Câu 1: (1 điểm) Vẽ sơ đồ tư duy bài " Ôn tập truyện, kí"
# Câu này mình không biết vẽ nên bạn tự vẽ nhé!
Câu 2: (1 điểm) Vẽ sơ đồ tư duy các biện pháp tu từ đã học (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ)
# Câu này mình cũng không vẽ được nên mình ghi ra rồi bạn tự vẽ nhé!
* So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành.
- Có 2 kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng:
VD: Mặt trăng tròn như một cái mâm bạc khổng lồ.
+ So sánh không ngang bằng:
VD: Bạn Linh học giỏi hơn em.
* Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
- Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp:
+ Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật:
VD: Bác chim sáo hót rất hay.
=> Dùng từ " Bác" để gọi loài chim.
+ Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
VD: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng cho con người và cây cối.
=> Từ ngữ xưng hô của người " Bạn " dùng cho loài gấu.
+ Dùng các từ ngữ xưng hô của vật với người:
VD: Bạn gấu ơi? Bạn đang trò chuyện với ai đó?
=> Dùng từ ngữ hoạt động, tính chất của con người "ban phát" để dùng cho mặt trời.
* Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- Có 4 kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.
VD: Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.
=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.
+ Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.
VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.
+ Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.
VD: Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ.
=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác.
VD: Trời nắng giòn tan.
=> Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.
* Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Nam - lớp trưởng lớp 6A là tay cờ vua cự phách của trường.
- Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp đó là:
+ Chỉ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
VD: Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.
+ Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.
VD: Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.
=> Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.
+ Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.
VD: Này, cô bé áo vàng kia!
=> Trong trường hợp này “áo vàng” để nói về những người mặc áo vàng.
+ Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.
VD: Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.
Câu 3: (1 điểm) Thế nào là câu trần thuật đơn? Đặt câu trần thuật đơn dùng để: Giới thiệu; miêu tả; kể; nhận xét, đánh giá; thông báo.
- Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, miêu tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
- Đặt câu trần thuật đơn dùng để:
+ Giới thiệu: Mẹ em là công nhân.
+ Miêu tả: Sáng nay là buổi sáng thật tuyệt vời.
+ Kể: Ba em là người mà em yêu nhất.
+ Nhận xét, đánh giá: Hút thuốc có hại cho sức khỏe.
+ Thông báo: Bạn Linh đã trở về nhà.
Câu 4: (4 điểm) Trong văn bản “Lòng yêu nước”, nhà văn, nhà báo I. Ê-ren-bua có viết “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.”
- Em hiểu thế nào là “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”?
- Hãy viết một đoạn văn khoảng 6- 8 câu để nói rõ em sẽ thể hiện tình cảm yêu tổ quốc của mình như thế nào?
- Em hiểu là “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.”: Lòng yêu Tổ quốc được hình thành trên cơ sở những biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất.
- Đoạn văn khoảng 6- 8 câu để nói rõ em sẽ thể hiện tình cảm yêu tổ quốc của mình như thế nào: Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn. Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã chứng tỏ được lòng yêu nước của bản thân.