1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. 2. Em hiểu thế nào về nhan đề “Ánh trăng”? 3. Mạch vận động của cảm xúc bài thơ diễn ra theo trình tự nào? A. B. C. D.
Đáp án đúng: Giải chi tiết:1.Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy: - Năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh: + Là 3 năm sau ngày giải phóng miền Nam, kết thúc chiến tranh giải phóng đất nước. Những người chiến sĩ trở về với đồng bằng, miền xuôi và bị cuốn đi bởi những lo toan tất bật của đời sống thường nhật đã không ít người trong số họ lãng quên, bội bạc quá khứ. + Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như lời tâm sự, tự nhắc nhở, tự vấn… - In trong tập “Ánh trăng” (1984) - tập thơ được giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm đó. Ảnh hưởng: Thời điểm đó, có những người từng trải qua thử thách gian khổ, từng gắn bó với thiên nhiên, nhân dân, đồng đội, sau khi ra khỏi thời đạn bom, sống trong hòa bình, giữa những tiện nghi hiện đại... đã quên đi những nghĩa tình của thời đã qua. Trước hiện tượng đó, nhà thơ viết bài thơ như lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao xưa. Đồng thời, bài thơ còn có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. 2. Nhan đề “Ánh trăng”: - Vừa là một phần của hình tượng thiên nhiên lại vừa là biểu tượng của thiên nhiên. - Biểu tượng: + Sự trong sáng, đẹp đẽ, quá khứ nghĩa tình, thủy chung, nguyên vẹn. + Con người giản dị, trog sáng, thủy chung: là nhân dân, là đồng đội của người lính. 3. Mạch vận động của cảm xúc bài thơ diễn ra theo trình tự của thời gian từ quá khứ đến hiện tại.