1. Gà rán người ta gọi là “linh kê” hay gà “chiến”. Có điều loại gà chiến nhưng các cụ trưởng bối nghề nuôi gà đá liệt thành ba loại “siêu kê”. “Hắc kê” lông đen, mỏ đen, mào đỏ, huyết dựng đứng, thứ này tính lì đòn chịu chơi tới cùng. Các cụ còn truyền nhau có một loại “gà đen chân vẩy rắn” là “vua” của giống gà đá. Loại thứ hai là “bạch kê” lông trắng, chân ngà, mỏ gà, mắt xoe vàng. Bạch kê tính nóng, tốc chiến tốc thắng, ra đòn rất hiểm. Loại “ngũ sắc kê” thì không hiếm bằng hai loại kia, lông pha năm sắc: đen, vàng, nâu, đỏ và xanh đen. Loại này có lối đá linh hoạt, nếu dè chừng thua cuộc thì “thẳng thắn” chạy bỏ cuộc đấu. Thực ra phân loại như vậy chỉ mang tính khái quát, chứ gà đá hay hoặc dở còn tùy thuộc vào tay nghề của người huấn luyện. (Nguyễn Thị Diệp Mai)
2. Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy tường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lo…lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
a. Trong hai đoạn văn trên đoạn văn nào là đoạn văn thuyết minh? Vì sao? Nội dung thuyết minh là gì?
b. Phân tích phương pháp thuyết minh trong đoạn văn thuyết minh đó.