1.Từ giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp đang ráo riết mở rộng việc xâm chiếm nước ta thì nhà Nguyễn vẫn thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. Việt Nam rơi vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng.
- Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
- Xã hội: đời sống nhân dân khốn khổ, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi.
2. Các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách vì:
Đất nước ngày càng nguy nan, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể vững vàng để đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách, thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của triều đình Huế.
Nội dung chính trong đề nghị cải cách của các sĩ phu, quan lại yêu nước là:
- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
- Đinh Văn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
- Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước
3. Những đề nghị cải cách cuối thể kỉ XIX của các sĩ phu, quan lại yêu nước đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ và làm củ một bộ phận quan lại triều đình. Tuy nhiên, nó vẫn còn có nhiều hạn chế như vẫn còn mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.
#Lunar