báo một chuyện tương tự. Tôi rình suốt hai ngày trời không thấy gì.
Nhưng đến ngày thứ tư đi học về, lại nghe bố nói:
- Hôm nay họ lại đến!
Quái lạ! Tôi đi ra vườn. Ngoài vườn mọi thứ vẫn còn nguyên như những hôm trước. Tôi
hẹn thằng Tí đến nhà, mỗi đứa canh một đầu, hễ nghe tiếng động thì huýt sáo báo tin cho nhau.
Chờ mãi chẳng thấy con ma nào. Tôi gọi thằng Tí cũng chẳng nghe nó đáp. Thì ra nó bỏ về từ
đời tám hoánh nào rồi. Cái thằng thiếu kiên nhẫn. Tôi gọi thằng Toàn sang. Nó hỏi bắt trộm hả.
Tôi gật đầu. Nó ôm một khúc cây to bảo gặp ăn trộm sẽ chọi vào giò nó. Lại chờ. Chờ mãi.
Chờ đến lúc chẳng ai nói với ai đồng lúc bỏ cuộc.
Bẵng đi vài hôm, bố tôi lại thông báo:
- Có ai đó khoét hàng rào nhà mình một lỗ rất to.
Tôi chạy ra xem cứ rùng cả mình. Dứt khoát phải có một ai đó hoặc một con gì đó rất lớn.
Bố nói nếu tôi canh chỗ này thì sẽ gặp.
Ở lớp, tụi bạn nó đồn nhà tôi có ma. Một con ma ban ngày. Nó vào vườn rồi ăn hết cả hoa.
Không những thế, con ma còn chọc ghẹo bố tôi khiến bố tè trong quần mà chạy. Có đứa còn hỏi
thẳng, con ma có bóp cổ bố mày không, sao tao thấy mặt bố mày tím tím.
Tôi ức lắm nhưng chẳng có cách gì nói cho chúng tin, đành hậm hực về méc bố, tưởng
được bênh, ai ngờ bố cười ngất. Những buổi trưa, khi bọn chúng rủ nhau thụt thò trước ngõ nhà
tôi thì trong nhà, bố tôi vờ rên hừ hừ như bị ma nhập. Thế là bọn chúng chạy “bắn khói”.
Mẹ nói, cho dù có quỉ cũng không vật nổi bố. Tuy vậy, tôi vẫn uất ức kinh khủng.
Một buổi trưa khác, sau khi đi học bị tụi bạn chọc tơi bời, tôi ngồi bên cửa sổ nhìn ra khu
vườn. Bất ngờ, tôi thấy lùm bông lài run lên. Những chiếc lá lay động dữ dội. Tôi vội vàng bò
ra nhà sau. Mẹ và bố còn ở ngoài đồng khiến tôi chột dạ, không biết có nên bò ra ngoài vườn
không. Bỗng dưng tôi thèm có thằng Toàn khủng khiếp. Cuối cùng lấy hết sức mạnh, tôi bò về
phía bụi lài.
Từ bên đây cây hoàng lan, tôi thấy rõ ràng một cái đầu nhô lên, đen thui một chỏm tóc.Tôi bò đến gần nữa thì bất ngờ nhận ra thằng cháu lão ăn xin. Nó vào vườn nhà tôi để làm gì
vậy, thật không hiểu nổi.
Sau khi nhìn tới nhìn lui, nó có vẻ khoan khoái lắm ngồi xuống, mở túi lấy ra hộp diêm
nhỏ. Thì ra nó đi hái cỏ tươi cho món quà của người khách lạ là chúng tôi. Nó đặt hai bao
diêm xuống bãi cỏ, sau đó ngắt từng ngọn cỏ non, xé nhỏ rồi bỏ vào. Xong xuôi mọi chuyện, nó
cất hai bao diêm vào túi rồi chui vào bụi lài. Nó hái những bông hoa trắng để lên khắp người
của mình. Và cứ như thế... nó ngủ. Giấc ngủ đến với nó thật nhẹ nhàng và không hiểu nổi.
Tôi đi nhẹ đến gần, nghe hơi thở đều đều và những bông lài nhấp nhô như gợn sóng. Chẳng
hiểu sao, tôi bỏ vào nhà. Con ma là như vậy.
Chú Hùng hay kể cho tôi nghe về những người khách lạ thường ghé khu vườn nào đó chỉ
vì những bông hoa. Có ngờ đâu, không phải là cổ tích.Ngày bí mật- Mẹ ơi! Tôi chạy vụt về nhà. Cô Hồng đau bụng dữ lắm. Cô nói cô sắp sinh em bé, bảo con
gọi mẹ gấp.
- Thế chú Hùng đâu?
- Chú Hùng đi ruộng rồi!
Mẹ tôi chạy sang nhà cô Hồng, tóc vụt xõa tung. Ngay cửa ra vào, cô Hồng đang quằn
quại bò càng trên nền nhà, tay cô nắm chặt gấu áo, mồ hôi đầm đìa.
- Con lấy giỏ đồ cô Hồng để dưới gầm giường cho mẹ nhanh lên.
Tôi vội chạy vào buồng. Khi quay ra đã thấy mẹ ẵm cô Hồng đặt vào đống rơm lót sẵn
trong xe bò:
- Hây... hây...
Mẹ hét lên như những gã cao bồi thứ thiệt. Con bò lao tới, bổ nước kiệu. Chẳng mấy chốc
đã ra đến ngõ.
- Con chạy đi gọi chú Hùng, nói mẹ chở cô Hồng xuống trạm y tế.
Tôi ù té chạy ra đồng. Từ đằng xa đã thấy cái lưng bóng nhẫy của chú:
- Cô Hồng đẻ rồi!
- Cái gì? Chú Hùng hoảng hốt. Sao mà lẹ vậy!
- Mẹ cháu đã chở cô xuống trạm y tế.
Chiều hôm đó tôi, con Phượng, thằng Tí đi bộ xuống trạm. Bố tôi sai tôi xách cơm cho mẹ
và chú Hùng, còn tụi kia đi theo chỉ vì nhiều chuyện. Trong sân, chú Hùng đi đi lại lại, mặt đen
xì. Chú cũng không cười với tôi.
Cô Hồng sinh em bé thiếu tháng. Mẹ nói đáng lý phải 9 tháng 10 ngày nhưng chẳng hiểu
làm sao, chưa đầy 8 tháng “nó” đã đòi ra. Cô Hồng đau dữ lắm. Ðến nỗi bác sĩ giỏi nhất trạm
y tế phải chạy lại chăm sóc cô.
Ðứng dưới gốc cây, mắt chú Hùng đỏ hoe. Tôi chưa bao giờ thấy chú như vậy, đây là lần
đầu. Chú không hề rên rỉ cũng không kêu hu hu, chỉ chớp mắt liên tục. Lâu lâu lấy tay quệt vài
giọt nước mắt rồi quay đi chỗ khác.
Tôi còn nhớ hôm trước, chú hỏi tôi đặt tên em bé là gì thì tôi mới thương. Tôi nói đặt tên
em bé là Thương thì ai cũng phải thương cả. Chú nói ừ há, chú cũng thích cái tên đó, con gái
hay con trai đều hợp. Chú nói nếu đẻ con gái sẽ làm cho nó cái nôi hình bông hoa, còn con trai
thì hình con ngựa. Tôi nói sẽ giữ em bé giùm chú, nhưng với điều kiện chú phải sang thăm tôivào mỗi buổi sáng. Chú gật đầu bảo, làm sao chú quên được người láng giềng.
Từ trong hành lang, một bác sĩ đi ra, hỏi:
- Có ai nhóm máu O không? Cô ấy đang thiếu máu, cần phải truyền gấp.
- Làm sao biết tôi máu gì? - Chú Hùng òa khóc.
Mẹ tôi hét vào tai tôi:
- Chạy về kêu bố nhanh lên, có việc khẩn.
Tôi băng đồng chạy về nhà. Thì ra bố máu O. Có một lần bố bị bệnh nên mẹ biết. Người
ta đưa bố vào phòng, nửa tiếng sau vẫn không thấy ra. Chú Hùng định lỏn vào nhưng bị chận
lại.
Chú quát lớn:
- Vợ tôi đang chết, các người không cho vào hay sao!
Cuối cùng người ta phải cho chú vào vì chú gây ầm ĩ quá nhiều. Một phần chú khỏe lắm,
không có cái cửa nào có thể khép trước mặt chú được.
Những người trong xóm cũng đã hay tin, kéo đến trạm y tế đông nghẹt. Họ ngồi im lặng và
chờ đợi, trong khi căn phòng lạnh lẽo vẫn tiếp tục đóng cửa im ỉm.
Hàng giờ trôi qua trong tiếng gào thét của cô Hồng. Rồi cửa xịch mở, bố tôi đi ra, mặt tái
xanh. Trước đó bố khỏe bao nhiêu thì giờ đây yếu ớt bấy nhiêu. Bố trèo lên xe bò rồi nằm vắt
trên đó. Mẹ mua cho bố bịch sữa. Bố uống lấy uống để như một kẻ khát nước.
Bố nói:
- Không sao cả. Một chút sẽ khỏe lại. Con bé mất máu nhiều quá, hy vọng là nó qua.
Mẹ tôi im lặng nhưng khuôn mặt xanh xao thấy rõ. Mái tóc đen đúa đổ dài, dài kinh khủng.
Từng sợi từng sợi bay lất phất như một bóng ma. Có một ai đó cột tóc cho mẹ, nói:
- Không sao đâu. Ai làm mẹ chẳng trải qua chuyện này. Rồi mọi thứ sẽ qua thôi.
Con Phượng kéo tôi ra một góc:
- Có phải cô Hồng chết không?
- Làm sao tao biết được. Tôi trả lời. Hồi nãy còn nghe cô la dữ lắm, bây giờ tự nhiên
chẳng nghe thấy gì. Mẹ tao khóc, chắc là có chuyện lớn. Cả chú Hùng cũng khóc nữa, có đời
nào chú Hùng khóc đâu.
- Sao tao nghi quá à!
- Ừ, tao cũng vậy. Hồi nãy chạy về gọi bố, tao có tạt qua chỗ ông Tư nằm.
- Ông Tư làm sao?
- Ông kêu tao có cách gì đưa ông đến trạm y tế không? Tao đâu dám nói thiệt. Chỉ nói cómẹ và bố ở đó rồi. Ông dặn tao nếu có chuyện gì chạy về cho ông hay liền.
- Thôi đừng chạy về chớ!
Cửa phòng xịch mở, chú Hùng ngơ ngác đi ra. Vừa thấy bố tôi, chú ôm chặt rồi khóc ngất:
- Nó chết rồi anh ơi!
Bố tôi quát lên:
- Mày nói ai chết?
- Nó chết.
- Nó là đứa nào?
- Con bé Thương!
- Từ từ nào. Bố vỗ vỗ nhè nhẹ lên vai chú như dỗ dành một đứa bé. Ðể xem lại đã...
- Nó chết thật rồi. Bác sĩ đã gói vào một miếng vải.
- Thế vợ mày làm sao rồi?
- Nó cứ nằm im như vậy.
- Nó còn sống chứ?
- Còn. Bác sĩ bảo em ra ngoài đừng gây kinh động cho cô ấy.
Im lặng và thở dài. Vài người đàn bà cùng với mẹ tôi chạy vào với cô Hồng.
Bố tôi nói:
- Cứng rắn lên. Mày mà như vầy thì sao con Hồng sống nổi. Rồi sẽ có những đứa con
khác. Chúng mày còn trẻ mà. Mày phải giúp nó vượt qua. Người đàn ông cần nhất là lúc này
đó.
Ba hôm sau chú Hùng chở cô Hồng về. Cô được trùm trong chiếc mền lớn. Mẹ ngồi với
cô còn chú Hùng thì đánh xe. Tôi chạy tắt về nhà mở cổng thật rộng. Những người trong xóm
cũng ra đứng chờ cô.
Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để
chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi
chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn. Và đừng bao
giờ quay lưng lại với một con người như vậy. Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên
thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu gường. Họ cần mỗi buổi
tối ghé lại ngồi với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn, và
thỉnh thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không...
Xe đã đậu trong sân. Chú Hùng ẵm cô Hồng vào nhà. Tôi chạy theo. Khuôn mặt cô xanh
xao nhìn kinh sợ lắm. Mẹ tôi lấy cái gối dằn cho cô rồi đốt một lò than.Mẹ nói lớn:
- Cái thằng Hùng này, lựa than gì mà khói nhiều quá. Kiểu này hấp người ta không bằng.
Mẹ nói vậy thôi, chẳng thấy khói gì cả. Ðể lò than xuống gầm gường, mẹ sai chú Hùng đào
củ gừng. Rồi mẹ lấy chổi ra quét nhà soàn soạt.
Mẹ nói:
- Ðóng cái cửa này lại, gió độc lắm!
Mẹ sai chú Hùng mua cá về kho khô. Mẹ bảo cột con bò lại coi chừng nó ăn đám mì. Mẹ
xuống nhà bếp khua chén rổn rảng. Mẹ xắn ống tay áo lên, sắp đặt mọi việc một cách ồn ào.
Mẹ nói:
- Cứ làm như vậy cho tôi, còn mọi việc tôi lo. Mấy anh đàn ông cứ là vô tích sự!
Tôi đến ngồi bên cô Hồng. Cô nắm chặt lấy tay tôi.
Tôi nói:
- Chừng nào cô khỏi bệnh, cô đan cho con chiếc nón len nhé. Con thích chiếc nón có nhiều
tua và cái mũi dài dài.
Cô gật đầu. Tôi nói tiếp:
- Cô có thích ăn bắp rang không?
Cô lắc đầu nhưng mỉm cười với tôi.
Mẹ nói:
- Con đừng hỏi cô nữa, để cô nghỉ mệt.
Tôi đi ra ngoài nhưng vẫn nhớ nụ cười đó, bởi vì nó là nụ cười đầu tiên từ lúc cô đánh
mất em bé. Một nụ cười trên khuôn mặt buồn.
Chiều tối mẹ mới về nhà với vẻ mệt mỏi. Ngồi trên bậc cửa, mẹ lấy lược ra gỡ tóc. Mẹ cứ
chải mãi, chải mãi. Bố thắp đèn lên rồi mắc cái võng ra nằm. Tôi đến ngồi gần nhưng mẹ
chẳng hay, có vẻ đang nghĩ ngợi cái gì đó. Lâu lâu lại thở dài. Tôi nhìn ra ngoài đường thấy
gió cứ thổi suốt. Những ngọn cây như dính lại với nhau trong cái màu tối tối. Ðêm nay, nếu như
trời không mưa, lúc 8 giờ trăng sẽ sáng lắm. Còn như nếu trời mưa thì tiếng đưa võng của bố
sẽ không còn nghe thấy nữa. Những giọt mưa trên mái nhà luôn ồn ào, nhưng nếu nó không ồn
ào có lẽ tôi sẽ không còn thích chúng.
Tôi nói với mẹ:
- Mẹ ơi, hồi chiều cô Hồng cười với con!
- Ừ. Cô nhắc con mãi đó.
- Cô còn hứa sẽ đan cho con cái nón len.- Ừ!
- Mẹ có tin cô Hồng sẽ hết buồn khi ngồi đan nón không?
- Mẹ tin.
- Nhưng chú Hùng sẽ không hết buồn. Con thấy chú ra nhà sau ngồi một mình. Chú cũng
chẳng thèm cột con bò.
- Không sao đâu con.
- Ngày mai con sang chơi với cô Hồng được không?
- Ðược. Nhưng con phải hỏi cô có đồng ý không đã.
- Con biết rồi.
Trăng đã lên, sáng vằng vặc. Có nghĩa là trời không mưa. Những đám mây trắng tinh như
gấu bông bay nhởn nhơ; lúc thì bay qua, lúc thì bay lại, có lúc dồn ép vào nhau như những núi
tuyết. Lại có một đám mây như hình em bé trôi nhẹ đi, cổ quàng một chiếc khăn lớn. Mặt trăng
tròn vành vạnh nhô ra ở giữa như cái nôi bập bềnh, lúc thì lồng bên dưới đứa trẻ, lúc thì chạy
lên phía trên không thể nào đoán trước được. Người ta nói trong mặt trăng có chị Hằng. Chị
đẹp lắm nên lúc nào cũng giấu mặt trong những lưới mây. Tôi chỉ thích trong mặt trăng có một
đứa bé như con cô Hồng chẳng hạn. Một đứa bé sẽ làm cô Hồng cười khi từ trạm xá về, chú
Hùng sẽ không khóc, mọi người đến thăm có cái để bồng, để ha hả. Người ta sẽ không né câu
hỏi: “Em bé đâu rồi?”. Người ta sẽ nói: “Cho tôi ẵm bé Thương một chút coi”. Cô Hồng sẽ có
cớ lâu lâu than phiền: “Dạo này con bé quậy quá. Em chẳng ngủ gì được”. Chú Hùng đi làm về
sẽ hỏi: “Con gái tui ở nhà có hư không?”, hoặc sẽ đùa: “Cô ở đâu mà cứ đến nhà tui khóc nhè
vậy cà!”.
Mẹ tôi nói một đứa bé sẽ trao cho người phụ nữ một cái quyền thiêng liêng nhất, quyền
làm mẹ. Không có đứa bé, họ sẽ không được làm mẹ. Họ sẽ đau khổ lắm. Họ sẽ thấy mình mất
đi một nửa cuộc đời. Bởi cuộc đời người phụ nữ luôn gắn liền với những đứa bé, là kho báu
quí giá không có gì có thể đánh đổi với họ.
- Rồi cô Hồng sẽ có em bé khác chứ mẹ?
- Ừ. Nhưng cô sẽ không bao giờ quên được bé Thương. Một người mẹ luôn yêu tất cả các
con mình dù cho nó không còn có mặt.
Tôi ôm chầm lấy mẹ. Tôi biết mẹ sung sướng hơn cô Hồng vì mẹ có em bé là tôi. Những
lúc có khách lạ đến nhà, mẹ sẽ hãnh diện nói: “Con tôi đó, con trai, một thằng lỳ ơi là lỳ...”, và
mẹ sẽ mỉm cười vì hạnh phúc.
Tôi sang thăm cô Hồng. Cô ngồi đan nón, mắt buồn so. Cô buồn vì không được làm mẹ.Chú Hùng cũng đã bỏ dở việc ruộng rẫy, ở nhà quanh quẩn. Chú đi ra đi vào bứt rứt vì không
được làm bố. Nhìn cô đan len, tôi chợt thấy cô thật giống mẹ tôi, dịu dàng từng đôi tay một.
Bàn tay đó khi ẵm đứa bé thì vững vàng, khi làm lụng thì khéo léo. Bàn tay của người đàn ông
sẽ không được như vậy.
Tự dưng tôi muốn nói với cô như vầy: “Cô Hồng ơi, tối hôm qua con thấy bé Thương. Nó
núp trên mặt trăng. Nó đẹp lắm. Mặt sáng bừng như có điện”. Nhưng tôi chỉ nói: “Cô Hồng ơi,
đêm qua trong giấc mơ của con có cả cô nữa.Bà Ma-xơ đànCách nhà tôi khoảng ba cây số có một nhà thờ nhỏ. Tụi thằng Toàn hay rủ tôi đến đó xem các
bà ma-xơ: đầu trùm khăn trắng đi qua đi lại, không thấy chân. Ðã nhiều lần chúng tôi nói với
nhau, cái chân của bà ma-xơ phải nhỏ lắm nên bà mới giấu trong chiếc áo thụng lùm xùm. Nói
là nhà thờ nhưng chỉ gấp đôi căn nhà tôi, cửa nẻo trống hoác không còn cánh cửa.
Bố tôi nói ngày xưa nhà thờ đẹp lắm, vôi trắng toát, hàng rào gỗ chạy dọc nhưng chiến
tranh đã không chừa thứ gì. Rồi thời gian không được tu bổ, nó cũ kỹ và tàn úa.
Vùng tôi ở chỉ có một vài nhà theo đạo, người ta gọi họ là những con chiên. Vì con chiên
ít quá nên cũng không giúp được gì nhiều, ngoài những lúc rảnh rỗi khỏi việc cày cấy, họ tụ tập
sau nhà thờ phụ các bà ma-xơ cuốc đất. Các bà ma-xơ cũng như những người nông dân ở đây,
họ trồng hoa, trồng rau, trồng lúa, chỉ có khác là họ làm việc trong khu đất của nhà thờ. Người
dân ở đây gọi là “đất của ma-xơ”. Ðất màu mỡ lắm, trồng cái gì cũng tốt. Hoa mọc từng luống
đỏ chói.
Ngoài việc trồng trọt, các bà ma-xơ luôn ở trong nhà. Có cả thảy là bốn ma-xơ. Họ không
nói chuyện với nhau, chưa bao giờ tôi thấy họ nói chuyện. Họ cứ im lặng đi ra đi vào.
Từ vùng ngoài khu đất ma-xơ, chúng tôi theo dõi họ. Họ có nhiều cái để nhìn. Ví dụ chiếc
áo. Thông thường người ta làm ruộng với những chiếc áo xấu xí, thì các bà ma-xơ ngược lại,
lúc nào cũng bận những chiếc áo trắng tinh, sạch sẽ. Họ giống những người dạo chơi trong
vườn hơn là làm vườn.
Có nhiều lần tôi đi xuống nhà thờ một mình. Tôi thích vậy vì cảm giác vừa sợ vừa khoái
trá khi chui vào một hốc kẹt rồi lắng nghe tiếng bước chân của các bà đi đi lại, mà không hề
biết sự có mặt của tôi. Tôi ngồi cho đến khi mặt trời gần lặn, thế là sung sướng đi về.
Tôi phải công nhận với lũ bạn, các bà ma-xơ là những người khó hiểu nhất. Chúng tôi hay
mò vào nhà thờ lúc các bà đang trồng trọt. Qua cánh cửa chính là một gian phòng rộng mênh
mông. Ngoài cái bàn thờ lớn để trên bục ra, nhà thờ chỉ có vài hàng ghế và một cái hộp gỗ
vuông. Tôi chưa bao giờ thấy một căn phòng rộng và trống trải như vậy. Sau gian phòng là
những cái phòng nhỏ, nơi các bà ma-xơ ngủ. Gia tài của các bà là những cuốn sách dày và
những bộ quần áo dài màu trắng. Bố tôi nói cái hộp gỗ vuông mà tôi thấy là cây đàn piano.
Những buổi chiều hoặc tối, các bà hay chơi đàn. Tiếng đàn vọng ra bên ngoài hàng rào
nghe thật xa lạ và buồn thiu. Cả nhà thờ như chìm vào trong bóng tối, ngoại trừ tiếng đàn là
lung lay, là động đậy. Cây đèn dầu đặt trên bàn thờ nhỏ xíu và đó cũng là nguồn sáng chính chocăn nhà.
Nhưng buổi chiều thứ bảy, các bà chơi đàn sớm hơn thường lệ, nên thằng Toàn hay rủ tôi
đi xem. Qua cái lỗ tò vò, tôi thấy một bà ngồi đàn và ba bà ma-xơ còn lại đứng hát như trên
sân khấu. Khi hát, thỉnh thoảng họ đưa hai bàn tay về phía trước rồi lại úp vào ngực. Cử chỉ đó
luôn luôn không đổi trong mọi bài hát. Khuôn mặt các bà ngẩng lên cao, trang nghiêm, say
đắm. Sau mỗi bài hát, họ cũng không nói chuyện với nhau. Người chơi đàn dạo qua bản khác
như có sự thỏa thuận từ trước. Cuốn nhạc dày cộm đặt trên cây đàn, màu vàng úa được các bà
lật nhẹ, thận trọng như sợ rách. Cử chỉ đó đã cho các bà một dáng vẻ khác người.
Chúng tôi thường bỏ về giữa chừng vì không còn cái gì để xem. Khi đến, các bà đã chơi
đàn rồi và khi về các bà vẫn đang còn chơi đàn. Dầu vậy phải công nhận, các bà ma-xơ có cái
gì đó đã lôi cuốn tôi kinh khủng. Cứ cách một vài hôm là tôi lại mò xuống nhà thờ. Ði quẩn
quanh trong ngôi nhà trống hoác, rồi chui vào hốc kẹt khi thấy những cái bóng trắng thấp
thoáng; hoặc nhìn các bà ma-xơ chơi đàn qua cái lỗ tò vò. Có hôm, tiếng nhạc du dương làm
tôi ngủ lúc nào không hay, khi đang ngồi trong hốc kẹt. Khi thức dậy thì trời đã tối, các bà ma-
xơ cũng không thấy đâu, tôi thấy nhà thờ như một lâu đài bỏ hoang trong những câu chuyện cổ
tích. Dầu mọi ngóc ngách bên trong tôi đều biết, nhưng vẫn có một cái gì đó bí ẩn mà tôi cần
phải khám phá thêm.
Mùa mưa năm đó kéo dài lê thê. Mẹ tôi nói chưa bao giờ thấy một mùa mưa dài như vậy.
Cây ngoài vườn xanh mướt vì liên tục được tắm gội. Trong những trận mưa như vậy, tôi hay rủ
thằng Toàn xuống nhà thờ. Chúng tôi chui vào góc kẹt quen thuộc, rồi lắng nghe tiếng mưa lẫn
tiếng đàn. Tôi phát hiện ra một điều: những hôm mưa các bà luôn chơi đàn và luôn chơi hay
hơn. Tôi đã tìm được một chỗ ngồi gần các bà nhất mà vẫn không bị phát hiện. Chỗ ngồi đó chỉ
cách các bà một vách mỏng. Các bà ma-xơ đang vừa đàn vừa hát say mê.
Bỗng một bà đi đến chỗ chúng tôi ngồi, nói vọng qua lỗ tò vò:
- Ai đó, vào đi.
Vụt một cái, thằng Toàn nhảy phắt qua bờ rào chạy thoát. Tôi chạy theo nhưng vấp phải
một vật gì đó, té nhào, nằm bẹp. Khi tôi ngóc đầu lên đã thấy đôi chân của bà ma-xơ đứng
trước mặt. Ðó là một đôi chân nhỏ xíu, trắng hồng. Một đôi chân hoàn toàn chạm đất.
- Con có sao không? Ðừng sợ. Bà không bắt con nít bao giờ.
Tôi khóc òa. Bà dẫn tôi vào nhà, đặt ngồi trên chiếc ghế gần cây piano.
Một bà hỏi:
- Con có thích nghe hát không?Tôi gật đầu:
- Nhưng bà đừng đến gần con, con sợ lắm đó!
- Rồi rồi, không sao cả! Các bà cười hiền hậu. Con có thể đến đây chơi bất cứ lúc nào
con muốn.
Tôi khoe với thằng Toàn là đã quen với bà ma-xơ. Nó không tin. Nó còn thông báo với cả
lớp rằng tôi đã nói xạo như thế nào. Thế là tôi phải dẫn bọn chúng xuống nhà thờ. Chúng tụ tập
bên ngoài hàng rào còn một mình tôi đi vào bên trong. Tôi nắm tay ma-xơ Hiền, dắt ra phía
trước rồi chỉ vào bọn chúng. Thế là bọn chúng ù té chạy quắn đít.
Từ đó chúng thần tượng tôi lắm. Chúng nhờ tôi cho chúng làm quen với các bà ma-xơ.
Nhưng ngu gì, tôi nói là ma-xơ rất ghét con nít. Ðứa nào héo lánh sẽ bị bà lấy cù nèo móc giò.
Kể từ đó, vào ra nhà thờ chỉ độc quyền cho một mình tôi. Những buổi chiều rảnh rỗi, tôi
đến thăm các bà ma-xơ, ngồi nghe họ hát. Những bài hát lạ lùng ca tụng về một nguồn sáng nào
đó.
- Con có biết hát không? Ma-xơ hỏi.
- Có. Nhưng không giống những bài của ma-xơ.
- Chẳng sao cả!
Tôi hát bài “Người mẹ vĩnh cửu” mà bố tôi dạy:
Mẹ có đôi tay rộng lớn ôm cả thế
gian con nít.
Mẹ có đôi mắt màu xanh lơ lúc da
trời vừa đổ mưa xong.
Mẹ là hoàng hôn của một ngày luôn
luôn là buổi chiều.
Mẹ, mẹ tôi, người mẹ vĩnh cửu...
Có một lần tôi gặp thằng cháu ông lão ăn xin trong nhà thờ. Mặt nó vẫn vậy, vênh lên,
nhưng đôi mắt không còn căm phẫn như tôi gặp lần trước. Vừa thấy tôi, nó bỏ đi. Tôi biết trong
túi nó có hai hộp diêm.
Từ dạo phát hiện nó ngủ trong vườn, bố tôi bảo kệ nó, làm lơ cho nó. Thỉnh thoảng bố còn
để một vài trái ổi dưới bụi lài. Bố chơi trò người lạ mặt. Có hôm tôi còn thấy bố ra vườn nhìn
nó ngủ. Bố nói, nó là món quà của bố. Khi trồng một khu vườn mà không có ai đến thăm, không
có ai yêu nó thì đó là một nỗi buồn hơn là niềm vui. Những buổi trưa, bố cấm ngặt tôi ra vườn.Bố để dành khu vườn cho nó. Tự dưng tôi thấy ghen tức. Tôi kể mọi chuyện cho thằng Tí nghe.
Thế là chúng tôi làm một cái bẫy: cột những hộp lon với nhau rồi dẫn một đầu dây vào nhà.
Khi nó xuất hiện dưới bụi lài, chúng tôi giật dây loạn xạ. Tiếng động vang lên khắp vườn và nó
bỏ chạy trối chết... Hôm sau tôi thấy mặt mũi tay chân nó đầy vết xước, có lẽ bị gai cào khi
chạy trốn. Chúng tôi ân hận vô cùng. Tôi hứa không tái diễn trò đó nữa. Nhưng cũng từ đó
không thấy nó ghé lại nhà tôi. Bố tôi hỏi và tôi giấu biến. Tôi không có can đảm nhận lỗi về
mình. Khi nhận lỗi, tôi thấy mình hổ thẹn nhiều lắm. Có nhiều lần tôi muốn bắt chuyện với nó,
nhưng khi gặp khuôn mặt vênh vênh, tôi lại thôi.
Một lần khác tôi gặp nó lảng vảng trong nhà thờ hôm bà ma-xơ Hiền bị bịnh. Bà nằm
thiêm thiếp trên chiếc gường gỗ. Người nhỏ thó như bị rút lại. Những ma-xơ khác đắp khăn ướt
cho bà. Có người ngồi đầu giường đọc kinh.
Tôi đi ra dãy nhà ngoài thì gặp thằng cháu lão ăn xin đang lảng vảng bên chiếc piano. Nó
chạm tay vào những cái phím rồi vụt bỏ chạy khi thấy tôi. Tôi đến ngồi trước chiếc đàn rồi
cũng như nó, chạm nhẹ từng phím một. Những âm thanh vang lên khiến tôi nhớ mới hôm qua bà
ma-xơ Hiền vẫn còn ngồi đây điều khiển chiếc đàn. Bây giờ không có bà, những bài hát như
nằm sâu bên trong, không người đánh thức. Chúng sẽ ngủ mê mệt và quên cả thức dậy để ca
ngợi sự du dương trầm bổng. Những bài hát trong cuốn sổ ố vàng đặt bên trên, khép lại, giơ cái
bìa dán đầy băng keo. Như một đứa trẻ, người ta băng bó những vết thương cho nó.
Hai hôm sau tôi ghé lại, ma-xơ Hiền vẫn chưa hết bệnh. Tôi đến bên gường, nắm bàn tay
nhăn nheo của bà:
- Ma-xơ Hiền ơi! Bà có nhớ cây đàn không?
Kê cái đầu cao trên chiếc gối, bà nhìn tôi, đôi mắt chớp chớp, mờ đục:
- Nhớ chứ con! Âm nhạc là một phần đời của bà.
Tôi nói:
- Con cũng nhớ lắm! Không có bà, cây đàn thật vô tích sự. Chúng chẳng biết hát, chẳng
biết reo lên như khi bà chạm vào.
Tôi đi về nhà. Ðêm ngủ tôi mơ thấy chiếc piano gõ từng nhịp một. Những bài hát từ trong
đó tuôn ra như dòng suối. Một giấc mơ toàn âm thanh. Khi tỉnh dậy vào lúc nửa khuya, tôi vẫn
như còn nghe thấy tiếng đàn. Tôi đi nhẹ ra vườn, trèo lên cây vú sữa, nhìn về hướng nhà thờ.
Tôi biết nơi đó những bài hát đang còn trong giấc ngủ, đang nằm trong những chiếc phím ngà
chờ người đánh thức. Chờ ma-xơ Hiền.
Những ngày sau, căn bệnh của ma-xơ Hiền càng lúc càng nặng thêm. Chiếc áo như rộnghơn, thò ra những ngón tay khẳng khiu gầy rộc. Bà bảo tôi hát cho bà nghe bài “Người mẹ vĩnh
cửu”. Hát rất nhiều lần. Hát đi rồi hát lại. Lần nào nghe bà cũng khóc. Bà nói, bài hát nhắc bà
nhớ tuổi thơ của mình. Bà lại nói, trong mỗi người già đều có một đứa trẻ được nuôi lớn lên.
Ba hôm sau, ma-xơ Hiền mất. Trước đó một ngày, ước nguyện chơi đàn lần cuối của bà đã
được thực hiện. Hôm ấy, mọi người kéo đến đông lắm, đa phần là những người không có đạo,
có cả bố tôi.
Bố nói:
- Chúng ta đến không phải để nghe nhạc. Chúng ta đến để đưa tiễn một con người.
Dãy ghế dài đã được ngồi kín. Người ta đặt ma-xơ Hiền lên ghế như cái cách đối xử với
một đứa bé vừa yếu ớt vừa mệt mỏi. Rồi im lặng. Rồi thở dài. Người ta chờ đợi âm thanh cuối
cùng từ ngón tay bà. Những ngón tay một lần cho tất thảy.
Sau này tôi được biết, những ngày cuối cùng của cuộc đời, ma-xơ Hiền bị mù. Bà đàn
khúc nhạc “Người mẹ vĩnh cửu” trong bóng tối mờ mịt.
Mẹ có đôi tay rộng lớn ôm cả thế gian con nít.
Mẹ có đôi mắt màu xanh lơ lúc da trời vừa đổ mưa xong...
Những buổi tối leo lên cây vú sữa, tôi hay nhìn về phía nhà thờ. Tôi biết nơi đó có một
cây đàn im lìm dưới bụi bặm, có những bài hát lặng lẽ trong giấc ngủ mê...
Bố tôi nói, âm nhạc chính là bà mẹ vĩnh cửu.Một lỗi lầmNgôi mộ ma-xơ Hiền nằm sau nhà thờ, đơn sơ nhưng lạ hơn những ngôi mộ khác, có một cái
cây hình chữ thập cắm bên trên. Phía trước mộ có một ô vuông trải cỏ. Nhưng buổi chiều tôi
hay ghé thăm chiếc đàn piano không có người chơi, rồi vòng ra sau thăm mộ ma-xơ Hiền. Tôi
cũng có tặng ma-xơ một con dế thả vào ô cỏ vuông. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe nó gáy dù
nằm cạnh, áp tai xuống rất nhiều lần. Có lẽ nó đã bỏ đi. Những con dế không bao giờ hiểu
được thế nào là tình cảm. Chúng vĩnh viễn mang hai chiếc càng chỉ để cắn nhau thay vì hôn
nhau.
Từ dạo ma-xơ Hiền mất, nhà thờ trông buồn hẳn. Ba bà ma-xơ còn lại tối ngày lủi thủi
trong phòng. Những buổi chiều, ba bà đứng hát cạnh chiếc đàn piano, hát trơ, không có người
đệm. Chiếc ghế tựa đặt trước chiếc đàn vẫn còn nằm đó nhưng không có người ngồi, chừa ra
một khoảng rộng. Có hôm tôi thấy ai đó đặt lên ghế bó hoa.
Bà ma-xơ Hạnh nói:
- Chúng ta hát bài “Vinh hiển thuộc về Người” nhé!
Xong bài đó, lại nói:
- Chúng ta hát bài “Nguồn sáng đời đời” nhé!
Họ lặng lẽ hát rồi lặng lẽ nói. Những bài hát không trôi chảy như trước, cứ phải ngắt giữa
chừng bằng những câu nói như vậy.
Tôi đứng giữa căn phòng trống nhìn các ma-xơ qua chiếc đàn piano màu đen. Khuôn mặt
ma-xơ Hạnh không buồn không vui, nhưng giọng nói yếu hẳn. Có hôm tôi thấy ba bà ma-xơ
đứng hát trước mộ ma-xơ Hiền. Họ hát bài “Vinh hiển thuộc về Người”. Bài hát tôi đã được
nghe đi nghe lại nhiều lần nên thuộc, có một số đoạn như vầy:
Người đã ra đi trên những lối cỏ
tươi để lại dấu chân.
Chúng tôi yêu những dấu chân vì
nó đã thuộc về Người.
Và vinh hiển thuộc về Người trong
từng ngọn cỏ.
Trong mỗi buổi sáng, tôi biết Người
đã đi qua trên những vết sương...
Tôi đi vào nhà thờ và nhìn cây đàn, tưởng tượng ma-xơ Hiền đang ngồi ở đó rồi rùng
mình bỏ chạy. Tụi thằng Toàn nói, ma-xơ Hiền đã thành ma rồi. Người chết đều thành ma cả.
Họ sẽ luôn hiện về bên những gì mà lúc sống họ yêu mến. Và từ đó tôi luôn có cảm giác ma-xơ
Hiền đi theo tôi.
Buổi tối tôi trùm kín chăn và từ từ thò một bàn tay ra ngoài, huơ huơ xung quanh rồi rụt tay
lại. Một hôm tôi đang làm như vậy thì chạm phải một bàn tay, thế là hét ầm cả lên. Thì ra là mẹ
tôi. Mẹ có đôi bàn tay thật giống ma-xơ Hiền, những ngón tay tròn nhỏ, mát dịu. Tôi nhắm mắt
lại và tưởng tượng có hai con người trong bàn tay đó, cả hai con người đều dịu dàng.
Có hôm tôi cảm thấy như cây đàn piano đang dạo bài “Người mẹ vĩnh cửu”. Tôi hỏi có
phải ma-xơ Hiền không? Không có tiếng trả lời. Tôi vụt chạy ra phía trước cổng thì bắt gặp
thằng cháu lão ăn xin đang đi vào. Mặt nó vênh lên, tóc dựng ngược. Nó không nhìn thấy tôi.
Thế là tôi đi theo nó vòng ra ngôi mộ của ma-xơ Hiền. Thằng này đang làm trò gì mà lén
lút vậy. Nó nhìn trước nhìn sau không thấy ai, vội lấy hộp dế ra. Nó đào một cái lỗ trên ô cỏ
vuông trước mộ ma-xơ Hiền rồi chôn cái hộp diêm vào đó. Sau đó lấp đất lại, trồng hai cây cỏ
lên.
Tôi vòng ra trước mặt nó, bất ngờ hét to:
- Tao bắt gặp mày rồi. Mày đang làm cái gì?
Thằng kia té bật ngửa vì hoảng sợ. Khi nhìn thấy tôi, nó lấy lại bình tĩnh rồi mặt vênh lên
như cũ:
- Kệ tao. Tao làm gì mắc mớ gì mày?
Nó lấy tay che chỗ đất vừa đào. Nhưng làm sao giấu được con mắt “thần” của tôi. Tôi
nói:
- Mày làm như tao không biết á. Con dế bên dưới chứ gì. Tao chỉ cần ngửi mùi là đủ biết.
Hay vậy đó!
Nó gân cổ cãi lại:
- Kệ tao! Tao làm gì mắc mớ mày?
- Hôm trước tao thấy mày rình rình đi theo đám ma ma-xơ Hiền, tao đã nghi rồi. Tao cấm
mày không được tặng dế chết cho ma-xơ Hiền. Nếu không, tao sẽ méc ma-xơ Hạnh rằng mày
đến đây mày phá...
- Tao phá hồi nào? Lúc trước ma-xơ Hiền còn cho tao mấy trái mãng cầu nữa kia...
- Hóa ra là mày đã ăn trái mãng cầu mà tao đem đến cho ma-xơ...
- Ừ đó, làm gì tao.- Cái đồ tham ăn!
- Tham ăn đó, làm gì tao!
Tức điên cả người, nhưng suy nghĩ mãi tôi vẫn không biết mắng nó cái gì cho hả dạ. Ai
đời bao nhiêu đồ ăn ngon tôi đem đến cho ma-xơ Hiền lại chui vào bụng nó, còn gì là thể diện
trước mặt tụi thằng Toàn nữa chứ!
- Hứ - Tôi chợt nhớ ra - Cái đồ ít tiền mà cũng bày đặt mua vườn. Tao còn biết ông mày
có một cọc tiền nữa kia!
Không hiểu sao, thằng kia đứng ngớ người một hồi, rồi mặt đỏ bừng lên. Cuối cùng như
dồn hết hơi, nó mới bật được thành tiếng:
- Ðồ mách lẻo! Ðồ rình mò! Mày tưởng tao sợ mày à? Tao không sợ thằng nào hết!
- Tao cũng không sợ mày - tôi nói - mày chỉ cần đụng ngón chân út của tao thôi, tao sẽ
đánh mày ngay.
Nó lườm lườm nhìn tôi, sau cùng nó lục túi lấy ra hộp diêm, thảy lên bãi cỏ:
- Tao trả con dế cho tụi mày đó. Tao không cần nữa. Tụi mày chỉ bắt nạt người khác thôi.
Tụi mày ỷ có khu vườn, tụi mày đuổi tao đi. Mai mốt ông cháu tao có khu vườn rồi thì tụi mày
sẽ thấy. Nó sẽ lớn hơn ngôi nhà tụi mày. Dế sẽ thả đầy nhung nhúc. Tao sẽ không bao giờ nuôi
những con dế chết đâu. Tao chẳng bao giờ cần con dế của tụi mày nữa đâu!
Nói xong, nó đào hộp dế dưới đất lên, phủi sạch, bỏ vào trong túi. Cái mặt vênh vênh
hung hãn, rồi bỏ đi. Vừa đi vừa đá dọc đá ngang những bụi cỏ. Sau cùng mất hút dưới cánh
cổng nhà thờ.
Còn lại một mình, tôi nhặt hộp dế lên rồi mở ra. Con dế ngơ ngác một hồi rồi nhảy vụt qua
kẽ tay tôi. Ðôi cánh đen muốt.
Tôi về nhà. Vừa thấy tôi, bố đã hỏi:
- Con làm sao vậy?
- Con đã lỡ đòi lại món quà mà con đã cho.
- Người đó có lỗi với con lắm à?
- Không, bố à. Chẳng có lỗi gì.
- Thế thì con phải xin lỗi họ thôi.
- Con sẽ không bao giờ xin lỗi nó.
- Nếu vậy, bố sẽ rất xấu hổ vì con. Và con cũng sẽ rất xấu hổ khi gặp lại nó.
Hai hôm sau tôi mò xuống chợ. Tôi cũng không biết có nên xin lỗi thằng đó không. Xin lỗi
thì thấy kì quá. Nhưng tôi cũng muốn biết bữa giờ nó như thế nào.Ði lên đi xuống vẫn không gặp, cả mấy cái sạp cũ họ hay ở cũng không thấy, cuối cùng
đành quay về. Tôi nghe con Phượng nói ông cháu lão ăn xin đã đi rồi. Chẳng biết họ đi đâu.
Tất nhiên không phải về quê mua vườn. Với xấp tiền đó, ít nhất phải một trăm xấp mới mua
được. Vậy thì họ đi đâu? Thằng Toàn nói có lẽ họ đi vùng khác, nhưng chắc chắn không đi
được xa vì thấy ông lão yếu lắm, đôi chân run rẩy dữ dội mỗi khi bước đi.
- Chẳng biết thằng đó có đem theo con dế tụi mình cho không?
Tôi im bặt khi nghe thằng Toàn nói. Tôi không dám kể cho nó nghe vì sợ nó xem thường
mình. Nhưng tôi vẫn hy vọng, hy vọng tìm thấy họ bởi một sự vô tình nào đó.
Những lều bạt, những ván chợ bỏ hoang khiến tôi bơ vơ một lúc. Dọc theo con đường cái,
tôi đi miết. Hình như khi đi theo một con đường thì tôi sẽ không bao giờ dừng lại được nữa, vì
con dường cứ kéo dài ra mãi, ra đến muôn trùng.
Ông lão ăn xin sẽ dừng ở đâu? Có lẽ ông lão sẽ đi cho đến hồi không thể đi được. Nơi đó
sẽ là nơi ông lão dừng lại. Vậy thì bao giờ ông mới đi ngược trở lại để về quê nhà, để tôi còn
có cơ hội gặp lại cháu ông? Có lẽ lúc đó tôi sẽ đủ can đảm để xin lỗi nó. Tôi sẽ dẫn nó về nhà
và cho nó một con dế khác. Nó sẽ không còn vênh mặt lên nhìn tôi nữa, mà sẽ nói: “Tao đã
quên rồi”.
- Có thật không? Tôi hỏi lại.
Nó nói:
- Mày có đáng gì để tao nhớ chứ!
Thế là bọn tôi gây lộn với nhau.
Nhưng tất cả chỉ là tưởng tượng thôi. Không hiểu sao, tôi cứ nghĩ nó không thể quên được
chuyện đó.
Trên đường dẫn ông lão đi, hẳn nó sẽ nói:
- Bọn chúng đều xấu cả. Bọn chúng tranh giành những con dế, những khu vườn với con.
Rồi hai ông cháu họ vui vẻ dấn bước. Càng đi, họ càng rời xa tôi mãi, càng bước gần hơn
với khu vườn của họ. Tôi vĩnh viễn đứng bên đây, hun hút xa cùng với nỗi ân hận.
Bố tôi vẫn nói, khi nhìn theo bóng một người mà ta không thể quên được, chúng ta sẽ thấy
“nỗi nhớ” của mình.
Những ngày bình thuờngMùa mưa ẩm thấp lại đến. Những cơn mưa đêm lướt qua, vừa lạnh lẽo vừa ồ ạt. Bằng cái màu
trắng của mình, chúng đã biến đổi cả một khoảng trời trong giấc ngủ tôi
Tôi hay sang nhà chú Hùng, chui vào cái ụ rơm như một con chim chui vào cái tổ. Tôi
cũng hay tưởng tượng mình sẽ mọc cánh, những cái cánh dài vừa vặn với thân thể của tôi. Một
buổi chiều đầy gió tôi bay về phía cuối bầu trời. Nơi đó có những đám mây mang gương mặt
của bé Thương.
Vào ngày nắng, tôi xếp đôi cánh vào cái sọt nhỏ để dưới gầm gường của mình. Hàng đêm
đôi cánh vẫn cứ mọc dài và ngúc ngoắc.
Trong những giấc mơ lơ đãng, tôi cũng có một đôi cánh khác. Ðó là những đôi cánh vải
mềm và trong suốt đưa tôi đi. Nhưng tôi cũng biết trong những giấc mơ, tôi có bay cao xa cũng
không ra khỏi khu vườn. Tôi đã hiểu thế nào là một khu vườn rồi. Tôi cần đi đến một nơi khác
khu vườn tôi đã có. Tại sao không chứ? Mẹ tôi nói, khi một đứa trẻ lớn lên, chúng cần biết
nhiều điều bên ngoài khu vườn. Mẹ đã hé cho tôi thấy một khu vườn không bao giờ đủ cho một
đứa trẻ.
Tôi đã âm thầm vùi bốn củ khoai vào tro nóng mỗi đêm. Tôi sẽ làm công việc đó liên tục
hàng ngày. Một ngày nào đó, chắc chắn nó sẽ đến, khi cảm thấy đủ sức rời khỏi khu vườn, tôi
sẽ có bốn củ khoai nóng mà đem theo.
Nhưng mùa mưa cứ dai dẳng và âm ỉ khiến sự chờ đợi của tôi mòn mỏi dần và tôi quên
nó. Một ngày nọ bỗng nhớ đến, ôi thôi, củ khoai đã thành tro rồi còn đâu. Tôi cười xòa rồi
quên cái ý định ra đi. Thành thật mà nói, với bốn củ khoai đó, tôi chỉ có thể xa mẹ đúng một
ngày. Một củ cho điểm tâm, ba củ còn lại dành cho sáng, trưa và chiều. Tôi chưa bao giờ có
thể xa mẹ hơn thế nữa. Tôi đành giấu kín chuyện này, xem nó như là một bí mật của đời tôi.
Từ ngày không được làm bố, chú Hùng ít ghé nhà tôi. Mẹ tôi nói, chú muốn lao vào công
việc để quên bé Thương. Tờ mờ sáng, chú đã vác cuốc ra đồng cho đến tối mịt mới trở về. Cô
Hồng đã đi làm lại. Cô có vẻ hơi ốm, chiếc áo dài màu xanh trông rộng hẳn. Khuôn mặt gầy
gầy, âu lo. Tôi hay sang thăm cô vào mỗi buổi chiều, phụ cô làm một cái gì đó. Cô đã đan xong
chiếc nón cho tôi như đã hứa. Những hôm mưa, tôi đem ra đội và ngồi thu lu nhìn ra khu vườn
trong hơi ấm từ chiếc nón phả ra. Tôi thấy ấm lòng hẳn. Tôi hay nghĩ ngợi nếu có bé Thương,
chắc cô Hồng sẽ đan cho nó nhiều cái như vậy, những chiếc nón thật đẹp. Nếu là con gái sẽ
thêm nhiều cái tua, những tua xanh đỏ như tôi vẫn thường thấy người ta bán ngoài chợ.Một ngày lạ, vườn tôi bỗng xuất hiện loài hoa mới, cánh vàng nhụy trắng. Tôi âm thầm
chờ đợi nó lớn lên, âm thầm nâng niu như một đứa trẻ. Những bông hoa lạ luôn gây cho tôi
cảm giác ai đó đã ghé khu vườn lúc tôi đang ngủ. Họ ngồi chờ mãi không được, đành gieo
mầm hoa xuống đất rồi bỏ đi mà không kịp gởi gấm hãy chăm sóc giùm tôi, hãy tưới nước ngày
ba lần.
Bố tôi vẫn nói phần thưởng cho người làm vườn là hoa quả.
Cuối mùa mưa, cây hoa đó nảy ra nhiều nhánh và hạt của nó đã mọc ra nhiều cây con. Tôi
đã hái tặng cô Hồng đóa hoa đẹp nhất, vào một ngày đẹp nhất. Cô trìu mến nhìn tôi. Ngay cả
đêm về, co mình trong chăn, tôi cũng không thể nào quên được ánh mắt ấy. Ðó là cái nhìn của
một người mẹ dành cho con. Tôi đã ngủ suốt đêm ngon giấc chỉ vì cái nhìn đó.
Sáng ra, cảm giác là lạ choáng váng cả phòng. Một bàn tay ai đó đang nắm cái chân tôi,
giọng nói quen quen:
- Ai đang “nướng” trong cái mền vậy cà!
Tôi hét lớn:
- Chú Hùng!
Chú cười sằng sặc dưới cái chân tôi.
- Tại sao chú không báo trước cho cháu biết chú sẽ sang đây? Cháu sẽ thức nguyên đêm
chờ chú.
- Ðể làm gì vậy cà! Ai mướn vậy cà! - Chú cười khùng khục.
Lâu lắm rồi tôi quên luôn cái cảm giác ôm cổ chú, cái cần cổ của người anh hùng, to lớn,
vững chãi.
Tôi nói:
- Lâu rồi, cháu chưa được ôm cái cổ của chú. Chú cũng không chịu ăn cái chân của cháu
nữa.
Mẹ tôi nói khi chú Hùng sang đây tức là chú đã nguôi ngoai chuyện bé Thương.Những người lạQuê tôi thỉnh thoảng hay có một đoàn sơn đông mãi võ ghé sang. Họ đi một đoàn khoảng chục
người trên một chiếc xe ngựa kéo. Phía trước cắm lá cờ đầy chữ Tàu, lại vẽ rằn ri những hình
thù kỳ dị. Họ treo bên hông xe những cái bồ lát bịt kín. Ði đến đâu, gây huyên náo đến đó bằng
tiếng phèn la, tiếng rao ơi ới... Họ mang theo cả những bà vợ, những đứa con. Người lớn thì
ngồi bên ngoài, trẻ con được lèn chặt bên trong cùng những cái thùng, có khi cả mùng mền
chiếu gối đổ sập lên đầu chúng. Lâu lâu bọn trẻ khóc ré lên, thế là bà mẹ dí cái đầu nó ra ngoài
cho nhìn một chặp. Hết khóc lại kéo tuột vào trong. Mẹ tôi kể ngày xưa họ đi đông lắm, càng
ngày số lượng người càng ít dần, lâu lắm mới ghé lại.
Có rất nhiều đứa trẻ được nuôi lớn lên trên chiếc xe ngựa như vậy. Còn nhỏ chút xíu,
chúng đã biết cho ngựa ăn. Ba tuổi đã cầm ca đi bán thuốc, lẫm chẫm theo người lớn. Những
đoàn ít người hơn thì đi đến đâu tìm thêm người đến đó. Họ dụ dỗ trẻ con hay lắm, có nhiều
đứa bé đi theo, thế là quên cả đường về.
Ðây là lần đầu tôi thấy họ. Họ quây một góc chợ bằng những tấm bạt cho trẻ con có chỗ
nằm ngồi, sau đó dọn dẹp một miếng đất trống lớn hơn, cắm cây cờ chính giữa. Những cái bồ
lát bịt kín được đem bày ra. Con nít bu đen, họ cấm ngặt.
- Ê, thằng kia, tránh ra. Mày có biết cái bồ đó chứa gì không? Rắn độc, rắn độc đấy!
Thế là cả bọn hoảng kinh lên.
Tiếng nói của họ ồm ồm như sấm. Khuôn mặt đầy râu bặm trợn, tay chân vạm vỡ khiến cái
trừng mắt của họ uy lực khủng khiếp. Nhưng họ cũng rất vui tính, lâu lâu lại đùa với trẻ con, đá
đít đứa này, đá đít đứa kia.
Thằng Tí kéo tôi lọt thỏm vào trong gian hàng của họ. Nó lanh lẹ hơn tôi nên thỉnh thoảng
được những người trong đoàn nhờ vịn cái này, vịn cái kia cho họ giăng dây hoặc lèn những vật
nặng.
Sung sướng lắm, mặt vênh lên, nó bảo tôi:
- Mày có muốn vịn không, tao cho mày vịn đấy!
Tôi làm như bất cần.
Loáng một cái họ đã sắp đặt mọi thứ trông rất oách. Ðầu bên này là ba cây giáo dài chụm
lại, cột nơ đỏ. Ðầu bên kia là cái bàn chông kèm theo mấy trái dừa khô. Họ mở những cái bồ
lát, quả thật, bên trong đầy rắn độc. Những con rắn ngóc cổ cao.
Họ bảo thằng Tí:- Mày có thích đánh trống không? Cho mày đánh đó.
Thế là tôi và thằng Tí nhảy tót vào, mỗi thằng một cái dùi, đánh, đấm, chặt, ỏm tỏi.
Cả khu chợ náo động hẳn. Người lớn trẻ con bu đông nghẹt. Nhưng họ luôn luôn không vội
vàng gì, cứ từ từ nhẩn nha. Ðến một lúc nào đó, người trưởng đoàn vỗ tay, thế là đồng loạt
những người thanh niên cởi phăng áo, cột ngang bụng một dải lụa nhỏ. Người nào bán thuốc sẽ
cột thêm một cái khăn vàng lên cổ. Có người còn quấn lên người thêm một con trăn to đùng.
Ðầu tiên họ sẽ biểu diễn một trò phù phép. Chẳng hạn như bỏ một đồng tiền cắc vào lỗ tai
này, sau đó lấy nó ra ở lỗ tai kia. Thật tài tình. Họ còn nhờ trẻ con lên xem có đúng là lỗ tai họ
hoàn toàn bình thường không. Sau đó vui vẻ biểu diễn tiếp. Họ có những viên thuốc gia truyền
từ nhiều đời đựng trong những chiếc hộp tròn nhỏ. Ðây là loại thuốc thần kỳ, da vừa bị rạch,
chảy máu đầm đìa, bôi vào sẽ lành ngay. Họ biểu diễn ngay trước mọi người khiến ai nấy cũng
phải tái mặt vì sợ.
Cầm con dao cạo râu bén ngót, họ từ từ rạch một đường nhỏ ở bụng. Tay bịt vết thương,
mặc cho máu chảy ra, họ cứ thản nhiên quảng cáo thuốc, có khi còn nhờ ai đó pha giùm ly
nước chanh để nhấp giọng.
- Phương thuốc này, chúng tôi chỉ bán một số lượng có hạn thôi vì cần phải đem đến
những chỗ khác chia đều cho mỗi người một ít.
Ngày nào cũng vậy, cái bụng của họ bị rạch ra, sau đó lại lành. Những lúc mãn chợ, họ
quây quần trong lều. Ðàn ông nằm vắt vẻo đàn hát nghêu ngao. Ðàn bà thì lo cơm nước, giặt
giũ, tắm rửa cho trẻ con.
Thấy chúng tôi, họ vui lắm, ngoắc vào cho ngồi gần. Lâu lâu lại quay lưng cù đứa này, cù
đứa kia. Cũng có lúc họ làm chúng tôi vã mồ hôi khi hăm he sẽ làm biến mất “con chim” của
một đứa nào đó. Cả bọn ù té chạy về, vừa chạy vừa thò tay xuống quần bụm chặt. Về đến nhà
mới hay là còn. Khiếp!
Nhưng dù thế nào, có sợ đến vỡ mật đi chăng nữa, ma lực của họ vẫn khiến chúng tôi ngày
nào cũng phải mò xuống chợ xem họ biểu diễn. Không những thế, còn chờ xem họ ăn uống, họ
đi ngủ, họ hát, cười, họ đi tắm... như thế nào.
Trong đám chúng tôi, chỉ có thằng Tí là được họ cưng chìu nhất, cho nó ngủ lại trong lều.
Tất nhiên nó chẳng khi nào dám ngủ, chỉ nằm vu vơ cho “đã cựa” rồi về. Nhưng như thế đủ là
tiên là phật rồi, mấy ai được. Tôi là bạn thằng Tí nên cũng được hưởng lây.
Có một lần, tôi lò dò đi vào trong lều tìm nó thì bất ngờ có một ai đó la lên:
- Thằng kia, mày đi đâu đó?May sao thằng Tí ở đâu không biết, chạy ra nói:
- Bạn của em đó.
- Bạn của mày à. Thật không? - Người kia hỏi lại lần nữa, đầy nghi ngờ.
- Dạ, bạn của em. - Thằng Tí xác nhận.
- Vậy thì vào đi!
Thật hú vía. Tôi đi vào, trong lòng thầm biết ơn nó vô hạn.
Mùa mưa cứ âm ỉ, dai dẳng. Tưởng hết, hóa ra lại còn nên đoàn sơn đông mãi võ ít có dịp
bán thuốc. Có nhiều lúc đám đông vừa mới tụ lại được một chút thì trời đổ mưa. Ai nấy vội
vàng về nhà. Ðời sống của họ trở nên tiêu điều hơn bao giờ hết. Họ ôm đàn nỉ non hát, có vẻ
buồn bã lắm.
Chúng tôi cũng mất đi cơ hội xem biểu diễn.
Thằng Tí bảo tôi:
- Tao nghe nói họ có con rắn hai đầu.
- Làm gì có!
- Mày không biết đấy thôi. Ngày nào họ chẳng nói. Họ cất nó trong cái bồ đen.
- Thế họ cất làm gì kia chứ, sao không đem ra cho mọi người xem.
- Ai mà biết được, chắc họ để dành cho buổi biển diễn cuối cùng, trước khi đi.
Mẹ vẫn hay kể chuyện cổ tích cho tôi nghe về con rắn hai đầu. Một đầu thức, một đầu ngủ.
Chúng ở trong những hang đá u tối, trên những ngọn núi cao. Ngày xưa chúng là con vật chuyên
đi gieo rắc điều ác.
- Tao không tin họ có con rắn ấy đâu. - Tôi nói.
- Mày không tin thì kệ mày, nhất định tao sẽ rình lúc họ sơ ý...
- Mày mở cái bồ đen à?
- Chớ làm sao nữa.
- Thế mày nhớ cho tao theo với, biết đâu có lúc mày cần tao.
- Tao chẳng cần. Có mày đi, lỡ mày sợ quá mày la lên thì sao!
- Tao sẽ không la.
- Ðừng có xạo. Mỗi lần sợ cái gì, tao thấy mày la rất to.
Tôi uất ức đá văng bụi cỏ dưới chân tôi chạy ù về nhà. Dầu không tin thằng Tí dám làm,
nhưng tôi vẫn cứ sợ sợ, biết đâu nó liều thì sao, xem như tôi đã mất một cơ hội chứng kiến một
điều kỳ diệu.Bi kịchĐêm hôm đó, tôi không tài nào ngủ được. Ngoài trời mưa rả rích trên khu vườn tối om. Ðợi
mọi người trong nhà ngủ hết, tôi liền nhẹ đến bên cửa sổ mở toang nó ra. Hơi lạnh thốc vào, vỗ
lên mặt tôi như một bàn tay vô hình bằng nước đá. Từng ngón nhòe ướt, không chỉ năm mà
hàng vạn ngón chà khắp người tôi. Một cú rùng mình ớn lạnh khiến tôi chạy ù vào gường. Tôi
ngủ thiếp đi, ú ớ trong miệng. Ánh sáng từ con rắn trùm kín người tôi. Một giấc mơ đầy ánh
sáng.
Tôi dậy lúc 6 giờ. Cổ rát bỏng, cứ như nuốt phải than. Mẹ nói tôi đã la hét suốt đêm.
Một lần nữa, con rắn hai đầu lại ngọ nguậy trong trí tưởng tượng của tôi. Cổ ngóc cao,
từng lớp vảy trên người lóe sáng kéo tôi nhảy phắt ra khỏi giường.
Tôi chạy sang nhà thằng Tí. Thằng này đáng nghi lắm. Nhìn trước nhìn sau vắng hoe,
chẳng thấy nó đâu. Người lớn đã ra đồng. Chột dạ, tôi chạy ra chợ.
Những người sơn đông mãi võ đang bày biện trên khu đất trống ướt nhũng nước. Vừa dọn
dẹp, họ vừa hát ư ử mệt mỏi. Có lẽ, họ dọn đi trong nay mai như lời tụi nó nói.
Buồn quá, chẳng thấy nó đâu, tôi quay về nhà. Bố mẹ tôi cũng đã ra đồng hết cả rồi. Trên
bàn là bát cơm mẹ để dành cho tôi. Mẹ luôn làm vậy mỗi buổi sáng.
Tôi bưng tô cơm rồi chui vào cái góc kẹt quen thuộc ăn. Tuy là buổi sáng nhưng cái góc
kẹt đó lúc nào cũng tối. Từ đó, tôi có thể nhìn thấy những con thằn lằn trên tường, rụng đuôi
hoặc vừa bò vừa kêu tắc tắc... Chúng là những con thằn lằn tôi đã bắt từ nhà thằng Tí đem về
thả, và thỉnh thoảng dán cho vài hột cơm lên tường. Mẹ vẫn hay đùa là tôi chăn nuôi trên vách
một đàn ủn ỉn. Những lúc không biết làm gì tôi hay vào góc kẹt ngồi ngắm chúng. Chán chê, tôi
đuổi chúng đi.
Và nốt những hạt cơm còn lại, tôi chạy sang ông Tư. Ðã lâu tôi chưa đến thăm ông, một
phần cũng vì thằng cháu lão ăn xin, nó đã làm tôi buồn nhiều hơn, hết muốn chơi đùa.
Ông Tư dạo này có vẻ hơi ốm. Nằm trên giường, ông hát Lục Vân Tiên, buồn khổ, giọng
khàn.
Tôi chạy xà vào lòng ông:
- Ông Tư nhớ con không?
- Con đấy à? Ông ngóc cái đầu lên, lại nằm xuống. Chà, chà! Lâu rồi không thấy cái bàn
tay mình!
Tôi trèo lên giường nằm ôm ông như ôm một cái gối.- Ông biết không, những người sơn đông mãi võ có con rắn hai đầu. Một đầu xanh, một
đầu đỏ. Khi cái đầu này ngủ thì cái đầu kia thức.
- Tuyệt nhỉ.
- Nhưng họ không bao giờ cho chúng con xem. Thằng Tí định lén mở cái nắp bồ ra để xem
họ có nói thật không.
- Ấy chết - Ông Tư giãy nảy - con phải ngăn nó ngay. Như thế rất nguy hiểm.
- Nó chẳng bao giờ nghe con cả. Nó sẽ lén làm một mình.
- Con phải báo với chú Hùng chứ!
Tôi ậm ờ rồi chạy về nhà. Có lẽ còn lâu thằng Tí mới dám làm. Nó chỉ hù tôi thôi.
Buổi trưa đến nhanh hơn tôi tưởng. Mặt trời oi bức, ngột ngạt. Tôi lững thững ra vườn.
Vẫn không ngớt nghĩ về con rắn. Tôi quơ đám lá rụng rồi trải ra đất làm một cái ổ. Khoan
khoái, tôi chuồi mình vào đó. Ðất mát rượi. Tôi miên man nhìn lên bầu trời qua những lỗ thủng
trên tàn cây.
Giờ này chẳng biết thằng Tí đi đâu nhỉ?
Tôi mơ màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào chẳng biết. Tôi tưởng tượng mình là cái ông gì đó
trong câu chuyện cổ của mẹ, lên động tiên chỉ nhờ giấc mơ. Hóa ra cái động tiên chỉ nằm đâu
đó rất gần, cũng có thể nó đang nằm trong khu vườn này, chẳng qua là nó không chịu hiện ra mà
thôi.
Tôi ngủ được một giấc dài, chẳng biết bao lâu, bỗng có một bàn tay lay tôi dậy, đó là
thằng Tí. Mặt nó tái xanh không còn giọt máu.
- Tao bị rắn cắn rồi. - Nó nói.
- Thật không?
- Thật mà.
- Làm sao mày vào được?
- Tao lén lúc họ ngủ trưa.
- Thế họ có biết mày bị rắn cắn không?
- Biết, nhưng tao bỏ chạy.
Nó chìa tay ra, trên đó có hai lỗ thủng nông nông hồng hồng.
- Họ đã nói dối, chẳng có con rắn hai đầu nào. Chỉ có hai con rắn lốm đốm mà thôi. Tao
vừa mở nắp ra, nó nhảy phóc lên.
- Mày sẽ chết đó!
- Còn lâu. Con rắn đó không thể làm tao chết được. Mặt nó hiền khô à. Có lẽ tao làm nógiật mình.
- Mày có thấy đau không?
- Không! Lúc tao chạy gần đến đây mới thấy hơi tê tê, nhìn xuống mới biết nó vừa cắn
mình. Mà hỏng chừng tao bị cái giỏ cào cũng nên.
- Làm sao mày biết tao nằm ở đây?
- Tao đâu có biết. Tao định chui vào bụi lài trốn. Tao sợ họ tìm bắt tao.
- Mày thấy người thế nào?
- Chẳng thấy gì cả. Chỉ hơi buồn ngủ. Ðêm hôm qua tao đã thức rất khuya. Ðáng lý tao
cũng chưa mở giỏ đâu, nhưng sáng nay họ thông báo sẽ bán bữa cuối cùng nên tao liều.
Nói rồi nó ngáp dài, mặt rũ xuống:
- Thôi tao đi ngủ đây. Mày đừng cho ai biết nhé.
Vừa nói nó vừa chui vào bụi lài.
- Ừ. Tao sẽ chẳng cho ai biết đâu. Nhưng mà mày có sao không? Coi chừng mày chết đó.
- Chết gì mà chết. Không sao đâu. Tao chỉ ngủ một giấc là tỉnh ngay.
Tôi bước đi mà cứ thấy nhờn nhợn:
- Tí... Tao sợ người chết lắm đó. Mày mà chết trong bụi lài thì đến già tao cũng không dám
ngửi hoa nữa!
Im lặng.
- Tí... mày có nghe tao nói gì không?
Tôi nhảy tót vào nhà. Có lẽ nó đã ngủ. Nó chẳng nói đêm qua nó thức khuya là gì.
Bên tấm phản, bố tôi đang ngồi đan những cái sọt. Vừa thấy tôi, bố đã lên tiếng:
- Có chuyện gì vậy con?
- Không có gì cả bố ạ.
- Con lại giấu bố rồi. - Bố cười ha hả. - Nhìn cái gương mặt con là bố biết đã có chuyện.
Tôi lẳng lặng ra lu nước rửa chân. Có thật là thằng Tí không chết không? Tôi cũng chẳng
tin, hai cái lỗ nhỏ xíu đó thì nhằm nhò gì với nó. Nó đã từng bị hàng rào đâm toạc cả mảng thịt
lớn. Nhưng sao tôi vẫn cứ lo lo.
Tôi vòng sau nhà ra lại bụi lài, khẽ vạch lá ra nhìn, thấy nó vẫn nằm thở bình thường. Thế
là yên tâm quay vào.
Bố lại hỏi tôi lần nữa:
- Nói thật với bố đi, có chuyện gì vậy?
- Con không thể nói được bố ạ. Con đã hứa rồi.- Con hứa với ai?
- Với thằng Tí.
- Thế tại sao nó không cho con nói?
- Con đã lỡ hứa là con sẽ không nói.
- Nó đã làm một việc gì sai à?
- Không, bố ạ. Nhưng mà con sẽ không nói đâu.
- Việc gì mà hệ trọng thế? Chẳng lẽ kể cho bố nghe mà con phải ân hận à?
- Không phải. Nhưng con sợ nó không tin tưởng con nữa. Nó ghét mấy đứa nhiều chuyện
lắm!
- Thế có ai ngoài con biết chuyện này không?
- Có. Họ có biết. Nhưng họ không đuổi kịp nó. Họ chỉ chuyên nói dối thôi.
- Thế họ không biết nhà nó à?
- Không. Họ là người lạ mà.
- Con lại nói dối bố rồi! Ở đây làm gì có người lạ.
- Không. Con nói thật. Họ là những người sơn đông mãi võ.
- À ra thế. Bố cười ồ. Họ bắt nó, đúng không?
- Dạ.
- Nhưng họ nói dối cái gì mới được cơ chứ?
- Họ nói có con rắn hai đầu, nhưng chẳng hề có, chỉ có hai con rắn lốm đốm thôi.
- Thế thì mắc gì họ đuổi theo nó?
- Nó đã lén giở giỏ rắn ra.
- Ấy chết - bố tôi chồm lên - rồi sao nữa?
Tôi òa lên khóc:
- Họ đã nói dối. Chẳng hề có con rắn hai đầu. Chỉ có hai con rắn lốm đốm thôi. Nó đã bị
con rắn ấy cắn.
- Nó đâu rồi? Bố tôi gần như không còn bình tĩnh nữa. Nó đâu? - Ông quát vào tai tôi.
- Dạ, nó nằm ngủ ngoài bụi lài.
Bên dưới bụi lài, thằng Tí phồng lên một cách kỳ dị. Khuôn mặt tím ngắt. Từ miệng, bọt
mép sùi ra.
- Con chạy sang gọi bố mẹ nó nhanh lên!
Rồi bố tôi ẵm nó sang ông lang vườn. Khi nhấc nó lên, tôi thấy cánh tay nó rũ xuống đong
đưa như một con chim bị trúng đạn.Khi băng qua cánh đồng, hình ảnh của thằng Tí vẫn không buông tha tôi. Có phải nó đã
chết?
Bố tôi vẫn nói, khi một người thương yêu của ta ra đi, cũng giống như chúng ta cắt lìa từng
khoảng trời trong trái tim mình. Ðó là một khoảng trời rất rộng mà ta hít thở từng ngày.
Ta được nuôi sống.
Ông lang vườnNgày xưa, ông lang vườn không ở đây. Ông là người xa xứ, một xứ sở nào đó xa xôi mà tôi
không bao giờ biết được. Ông đến làng tôi ở khi tôi còn chưa ra đời. Mẹ tôi kể, ông đi vì một
nỗi buồn nào đó. Rất tuyệt vọng rồi ông ghé ngang làng tôi. Ông cứu sống được lão Bình trong
một lần bị ngộ độc rượu. Từ đó, ông ở lại làng này bốc thuốc. Nhà ông trồng đầy thuốc nam.
Bố tôi nói người ta không thể chết trên khu vườn đầy thuốc. Mà đúng vậy. Ông rất già, già
lắm, má hóp lòi cả sọ. Ông bới một củ tỏi sau gáy và đêm đêm xõa ra như một con ma. Không
ai biết gì về thời trẻ của ông, ông sống ở đâu, làm gì và tại sao nỗi buồn lại ngự trị trong người
ông như vậy. Bố tôi nói, một ông lang vườn chỉ giỏi khi về già. Cái làng này hóa ra là một kẻ
hưởng lợi từ cái nỗi buồn may mắn ấy. Ông già quắt queo rồi còn gì.
Nhà ông hay vương vấn mùi thuốc nam. Thay vì đốt trầm như những cụ già xưa, ông đốt
thuốc nam rồi ngồi nhâm nhi ly trà trong bóng tối. Ít khi nào thấy ông ra ngoài, ngoài những dịp
đi bốc thuốc hoặc ghé chợ mua những thứ lặt vặt gì đó.
Một đôi lần tôi thấy ông cuốc đất sau vườn, cái lưng cong vồng như một bó tre bị đọi.
Những ngày tháng ở làng, chẳng khi nào tôi thấy ông vui hoặc buồn, một khuôn mặt kỳ dị nhất
mà tôi thấy. Tôi được nhìn gần khuôn mặt ấy cũng chỉ một lần. Ðó là lần tôi bị sốt nặng, mẹ đã
ẵm tôi đến nhà ông. Ông vỗ vỗ, bấm vào cái bụng tôi, bấm vào cái tay tôi, bóp miệng tôi bảo
thè lưỡi ra, thế là xong. Một kiểu khám bệnh kỳ cục. Sau đó đưa cho mẹ tôi một đống thuốc gói
trong giấy báo. Nhưng kỳ diệu lắm, chỉ một vài lần uống, tôi đã hết hẳn. Mẹ sai tôi sang biếu
ông mấy nải chuối. Tôi vào cửa sau, tranh thủ lúc ông ra vườn, để nải chuối lên bàn rồi chuồn
thẳng. Với một con người kỳ dị như vậy, tôi không thể gặp khi chỉ có một mình. Tôi sợ.
Mẹ tôi nói, điều quí giá nhất của một thầy thuốc là cái tâm. Cái tâm là một cái vô hình, khi
làm điều tốt thì nó hiện ra, khi làm điều ác thì nó biến mất. Nó là cái cần thiết quí giá nhất, hơn
mọi thứ.
Nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái tâm của ông.
Nhà thằng Tí vắng hoe. Tôi chạy ra đồng. Có lẽ bố mẹ nó đang ở ngoài đó. Họ vừa làm
lụng, vừa kể chuyện vừa cười. Họ không hề biết rằng tôi đang đem đến một tin xấu cho họ. Tôi
bắt đầu sợ chuyện này. Tôi còn nhớ khuôn mặt của chú Hùng khi con chú đang bị nguy hiểm.
Chú đã khóc òa trên vai bố tôi như một đứa trẻ. Chú phải ra đồng ngồi một mình. Chú phải cố
gắng cày cuốc để quên đi.
Bỗng nhiên tôi chợt nhớ đến những người sơn đông mãi võ. Tại sao không gọi họ chứ, họcó những viên thuốc thần kỳ, họ nuôi những con rắn thì họ phải có những viên thuốc để trị nó.
Tôi cứ vừa chạy vừa mê mải trong ý nghĩ như vậy.
Bãi đất chợ hồi sáng chật kín người, bây giờ đã vắng hoe. Những người sơn đông mãi võ
đã cuốn gói đi rồi. Họ nhét những bà vợ, những đứa con, những bồ lát bịt kín, những cây giáo
dài mà họ dùng để đâm vào cổ, những viên thuốc kỳ diệu... vào trong xe rồi thúc ngựa chạy đi.
Tiếng vó ngựa khua dậy cả bầu trời với bụi mù theo dấu xe họ. Họ đem theo phép màu về một
phương nào đó làm sao tôi biết.
Tôi nhớ những câu chuyện của mẹ về những đàn ngựa bay đêm qua núi đồi, trên mình
chúng là những kỵ sĩ mặc áo giáp. Dưới ánh trăng, những nút khuy đồng lóe sáng ngang dọc
những đường gấp khúc như một đêm sao sa hỗn loạn. Những kỵ sĩ đã đi lạc trong chính ánh
sáng của mình. Những con ngựa trở nên điên cuồng, chúng rượt đuổi nhau hí vang, giương
những chiếc vó bổ vào đám mây. Rồi cả người ngựa trôi tuột dần về phía cuối bầu trời. Cuối
cùng va vào nhau, vón cục thành một khối cầu lửa. Ðó là mặt trời của ngày hôm sau.
Bần thần một lúc tôi quay trở lại tìm mẹ thằng Tí nhưng chẳng thấy đâu, đành ghé nhà ông
lang. Lúc này hàng xóm kéo đến đông nghẹt.
Tôi lách mình vào trong nhưng không được, chỉ thấy thấp thoáng bên cửa sổ khuôn mặt
thằng Tí xám ngoét, mái tóc rũ xuống mặt ván, sau đó đung đưa những ngón tay đùa gió.
Nó đang ngủ, một giấc ngủ trương phồng. Càng ngủ, người nó càng phồng. Mẹ nó đang ôm
mặt khóc ngoài sân. Bà kể về nó, nó ăn làm sao, nó nói những gì, nó cười như thế nào, cả
những mơ ước của nó được có một bầy bò. Rồi những lần nó vô lễ, bà đã đánh nó bao nhiêu
roi. Hóa ra bà cứ nhớ từng ly từng tí như vậy.
Tôi đứng lặng im nhìn bà. Bất ngờ bà ôm chầm lấy tôi, bà nắm lấy bàn tay tôi rồi rồi áp
vào mặt mình. Bà kể về bàn tay của nó.
Thế là tôi òa lên khóc. Tôi cũng kể về nó. Nó đã ngủ trong vườn lài. Nó nói rằng đừng
cho ai biết nó đang ngủ, nhưng cuối cùng tôi đã nói với bố tôi. Tôi đã không giữ lời hứa bởi vì
tôi sợ.
Buổi chiều hôm đó tôi chui vào góc tối của mình. Chưa bao giờ tôi nhớ nó đến vậy. Tôi
nhớ năm nọ nó rớt xuống sông, bố vớt nó lên và nó đã mang đến những trái ổi chín trong túi ni-
lông. Khi bố cõng hai đứa, nó không được phép ôm cái cổ. Rồi đoàn sơn đông mãi võ đến, nó
lại nhường cho tôi một cái dùi đánh trống. Nó chẳng hề giành giật với tôi cái gì.
Thế mà hôm nay nó lại nằm im lìm bên nhà ông lang.
Tôi thấy ông đi ra đi vào lắc đầu nhiều lần. Cái lưng còng xuống, trên đầu mái tóc bạcphơ xổ ra như một chiếc khăn nhàu nhĩ.
- Ðã muộn mất rồi! - Chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ ông sẽ nói cái điều không ai chờ đợi.
Mẹ sẽ về cắm ba cây nhang dưới bụi lài.
- Dù sao chỗ đất đó, thằng bé cũng đã nằm một lần. Mẹ sẽ nói vậy.
Ðêm đó, ông lang cũng sẽ lẳng lặng ra đi không mang gì ngoài một túi vải mà năm xưa ông
đã mang đến. Cũng không ai biết ông đã đi đâu, về đâu. Lúc nào người ta cũng chỉ đoán chừng
về ông mà thôi.
Mẹ tôi vẫn hay nói, nỗi sợ lớn nhất của một người thầy thuốc là khi để mất một đứa trẻ.
Người già có thể chết, nhưng trẻ con phải cần sống và lớn lên. Bởi đơn giản, chúng là một
mảnh vườn phải được cày xới và chăm bón. Chúng cần phải ra hoa và sinh sôi. Chúng là tất cả
những gì mà người già hy vọng...
Rồi tôi cứ miên man nghĩ về đám tang thằng Tí, sẽ rơi vào một ngày im gió, oi nồng nào
đó. Mặt trời chói chang đổ lửa báo hiệu một mùa hạn hán kéo dài triền miên trên mặt sông,
trên cánh đồng, và nặng nề nhất là trên thân thể của chúng tôi.
Từ nửa đêm, người ta sẽ đánh trống và gõ những chiếc phèng la. Âm thanh nghe âm u và
buồn. Những âm thanh đó, một lần nữa sẽ lại gợi cho tôi nhớ về hình ảnh của những người kỵ
sĩ cỡi ngựa qua bầu trời. Họ đi loan báo một điều gì đó, có thể là một tin buồn cuối ngày. Vì
những tin buồn nên không ai ra nhận. Người ta chui vào nhà, đóng sầm cửa lại và ngủ. Cuối
cùng những kỵ sĩ trong cuộc tìm kiếm hỗn loạn đã va vào nhau.
Buổi sáng, mẹ tôi sẽ ra vườn hái hết những bông hoa lài rồi đưa sang cắm vào bàn thờ
thằng Tí - xem như một món quà đầy hương từ khu vườn nhà tôi.
Có một việc khiến ai cũng lo lắng là chuyện những tấm ảnh, tất nhiên rồi sẽ vậy.
Ở làng có ai chụp hình gì cho nhiều, quá lắm là dăm ngày Tết chụp chung với cả nhà một
kiểu. Nhưng đâu phải năm nào cũng chụp. Lục trong đống giấy tờ cũ, cuối cùng người ta cũng
sẽ gặp tấm ảnh duy nhất lúc thằng Tí lên ba tuổi. Nó trần truồng như nhộng. Vừa khóc, vừa lấy
ngón tay đút vào miệng. Tôi đã được xem tấm ảnh này một lần, nhờ nó khoe.
Mẹ nó sẽ òa lên nhớ lại vào ngày giỗ ba, cậu nó dắt về một ông thợ ảnh. Khi ông đến thì
nó đang còn ngủ, thế là người ta đập nó dậy, cho nó một “pô”. Khuôn mặt nó non xèo, phúng
phính những thịt chứ không gầy nhom như sau này.
- Thôi thế cũng là may mắn - mọi người sẽ nói vậy - Dù sao cũng còn một hình ảnh về nó
vào thời điểm đẹp đẽ nhất.
Chiếc hòm cũng sẽ được đóng xong từ bộ ván mà hàng ngày nó vẫn nằm ngồi, nhỏ nhắnnhư một cái thùng đựng quần áo. Rồi người ta sẽ xếp nó vào trong như chúng cất một món đồ
quí giá, dễ vỡ.
Mà quả thật như vậy. Từ lúc nghĩ rằng nó sẽ chết, tôi cứ thấy mình như vừa mất một cái gì
quý giá lắm. Nó là vật quí đối với tôi.
Tôi luôn nghĩ về những ngày sắp tới, tôi sẽ đi học một mình, xuống chợ chơi một mình,
không có ai để hẹn hò len lén trèo lên cây vú sữa vào nửa đêm.
Nhưng tôi cũng sẽ sợ nó lắm vì nó sẽ thành con ma. Nó là một con ma trẻ em. Nó vẫn còn
ham chơi nên sẽ không bao giờ rời khỏi những nơi nó vẫn thường đến để bắn bi, nhảy lò cò...
Tôi cũng sẽ không còn dám để một hòn bi nào ra đất, tôi sợ hòn bi bỗng dưng tự lăn rồi chui
vào lỗ. Tôi cũng không dám ra vườn một mình. Tôi sợ những bông hoa lài bỗng dưng thơm hẳn
lên.
Từ bên đây ụ rơm, tôi sẽ nhìn vào nhà nó. Rồi từ đó, tôi mon men theo đám tang ra đồng,
cứ đi cách một quãng xa.
Khi đi ngang nhà ông Tư, người ta sẽ đi chậm lại rồi đánh trống lớn lên, để cho ông biết
mà ráng chồm lên cửa sổ đưa tiễn nó lần cuối.
Ðám tang vẫn sẽ tiếp tục đi nốt những con đường trong làng và cũng giống như những
người kỵ sĩ, từng bóng người đưa tiễn như một vệt buồn lướt qua khoảng trời của tôi.
Tôi nhớ lời bố nói, khi nhìn theo bóng một con người mà ta không thể quên được, ta sẽ
thấy nỗi nhớ của mình.
Hình như ai cũng vậy, không phải mình tôi tưởng tượng chuyện này. Cho nên khi nét nhọc
nhằn trên khuôn mặt ông lang vườn giãn ra, nhiều người đã oà khóc. Người ta khóc vì sung
sướng. Hình như người ta chỉ có thể khóc một cách trọn vẹn nhất nhờ sung sướng.
Tôi cũng vậy. Tôi đã khóc khi thấy đôi mắt thằng Tí nhấp nháy một gợn vào chiều hôm đó.
Tôi đã ôm lấy bàn tay mềm nhão của thằng Tí vào lòng mình, cái bàn tay như vừa mới được
sinh ra lần đầu nên nó có cái vẻ dịu dàng và dễ bị tổn thương. Tôi còn gọi tên nó rất nhiều lần
như thể chưa từng được gọi trước đó, chưa từng nghe âm thanh đó. Không chỉ thế, tôi còn òa
khóc vì nghĩ rằng những âm thanh đã không rời bỏ chúng tôi.
Bố tôi nói, người sống là một âm thanh nên khi sống, người ta sẽ gây nên tiếng vang bằng
chính cuộc sống của mình.
Ba hôm sau, thằng Tí đã có thể ngồi dậy tự ăn cháo. Cái câu nói ấp ủ trong ba ngày qua đã
được tôi chuẩn bị chu đáo cho cái ngày này:
- Hi hi... chào con rắn hai đầu!Thằng Tí thều thào cãi lại:
- Chỉ có hai con rắn lốm đốm thôi!
Và chúng tôi thỏa thuận với nhau, nếu con rắn hai đầu còn ở đâu đó trên thế gian này thì,
khi đầu “tử” vừa phập mình một nhát thì đầu “sinh” sẽ phập nhát thứ hai để cứu mình sống.
Thế là sống khỏe, sống nhăn, cho phập thoải mái.
Ðêm đó tôi nghe bố nói thầm với mẹ “Thôi, chắc anh phải sửa lại một số chuyện cổ tích”.
Bố làm như bố là ông tiên không bằng.
Nhưng nói gì thì nói tôi vẫn mừng húm, mừng nhất không phải chuyện thằng Tí còn sống
mà vì khi tôi ôm tay nó khóc, nó vẫn còn mê man. Còn tụi con Phượng thì không có mặt. Chứ
không à, chúng nó sẽ lên lớp diễu lại trò này bêu riếu tôi. Vừa nắm tay thằng Tí vừa hu hu rên
rỉ, Tí, Tí ơi, Tí ơi Tí... chắc tôi chỉ còn nước đi tìm hai con rắn lốm đốm nhờ nó cắn mình một
phát cho tiêu đời mất thôi. Thật là hú vía!Thay đoạn kếtHàng đêm, tôi vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ vừa “nhìn” ra khu vườn vừa tưởng tượng. Tôi
biết mình sẽ không bao giờ quên được, vì tôi vẫn còn nhớ lắm.
Tôi nhớ tất cả những gì đã bay qua bầu trời của tôi.
Tôi nhớ từng bông hoa, từng mùa mưa nắng, từng rẻo đất...
Bố tôi nói cần phải gieo những hạt mầm vào khu vườn; nhưng tôi cũng biết, mỗi một
gương mặt là một hạt mầm gieo vào trí tưởng tượng của tôi. Tôi có nhiều khuôn mặt không
ngừng mọc lên, những khuôn mặt buồn vui, những khuôn mặt đẹp nhất.
Nhiều lần tôi đã hỏi bố, tại sao người ta không nhớ một bàn tay ai đó mà phải là khuôn
mặt trước tiên. Bố nói bởi vì trên đó có đôi mắt. Chúng ta không thể nhìn ai đó mà không nhìn
vào đôi mắt họ. Một đôi mắt sẽ cho ta biết họ yêu mến điều gì, và quan trọng hơn nữa, họ đã
hy sinh cho điều gì.
Hằng đêm, tôi vẫn tưởng tượng triền miên khi nhìn những ngôi sao. Người ta nói khi một
người mất đi, ngôi sao của người ấy sẽ tắt. Tôi hú vía vì vẫn thấy ngôi sao của bạn tôi trên bầu
trời, càng lúc càng rực rỡ chạm dần đến ngôi sao của tôi. Và tôi vẫn không ngừng tưởng tượng
đến một lúc nào đó, bầu trời sẽ như một tấm thảm sáng kết liền lại. Vì đơn giản thôi, trên trái
đất này trẻ con vẫn không ngừng được sinh ra và lớn lên. Chúng là những ngôi sao trên tấm
thảm kia, điều bí mật mà tôi chẳng thể nào nói hết.