Kinh tế nước ta thời Lê Sơ :
- a) Nông nghiệp:
- Cho lính về quê sản xuất (25 vạn).
- Kêu gọi nông dân phiêu tán về quê làm ruộng.
- Đặt một số chức quan chăm lo sản xuất nông nghiệp: Hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ…
- Thực hiện chính sách quân điền; bảo vệ sức kéo; cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt…
=> Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
- b) Thủ công nghiệp - thương nghiệp:
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long tập trung nhiều ngành nghề thủ công.
- Các cục bách tác (Công xưởng do nhà nước quản lý): sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền…
- Khuyến khích lập chợ mới, họp chợ.
- Buôn bán với nước ngoài phát triển, nhiều sản phẩm được thương nhân nước ngoài ưa chuộng...
KINH TẾ THẾ KỈ XVI- XVIII
1- Nông nghiệp:
* Đàng Ngoài :
- Chiến tranh Nam-Bắc triều phá hoại nghiêm trọng nền nông nghiệp; Chính quyền Lê-Trịnh ít chăm lo thuỷ lợi, khai hoang.
- Ruộng công bị cầm bán; ruộng đất bị bỏ hoang.
=> Mất mùa đói kém liên miên, nông dân phiêu tán.
* Đàng Trong:
- Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, lập làng ấp mới
- 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam đặt phủ Gia Định.
=> Nông nghiệp Đàng Trong phát triển nhanh (nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi).
2- Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.
* Thủ công nghiệp phát triển:
- Xuất hiện các làng thủ công, nhiều làng thủ công nổi tiếng: Gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Tây), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)…
* Thương nghiệp:
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá (vùng đồng bằng ven biển)
- Xuất hiện một số đô thị: Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên-Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (TP Hồ Chí Minh).
- Về sau ngoại thương bị hạn chế.