1.Hồ Chí Minh là nhà văn lớn, nhà thơ lớn của dân tộc. Người đã đê lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn, phong phú về thể loại và một phong cách nghệ thuật đặc sắc. Sự nghiệp văn chương của Người ở ba lĩnh vực chính: văn chính luận, truyện và kí, thờ ca. Ở mỗi lĩnh vực Người đểu có những đóng góp lớn, song riêng ở lĩnh vực thơ ca lại chiếm một khối lượng lớn và mang giá trị văn chương nổi bật.
Ba tập thơ lớn của Người: “Nhật kí trong tù ” gồm 133 bài thơ. “Thơ Hổ Chí Minh ” (1967) gồm 86 bài thơ và “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh ” (1990) gồm 36 bài.
“Nhật kí trong tù ” là tập thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong những ngày bị chính quyền Tương Giới Thạch giam giữ. Tập thơ vừa mang giá trị nghệ thuật cao, vừa chứa chan tình cảm nhân đạo
Những bài thơ Bác sáng tác trong thòi kì kháng chiến chổng Pháp (Cảnh khuya, Răm tháng giêng, Đi thuyền trên sông Đáy,…) vừa chan chứa tình yêu nước, vừa thể hiện tâm hồn cao đẹp, yêu mến thiên nhiên và một phong thái ung dung lạc quan yêu đời.
Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa phương Đông và phương Tây, giữa cổ điển và hiện đại. Nhiều bài thơ của Người hàm súc, uyên thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng; Chiều tối, Cảnh chiều hôm (Nhật kí trong tù); Lên núi… “Thơ Người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng không phô diễn mà như cố khép lại đường nét đê cho người đọc tự thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời ” (Rôgiê Đơnuy – Pháp).
2.Sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2 – 1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (thuộc Cao Bằng). Bài thơ được Người sáng tác trong thời gian này.