1. a) Đoạn văn trên trích trong văn bản " Ý nghĩa văn chương " của tác giả Hoài Thanh.
b) Luận điểm : Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương của
muôn vật, muôn loài.
c) Chuyển đổi câu văn sau từ câu chủ động thành câu bị động như sau: Người
ta kể truyện ngày xưa, một con chim bị thương rơi xuống bên chân một thi sĩ Ấn Độ và đã được ông
trông thấy.
2. Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học nổi tiếng. Một trong những tác phẩm em đã được đọc và học đó là VB “Ý nghĩa văn chương”. Ông đã từng khẳng định : “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có.'' Trước hết, "văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có nghĩa là những tình cảm mà trước khi đọc tác phẩm văn chương những tình cảm đó trước để sinh trong tâm hồn chúng ta như: tình yêu thương đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tình thương đối với miền đất lạ, niềm thương xót về cảnh ngộ ở những đứa trẻ lang thang. Nhưng khi đọc văn chương viết về con người, cảnh tượng, vùng đất ấy trong ta này ở những cảm xúc mới lạ. Còn "văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có" nghĩa là những tình cảm luôn thường trực trong tâm hồn ta được văn chương làm cho phong phú hơn, tinh tế hơn, trong sáng, cao cả, đẹp đẽ và sâu sắc hơn; nó được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn học. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta thấy được tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng của bà dành cho cháu; bà là người đã đem cho cháu bao niềm hanh phúc trẻ thơ mỗi khi xuân về tết đến; để mỗi khi đi xa, người cháu luôn nhớ về bà với tình cảm kính yêu, biết ơn. Ôi! Ta thấy yêu với biết ơn bà biết bao, hiểu được tình yêu lớn lao và cao đẹp mà bà dành cho con cháu qua những việc làm nhỏ hàng ngày nhưng vô cùng to lớn. Qua các tác phẩm văn học, ta khẳng định nhận định của Hoài Thanh là vô cùng chính xác: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có. ''Chú thích: In nghiêng, gạch chân là câu bị động
In đậm là câu đặc biệt