1, An đỗ đại học nhưng bố An không cho đi học vì cho rằng con gái không cần phải học nhiều. Như vậy, bố An đã vi phạm nội dung nào trong quyền học tập của công dân ? A Quyền học tập không hạn chế của công dân. B Có quyền học bất cứ ngành nghề nào. C Có thể học bằng nhiều hình thức. D Có quyền học từ thấp đến cao. 2, Hùng là học sinh lớp 10 nhưng đã xây dựng được phần mềm học môn Lịch sử giúp nhiều học sinh yêu thích môn Lịch sử. Trong trường hợp này, Hùng đã phát huy quyền nào dưới đây? A Quyền học tập. B Quyền lao động. C Quyền sáng tạo. D Quyền phát triển. 3, An là học sinh lớp 10. An đã sáng chế thành công máy lọc nước bẩn thành nước sạch bằng màng trứng gà. Hỏi An đã thực hiện tốt quyền nào dưới đây ? A Quyền phát triển. B Quyền sáng tạo. C Quyền học tập. D Quyền dân chủ. 4, X là học sinh lớp 11. Vì có năng khiếu thể thao nên X được đại diện cho các bạn học sinh trong trường đi thi Hội khỏe Phù Đổng. Việc X được đi thi chính là biểu hiện của quyền A học tập. B phát triển. C sáng tạo. D tự do 5, Những học sinh có đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kì thi Học sinh giỏi Quốc gia được ưu tiên tuyển thẳng vào một số trường đại học. Điều này thể hiện quyền nào của công dân? A Sáng tạo. B Học tập. C Phát triển. D Bình đẳng. 6 H là một người khuyết tật nhưng em luôn nỗ lực vượt lên số phận. Em đã đạt Huy chương Vàng môn cử tạ trong một cuộc thi thể thao cấp quốc gia. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền gì dưới đây? A Quyền phát triển. B Quyền học tập. C Quyền lao động. D Quyền sáng tạo. 7, Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp để tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền A học tập. B tự do ngôn luận. C sáng tạo. D phát triển. 8, Pháp luật nước ta quy định: Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định chung của pháp luật. Điều này thể hiện quyền A học tập của công dân. B sáng tạo của công dân. C phát triển của công dân. D dân chủ của công dân. 9, Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc học buổi tối... thể hiện nội dung nào của quyền học tập ? A Học không hạn chế. B Học thường xuyên, suốt đời. C Học bất cứ ngành nghề nào. D Bình đẳng về cơ hội học tập. 10, Những người có tài trong các cơ quan nhà nước được cử đi học tập ở nước ngoài bằng tiền của nhà nước. Điều này thể hiện quyền A dân chủ của công dân. B sáng tạo của công dân. C phát triển của công dân. D học tập của công dân. 11, Đường dây tư vấn, hỗ trợ trẻ em miễn phí 18001567 của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em ra đời từ năm 2004 để mọi người có thể gọi tới mỗi khi gặp sự việc bất bình là đảm bảo cho quyền A Phát triển. B Học tập. C Sáng tạo. D Tự do. 12, Đảm bảo nhu cầu học tập cho mọi người là thể hiện quyền A công dân. B học tập. C sáng tạo. D phát triển. 13, Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, A thi đỗ và học Đại học B. Trong thời gian này, A học thêm văn bằng 2 tại Đại học X. Như vậy, A đã thực hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân ? A Học không hạn chế. B Học suốt đời. C Học bất cứ nghề nào. D Học bất cứ ngành nào. 14, D đã giành giải nhất cuộc thi sáng tạo Robotcon cấp quốc gia nên D được tuyển thẳng vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? A Quyền được khuyến khích, bổi dưỡng để phát triển tài năng. B Quyền học tập không hạn chế. C Quyền học tập theo sở thích. D Quyền học tập có điều kiện trong môi trường nghệ thuật.

Các câu hỏi liên quan

Câu 1. Bệnh loãng xương ởngười lớn tuổi là do thiếuA.vitamin C. C. muối khoáng sắt.B.vitamin D. D. muối khoáng kali.Câu 2.Chuyển hoá cơ bản là năng lượng A.tiêu dùng khi cơ thểởtrạng thái lao động cật lực.B. tích luỹkhi cơ thểởtrạng thái lao động cật lực.C. tích luỹkhi cơ thểởtrạng thái hoàn toàn nghỉngơi.D.tiêu dùng khi cơ thểởtrạng thái hoàn toàn nghỉngơi.Câu 3. Loại muối khoáng tham gia vào cấu tạo của hêmôglôbin ởngười là:A.Can xiB.SắtC.KaliD. KẽmCâu 4: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất cặn bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ A.phân tử. B.cơ thể. C. tế bào. D.tế bào và cơ thể.Câu 5:Loại vitamin nào sau đây không tan trong dầu, mỡ ?A.Vitamin A. B.Vitamin C.C.Vitamin K. D.Vitamin D.Câu 6:Thành phần nào sau đây là chất thải của hệ hô hấp ?A.Nước tiểu. B.Mồ hôi.C.Khí ôxi . D.Khí cacbônic.Câu 7:Loại muối khoáng nào sau đây có vai trò quan trọng trong việc hàn gắn vết thương ?A.Iốt.B.Canxi.C.KẽmD.Sắt.Câu 8:Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí cacbônic sẽ theo mạch máu tới bộ phận nào để thải ra ngoài ?A.Phổi.B.Dạ dày.C.Thận.D.Gan.Câu 9:Hệ cơquan nào sau đây là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể ?A.Hệ tiêu hoá. B.Hệ hô hấp.C.Hệ bài tiết. D.Hệ tuần hoàn.Câu 10:Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào làA.nước mô. B.dịch bạch huyết.C.máu.D.nước bọt.Câu 11:Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí CO2, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đếnhệ A.sinh dục.B.hô hấp.C.tiêu hoá.D.bài tiết.Câu 12: Đối tượng nào dưới đây có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hoá?A.Người cao tuổi.B.Thanh niên.C.Trẻ sơ sinh.D.Thiếu niên.Câu 13:Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh?A.Ăn nhiều tinh bột.B.Uống nhiều nước.C.Rèn luyện thân thể.D.Giữ ấm vùng cổ.Câu 14:Vì sao trong khẩu phần ăn,chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi?I. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.II. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người.III. Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.A.I,II,III.B.I,II.C.I,IIID.II,III. Câu 15:Một học sinh lớp 8 một ngày ăn hết 500g gluxit. Hiệu xuất tiêu hóa và hấp thụ của gluxit là 95%, biết rằng 1 gam gluxit phân giải hoàn toàn tạo 4,3 Kcal. Xác định năng lượng của học sinh đó sản ra trong ngày từ việc tiêu hóa gluxit?A.2042,5 Kcal.B.2052,5 Kcal.C.2045,5 Kcal.D.2150Kcal.Câu 16.Đồng hoá và dịhoá là hai quá trìnhA.đều xảy ra sựtổng hợp các chất.C.đối lập nhau.B. đều xảy ra sựtích luỹnăng lượng.D. tỉlệthuận với nhau.Câu 17. Loại thực phẩm nào dưới đây giàu chất đạm?A. Dứa gai.B.Đậu tương.C. Cây mía.D.Cải ngọt.Câu18.Trong các biện pháp dưới đây biện pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón là:I. Ăn nhiều rau xanh.II. Hạn chếthức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin.III. Uống nhiều nước.IV. Uống chè đặc.A.I,II, III. B. I, III,IV. C.I, II,IV.D.II, III,IV.Câu 19. Làm cho bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng bằng cách:I. Chế biến hợp khẩu vị, cân đối các loại thực phẩm.II. Bàn ăn và bát đũa sạch sẽ, tinh thần sảng khoái, vui vẻ.III. Bày món ăn đẹp, hấp dẫn.IV. Chế biến món ăn từ các loại thực phẩm để lâu trong tủ lạnh.Phương án đúng là:A.I, II, III. B. II, III, IV. C. I, II, IV. D. I, III, IV.Câu 20. Vitamin có vai trò gì?A.Không cung cấp năng lượng cho cơ thể.B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể.C.Là thành phần cấu trúc của nhiều enzim tham gia các phản ứng chuyển hoá trong cơ thể.D.Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào cấu tạo của nhiều enzim.Câu 21. Muốn xác định được cường độtrao đổi chấtởcơ thểngười ta làm cách nào?A. Dùng nhiệt kế.B. Dùng phòng đo nhiệt lượng.C. Đo lượng khí CO2thải ra.D. Đo khối lượng vận động.Câu 22. Loại vitamin cần thiết cho sựtrao đổi canxi và photpho trong cơ thểngười?A.Vitamin A.B.Vitamin D.C.Vitamin C.D.Vitamin B.Câu 23.Chất nào dưới đây có thểlà sản phẩm của quá trình dịhóa?A.Nước.B.Prôtêin.C.Xenlulôzơ.D.Tinh bột.Câu 24.Khi đo thân nhiệt, ta nên đo ở đâu để có kết quả chính xác nhất?A.Tai.B. Miệng.C.Hậu môn.D.Nách.Câu 25.Nguyên nhân nào sau đây không gây bệnh béo phì ở trẻ em?A.Mắc phải một bệnh lý nào đó.B.Ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thể thao.C.Lười vận động.D.Ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng : sôcôla, mỡ động vật, đồ chiên xào...

Bài 1: Tìm câu bi động trong các đoạn văn sau: a. (1) Nghệ thuật tuồng vốn được coi là “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc. (2) Tuy nhiên, sức lan tỏa “lôi kéo” khan giả của bộ môn nghệ thuật cổ điển và bác học vào loại bậc nhất Việt Nam còn rất khiêm tốn. (3) Với mục đích tìm con đường gần hơn đến với công chúng. Nhà hát tuồng Việt Nam đã giới thiệu tác phẩm “Đêm hoàng cung”. (4) Tác phẩm gồm hai phần : phần giới thiệu về trang phục, nhân vật và phần biểu diễn các tích trò. (5) Chương trình được tổ chức như một buổi biểu diễn trong cung đình, thông qua hình thức nói chuyện hỏi – đáp giữa vua và hoàng hậu để lí giải về nguồn gốc và ý nghĩa của các tích trò. (6) Đáp ứng được thị hiếu của đại bộ phận khách du lịch, “Đêm hoàng cung” được giới chuyên môn đánh giá cao về sự hấp dẫn, thu hút người xem. b. (1) Mỗi buổi sang sớm, các cô gái đi ra nương, gấu váy cũng như hai ống tay áo dính đầy cỏ may và ướt đẫm sương. (2) Các cô gái đi nhởn nhơ chung quanh từng gốc cây bị đốt, chỉ còn trơ lớp than đen đen, bàn tay thoăn thoắt cắt từng bông lúa nặng trĩu hạt dính lắt lẻo trên cái thân rạ khô xác. (3) Lúa được các cô cắt bằng dao hoặc thanh nứa cật rất sắc. (4) Sau đó, những bó lúa to được các cô gùi trên lưng, đem về chòi. (5) Chiếc bàn đạp lúa làm bằng một thân cây gỗ đã bóc hết vỏ. (6) Cây gỗ kê cao giữa vạt đất được trang phẳng và rải một lượt phân trâu lên trên. (7) Tất cả những người già, trẻ con và đông nhất là thanh niên trai gái trong bản xúm lại, mỗi đêm đập lúa ở từng chòi canh của từng nhà. (8) Những bông lúa tróc hết hạt được nhả ra khỏi răng chiếc kẹp làm bằng hai thanh gỗ. (9) Bó rơm được tung lên cao về phía sau, rơi xuống giữa những đống lửa cháy bùng bùng hai bên góc chòi… (Nguyễn Minh Châu) Bài 2: So sánh hai đoạn sau đây về kiểu câu, nội dung và sắc thái ý nghĩa: a. (1) Nhiều ao nuôi tôm của người dân huyện Núi Thành bị lũ đánh vỡ bờ. (2) Tôm nuôi bi yếu do môi trường thay đổi đột ngột. (3) Thậm chí nhiều tôm giống bị chết do ô nhiễm dich bệnh. b. (1) Lũ đánh vỡ bờ nhiều ao nuôi tôm của người dân huyện Núi Thành. (2) Môi trường thay đổi đột ngột làm tôm nuôi bị yếu. (3) Thậm chí, ô nhiễm dịch bệnh làm cho tôm giống chết.