1. *Diễn biến
- Đầu tháng 10 Lê - nin từ Phần Lan trở về nước lãnh đạo khởi nghĩa.
- Ngày 24/10, khởi nghĩa nổ ra Pê - tơ - rô - grát.
- Ngày 25/10, Cung điện Mùa Đông bị chiếm, chính phủ lâm thời sụp đổ, chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân.
→ Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi hoàn toàn.
*Ý nghĩa:
- Đối với nước Nga:
+ Làm thay đổi vận mệnh nước Nga và số phận hàng triệu con người Nga.
+Đưa nhân dân lao động lên nắm quyền.
+ Thiết lập Nhà nước xã hội Chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
- Đối với thế giới:
+ Có những thay đổi lớn lao.
+ Để lại nhiều bài học quý giá cho giai cấp vô sản.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở nhiều nước.
2. *Nguyên nhân:
- Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận
- Hàng hóa ế thừa, người lao động không có tiền mua
*Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:
- Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
- Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
- Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát:
- Thứ nhất là : Phát xít hóa bộ máy nhà nước
- Thứ hai là : Duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.
3. *Hoàn cảnh:
- Cuối tháng 10/1929, Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế.
- Nền kinh tế Mĩ bị sa sút nghiên trọng đời sống nhân dân vô cùng khó khăn...
- Tổng thống Rudơven, đã thực hiện chính sách mới.
*Nội dung:
- Giải quyết thất nghiệp
- Phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.
- Tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo việc làm mới ổn định tình hình xã hội.
*Kết quả: Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế.