1 Móc một quả nặng vào lực kế, ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước thì số chỉ của lực kế A: bằng 0 B: không đổi C: giảm đi D: tăng lên 2 Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn? A: Quả cầu rỗng. B: Không so sánh được C: Quả cầu đặc. D: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai quả cầu như nhau 3 Với kí hiệu áp lực là F, diện tích bị ép bởi áp lực là S thì áp suất p được tính theo công thức A: p = F / S B: p = S / F C: F = S / p D: F = p / S 4 Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất? A: Người đó đứng bằng cả hai chân nhưng cúi gập xuống. B: Người đó đứng co một chân lên. C: Người đó đứng bằng cả hai chân D: Người đó đứng bằng hai chân, tay cầm quả tạ 5 ‏Một vật chuyển động với tốc độ‏ 36 km/h. Chuyển động có cùng độ lớn vận tốc với vật đó là A: 100 m/s B: 36 m/s. C: 36000 m/s D: 10 m/s 6 Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? A: Chuyển động của ô tô khi khởi hành. B: Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống C: Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định D: Máy bay bay từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh 7 Trường hợp nào dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát? A: Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường B: Lực xuất hiện làm mòn đế giày khi đi bộ C: Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn. D: Lực xuất hiện giữa kiện hàng và băng chuyền chuyển động 8 Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào các yếu tố A: trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B: trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C: trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D: trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. 9 Cho ba bình có đáy hình dạng khác nhau, cùng nước như hình vẽ. Hãy so sánh áp suất do nước gây ra tại các điểm M, N, O. Biết rằng khoảng cách từ các điểm này tới các mặt thoáng bằng nhau Picture 7 A: pM < pN < pO . B: pM > pN > pO . C: Không so sánh được D: pM = pN = pO . 10 Con tàu bằng thép có thể nổi trên mặt nước vì A: con tàu có trọng lượng riêng trung bình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước B: thép có lực đẩy trung bình lớn C: con tàu có khối lượng nhỏ hơn khối lượng nước. D: thép có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. 11 Chọn phát biểu đúng. A: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh có cùng độ cao. B: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở các nhánh bằng nhau. C: Trong bình thông nhau mà mỗi nhánh chứa một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh có cùng độ cao. D: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh có cùng độ cao. Làm nhanh nhé, tui votee 5*

Các câu hỏi liên quan