1. So sánh điểm giống và khác về địa hình của Bắc và Nam Mĩ:
Giống nhau: Về cấu trúc: Có 3 khu vực địa hình: đồng bằng, núi già, núi trẻ.
Khác nhau:
Bắc Mĩ Nam Mĩ
Phía tây: Hệ thống Cooc-đi-e chiếm gần Dãy An-đet cao đồ sộ nhưng chỉ chiếm
1/2 địa hình Bắc Mĩ diện tích nhỏ.
Ở giữa: Đồng bằng trung tâm cao ở phía Là chuỗi đồng bằng nối tiếp nhau, thấp
bắc và tây bắc, thấp dần về phía trừ đồng bằng Pam-pa
nam và đông nam.
Phía đông: Núi già A-pa-lát và sơn nguyên Các sơn nguyên
trên bán đảo La-bra-đo
===========================================================
2. Sự phân hóa về tự nhiên của Trung và Nam Mĩ:
Khí hậu
- Có gần đủ các kiểu khí hậu trên thế giới do đặc điểm của vị trí và địa hình khu vực.
- Khí hậu phân hoá theo chiều từ Bắc -> Nam, từ Đông -> Tây, từ thấp -> cao.
- Nguyên nhân:
+ Lãnh thổ trải dài từ chí tuyến Bắc đến gần đầu vòng cực Nam.
+ Có hệ thống núi đồ sộ ở phía Tây.
Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
- Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú và đa dạng:
+ Rừng Xích đạo xanh quanh năm: Đồng bằng sông A-ma-zôn.
+ Rừng rậm nhiệt đới: Phía Đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
+ Rừng thưa – Xavan: Phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
+ Thảo nguyên Pampa: Đồng bằng Pam-pa.
+ Hoang mạc, bán hoang mạc: Đồng bằng ven biển Tây An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a.
- Miền núi An-đét: Tự nhiên thay đổi từ Bắc -> Nam, từ chân -> đỉnh núi.
==========================================================
3. Vị trí địa lý và địa hình châu Âu:
-Là bộ phận của lục địa Á-Âu
-Diện tích chỉ chiếm trên 10 triệu km2
-Nằm từ vĩ độ: 36 độ B-> 71 độ B
-Có 3 mặt giáp biển và đại dương.
-Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền.
-Có 3 dạng địa hình chính: đồng bằng núi già và núi trẻ.
============================================================
4. Kinh tế Bắc Âu:
Kinh tế phát triển, mức sống cao dựa trên việc khai thác tài nguyên hợp lí để phát triển kinh tế hiệu quả cao.
- Công nghiệp:
+ Các ngành kinh tế rừng: sản xuất đồ gỗ, bột giấy và bột xenlulozo xuất khẩu.
+ Các ngành kinh tế biển: Đánh cá, chế biến cá xuất khẩu; đóng tàu, cho thuê tàu, hàng hải.
+ Thủy điện dồi dào và rẻ.
+ Khai thác dầu khí, sản xuất, luyện kim,…
- Nông nghiệp: Chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi.
- Dịch vụ: du lịch chiếm tỉ trọng cao (hải cảng, phố cổ, lâu đài,…)
- Kinh tế phát triển, mức sống cao dựa trên việc khai thác tài nguyên hợp lí để phát triển kinh tế hiệu quả cao.
=======================@Pipimm~============================
VOTE 5 SAO VÀ CTLHN NHA:<
CHÚC BẠN HỌC TỐT:3