1. Người ta dùng máy biến thế gồm cuộn sơ cấp 500 vòng và cuộn thứ cấp 50000 vòng để tải điện năng có công suất 22kW từ nhà máy đến nơi tiêu thụ. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 2,5kV và điện trở đường dây tải điện là 100Ω. Hãy tính công suất tỏa nhiệt trên đường dây tải điện trên. 2. Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp 500 vòng và cuộn thứ cấp 40000 vòng a. Đặt vào hai đầu dây cuộn sơ cấp hiệu điện thế 400V. Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp b. Điện trở tổng cộng của đường đây tải là 80Ω, công suất truyền đi là 2MW. Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện c. Muốn công suất hao phí giảm đi một nửa thì phải tăng hiệu điện thế lên bao nhiêu?

Các câu hỏi liên quan

8 Những nơi nào dưới đây ở châu Á có mật độ dân số trung bình dưới 1 người/km2 ? A: Phía bắc Liên bang Nga và Mi-an-ma. B: Phía bắc Liên bang Nga và tây Trung Quốc. C: Phía đông Ấn Độ và Ả-rập Xê-ut. D: Phía tây Trung Quốc và Mông Cổ. 9 Nền kinh tế của Đông Nam Á chưa phát triển vững chắc do A: nguồn vốn đầu tư của nước ngoài chưa ổn định và do dân số đông. B: sự phát triển kinh tế dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có và tranh thủ nguồn vốn của nước ngoài. C: sự hợp tác giữa các nước trong khu vực còn hạn chế, có nhiều vấn đề đang tranh chấp. D: nguồn lao động đông, nền kinh tế chưa tạo được nhiều việc làm nên thất nghiệp còn cao. 10 Phần đất liền của khu vực Đông Á gồm A: Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. B: Trung Quốc và Nhật Bản. C: Trung Quốc và Hàn Quốc. D: Hàn Quốc và Nhật Bản. 11 Ở châu Á, cây lương thực nào là quan trọng nhất? A: Ngô. B: Lúa gạo. C: Lúa mì. D: Lúa mạch. 12 Đặc điểm về tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á hiện nay là A: đã giảm đáng kể và thấp hơn mức trung bình năm của thế giới. B: đang tăng nhanh và cao hơn mức trung bình năm của thế giới. C: đã giảm đáng kể và ngang với mức trung bình năm của thế giới. D: đã giảm đáng kể nhưng vẫn cao hơn mức trung bình năm của thế giới. 13 Ki-tô giáo ra đời ở khu vực A: Nam Á. B: Đông Nam Á. C: Ấn Độ. D: Tây Á. 14 Châu lục nào có diện tích rộng nhất? A: Châu Đại Dương. B: Châu Phi. C: Châu Á. D: Châu Mĩ. 15 Ở phía tây Trung Quốc cảnh quan chính là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc không phải do A: không chịu ảnh hưởng của biển. B: khí hậu quanh năm khô hạn. C: nằm sâu trong nội địa. D: gió từ biển thổi đến. 16 Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI nằm trên các nước A: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan . B: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây. C: Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a. D: Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan. 17 Cảnh quan phổ biến ở những nơi có kiểu khí hậu lục địa là A: chủ yếu là rừng lá kim. B: rừng phát triển mạnh. C: hoang mạc, bán hoang mạc. D: xavan và rừng thưa. 18 Những năm 1997 – 1998 nền kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á bị suy giảm do A: cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan. B: dân số quá đông, không giải quyết tốt được vấn đề việc làm. C: có nhiều thiên tai như bão, động đất, hạn hán…. D: môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị suy thoái. 19 Nền kinh tế Trung Quốc có những thay đổi lớn chủ yếu do A: thị trường tiêu thụ lớn. B: nguồn lao động đông, giá rẻ. C: tài nguyên thiên nhiên đa dạng. D: đường lối cải cách và mở cửa. 20 Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp phù sa của hai sông nào sau đây? A: Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrat. B: Sông Ti-grơ và sông Ấn. C: Sông Hằng và sông Ơ-phrat. D: Sông Ấn, sông Hằng. 21 Do dân cư đông đúc và cơ cấu dân số trẻ nên khu vực Đông Nam Á có A: nền kinh tế phát triển nhanh, sôi động. B: nguồn lao động đông, trình độ lao động cao. C: ngành công nghiệp phát triển nhanh, thị trường tiêu thụ lớn. D: nguồn lao động đông và thị trường tiêu thụ lớn. 22 Các sông ở Bắc Á có giá trị chủ yếu về A: phát triển giao thông và thủy điện. B: thủy điện và nuôi trồng thủy sản. C: phát triển giao thông và đánh bắt thủy sản. D: cung cấp nước cho sản xuất và đời sống. 23 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những cuộc tranh chấp gay gắt ở Tây Nam Á do A: tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao. B: tài nguyên dầu khí và vị trí quan trọng. C: tài nguyên thiên nhiên phong phú. D: vị trí địa lí là ngã ba của ba châu lục. 24 Kiểu khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở khu vực nào sau đây? A: Nam Á và Đông Á. B: Đông Nam Á và Tây Á. C: Nam Á và Đông Nam Á. D: Nam Á và Tây Á. 25 Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề thực phẩm cho nhân dân nhờ A: trồng nhiều loại cây lương thực. B: thực hiện cuộc cách mạng xanh. C: thực hiện cuộc cách mạng trắng. D: mở rộng diện tích trồng trọt. 26 Vị trí của khu vực Đông Nam Á ngày càng trở nên quan trọng vì A: nối liền hai châu lục có nền kinh tế phát triển. B: nối liền hai châu lục có nguồn tài nguyên phong phú. C: có vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng phát triển. D: thu hút được nhiều đầu tư, tăng cường trao đổi hàng hóa. 27 Địa hình của nước Lào chủ yếu là A: trung du. B: đồi núi. C: sơn nguyên cao. D: đồng bằng.