Trong bài thơ " mùa xuân nho nhỏ", nhà thpư Thanh Hải đã rất tài tình khi lặp lại hình ảnh của " cành hoa", " con chim hót". Đây không chỉ đơn thuần là việc nhắc lại mà còn là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Ban đầu, hình ảnh mà nhà thơ cảm nhận được ở mùa xuân của thiên nhiên, đó là " bông hoa tím biếc"," con chim chiền chiện". Đó là những cảm giác say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của quê hương, một tình yêu nồng nàn, tha thiết trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Thế nhưng sau đó, những hình ảnh ấy được lặp lại với một tầng ý nghĩa cao hơn. Mùa xuân thiên nhiên đẹp như thế, đẹp là bởi có sắc tím của bông hoa, có âm thanh " vang trời" của con chim chiền chiện. Vì vậy, nhà thơ cũng muốn hóa thân vào bông hoa kia tô điểm cho cuộc đời, hóa thân vào con chim kia dâng lên cho đời khúc ca đẹp nhất. Tác giả muốn hóa thân để tô đẹp thêm cho mùa xuân của đất nước. Việc lặp lại ấy có ý nghĩa làm bộc lộ những khát khao cống hiến vào " mùa xuân nhỏ nhỏ" của nhà thơ.