1.
- từ 'giật mình' được hiểu: Cái "giật mình" là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái "giật mình" của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên.
- ý nghĩa triết lí của hai câu thơ cuối trong khổ thơ trên :
“Trăng cứ tròn vành vạnh” : Thể hiện sự trong sáng,tròn đầy,thuỷ chung.
+ “Ánh trăng im phăng phắc”: Đó là sự im lặng nghiêm khắc mà nhân hậu,bao dung.
Qua đây bài thơ nhắc nhở mọi người phải biết hướng về quá khứ,phải thuỷ chung với quá khứ.
2.
Tâm trạng ,nét đẹp của nhân vật được bộc lộ:
- Nàng hiểu được bi kịch thân phận của bản thân: “kẻ bạc mệnh”, “duyên phận hẩm hiu”. Nhưng dù vậy, nàng vẫn luôn giữ tròn phẩm chất thủy chung, son sắt, nghĩa tình.
– Nàng là người khao khát hạnh phúc gia đình.
– Qua lời than thống thiết, ai oán, thấy được mong muốn thần sông minh oan cho tấm lòng thủy chung, trong trắng của nàng, thể hiện Vũ Nương là người ý thức rất rõ về phẩm giá, nhân cách của bản thân. Nàng là người trong sáng, luôn thủy chung với chồng.
3.
a. Thể thơ tám chữ
b. BPTT: Nhân hóa: Sông mở, ôm.
Tác dụng: Biện pháp nhân hóa cho thấy sự gắn bó của tác giả với dòng sông quê hương. Sông nhưn người mẹ hiền, bao dung ôm ấp lấy người con vào lòng. Từ đó thể hiện tình cảm xúc động, sâu nặng thiêng liêng với quê hương, bạn bè. Lời thơ trở nên sinh động, gợi tả.
c.
- ríu rít: gợi lên âm thanh của tiếng chim
- chập chờn: gợi lên hình ảnh những con cá bơi lội, nhảy múa tung tăng dưới sông
d. Đoạn thiw là những tình cảm, kỉ niệm, nỗi nhớ gắn bó của tác giả với con sông quê hương