1.
a) Rút gọn: chủ ngữ. Vì tục ngữ thường ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
b) Biện pháp: hoán dụ
→Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
→Ăn quả: là người hưởng thụ những cái tốt đẹp mà người khác tạo ra.
→Kẻ trồng cây: là người làm ra vật chất, của cải.
→Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.
Ví dụ: Uống nước nhớ nguồn.
2.
-Người ta là hoa là đất: đất là báu vật được xem là vô giá, hoa là cái tinh túy của đất trời, con người được ví như hoa và đất, ở đây muốn nói rằng con người là báu vật của Trái đất này, là thứ tinh túy nhất cần được bảo vệ.
-Người sống, đống vàng: đề cao giá trị của con người, nếu không có con người, tất cả sẽ trở nên vô vị và không có giá trị. Đồng thời, con người thì sẽ có của cải, nâng cao ý thức của con người trong lao động và học tập.
3.
Câu tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên", ý kiến rất chính xác. Ý nghĩa và nội dung của câu tục ngữ đó muốn nói lên tầm quan trọng của người thầy. Không phải chỉ có mỗi người thầy trong trường học mà còn có cả các thầy dạy các ngành phái khác như là: về nghề nghiệp, sản xuất, khoa học, ... Người thầy cũng chính là người cha thứ hai cho chúng ta. Họ luôn truyền đạt hết những gì tốt đẹp và luôn khoan dung với ta khi ta mắc lỗi. Nhưng có một cau sau: "Học thầy không tày học bạn". Câu này không có ý chê bai thầy không bằng bạn. Mà chỉ có ý đề cao về bạn bè. Bạn bè cùng lứa tuổi thì truyền đạt cho nhau sẽ dễ hơn thầy. Bạn bè sẽ hiểu ta hơn, tâm lí phù hợp hơn. Hai câu tục ngữ này có tính chất bổ sung cho nhau chứ không mâu thuẫn.
-Câu rút gọn: gạch chân