câu 1:Giống nhau: đều gồm 2 phần vỏ (biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa (bó mạch và ruột)
Khác nhau:
Cấu tạo thân non
Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra.
Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục.
Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng.
Cấu tạo rễ
Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút.
Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục.
Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.
Câu 2: Giống nhau:
- ở chồi hoa và chồi lá đều có mầm lá bao bọc
Khác :
Chồi lá : có mô phân sinh ngọn
Chồi hoa: có mầm hoa
Chồi lá sẽ phát triển thành cành mang lá
chồi hoa sẽ phát triển thành cành mang hoa
Câu 3:Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
Ròng là lớp gỗ màu sẫm ở phía trong, rắn chắc hơn dác, gồm những tế bào chết, vách dày, có chức năng nâng đỡ cây.
Câu 4: không phải phải tất cả cây điều có miền hút vì những cây mà rễ ngập trong nước thì nước và muối khoáng hoà tan trong nước ngấm trực tiếp qua các biểu bì của rễ( không cần lông hút)
Câu 5: vì Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa để tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.
Câu 6:Bộ rễ của cây thường ăn sâu lan rộng số rễ con nhiều. Vì cây mọc cố định một chỗ cho nên bộ rễ phát triển để hút đủ nước và muối khoáng cần thiết để sống
Câu 7:Bấm ngọn, tỉa cành nhằm kìm chế sự phát triển cành lá, ngọn...để cây tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển sản phẩm của cây
Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.
Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.
Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan... thì không bấm ngọn.
* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.
Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng. thân to, gỗ tốt hơn.