1. Dựa vào tập bản đồ địa lí 7 trang 25, cho biết các biểu đồ khí hậu thuộc kiểu môi trường nào? Cho biết lí do chọn?.
Trả lời:
Hình 7.3 - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội.
*Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C
- Nhiệt độ cao nhất là 30°C vào tháng 7.
- Nhiệt độ thấp nhất là 16°C và tháng 1.
- Biên độ nhiệt trung bình năm là 14°C.
*Lượng mưa:
- Mưa nhiều nhất vào tháng 8, 300mm.
- Mưa ít nhất vào tháng 1 và tháng 12, 25mm.
- Mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mưa ít kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4.
⇒ Biểu đồ khí hâu thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.
Hình 7.4 - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Mum-bai (Ấn Độ).
*Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.
- Nhiệt độ cao nhất là 28°C vào tháng 4.
- Nhiệt độ thấp nhất là 23°C vào tháng 2.
- Biên độ nhiệt trung bình năm là 5°C.
*Lượng mưa:
- Mưa nhiều nhất vào tháng 7, 680mm.
- Mưa ít nhất vào tháng 12, không có mưa.
- Mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mưa ít kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4.
⇒ Biểu đồ khí hâu thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.
2. Băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều, em hãy cho biết:
a. Nguyên nhân nào làm cho băng tan?
b. Là học sinh các em cần phải làm gì để hạn chế hiện tượng băng tan ở Châu Nam Cực?
Trả lời:
a. Nguyên nhân:
- Dưới tác động của hiệu ứng nhà kính.
- Tầng ozon bị thủng dần do khí thải của các nhà máy công nghiệp và phương tiện giao thông vào khí quyển.
- Rừng bị tàn phá, khai thác để lấy gỗ, diện tích làm nhà, làm vườn. Rừng A-ma-dôn là lá phổi xanh của Trái Đất cũng đang dần bị con người khai thác.
⇒ Tất cả đều làm cho khi hậu Trái Đất nóng lên, làm cho lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn, và tạo ra hiện tượng băng tan.
b. Em cần:
- Cần tạo ra một môi trường trong lành, không bị ô nhiễm từ con người và động-thực vật.
- Hạn chế chặt phá và trồng nhiều cây xanh.
- Không thải những chất thải như rác, dầu khí,... ra biển, sông hồ.
- Không xả rác ra ngoài môi trường, phải xả đúng nơi quy định.
- Phân hủy các loại rác thải hợp lí.
⇒ Tất cả đều làm giảm độ nóng lên của Trái Đất, có thể ngăn chặn việc lớp băng ở Nam Cực tan chảy và tạo ra hiện tượng băng tan.