1. Văn bản: Sống chết mặc bay
Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Phạm Duy Tốn?
-Phạm Duy Tốn (1883-1924) là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Nguyên quán của ông ở làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Phú Xuyên, thành phố Hà Nội). Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở toà Thống sứ Bắc Kỳ. ... Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An.
Câu 2: Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
-Văn bản trên có thể chia làm ba phần :
+Phần 1. Từ đầu đến.... “khúc đê này hỏng mất”: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
+Phần 2. Tiếp theo đến "Điếu mày": Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi "đi hộ đê".
+Phần 3. Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
Câu 3: Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay ( Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, nghiêm trang...)
-Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay:
+Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả.
+Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.