2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là
A. etilen. B. but – 2-en.
C. hex- 2-en. D. 2,3-dimetylbut-2-en.
nA = nBr2 = 8/160 = 0,05
—> MA = 2,8/0,05 = 56: A là C4H8
A + H2O tạo ancol duy nhất nên A là CH3-CH=CH-CH3 (But-2-en)
“Năm 1869 ,nhà bác học Nga Đ.I.Menđelêép (18341907) đã sắp xếp khoảng 60 nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của nguyên tử khối .Tuy nhiên cách sắp xếp này có một số trường hợp ngoại lệ.” (SGK lớp 9 –NXB giáo dục 2005) Em hãy chỉ ra các trường hợp ngoại lệ đó ,tại sao cho rằng đó là ngoại lệ? Ngày nay chúng ta có còn coi đó là ngoại lệ không ? Vì sao ?
Hỗn hợp E chứa hai axit cacboxylic đều no, mạch hở và không phân nhánh. Lấy 12,72 gam hỗn hợp E tác dụng với NaHCO3 dư thu được 18,88 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 12,72 gam E thu được 6,272 lít CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp E là:
A. 56,6% B. 42,4% C. 84,9% D. 70,7%
Hỗn hợp E chứa 3 axit cacboxylic X, Y, Z đều mạch hở và không phân nhánh (X, Y cùng dãy đồng đẳng kế tiếp, đơn chức). Lấy 0,16 mol E tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M trung hòa lượng NaOH còn dư cần dùng 100 ml dung dịch HCl 0,7 M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được 24,315 gam muối khan. Mặt khác đốt cháy 37,9 gam E với lượng oxi vừa đủ thu tổng khối lượng CO2 và H2O là 79,5 gam. Phần trăm khối lượng của X (MX < MY) có trong hỗn hợp là:
A. 18,93% B. 31,14% C. 18,99% D. 22,09%
Cho m gam hợp chất X (được tạo thành từ hai nguyên tố) phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng chỉ thu được 20,16 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm hai khí và H2O. A làm mất màu vừa đủ 1,6 lít dung dịch Br2 0,5M và A không có phản ứng với dung dịch CuCl2. Cho A vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 106 gam kết tủa trắng. Xác định công thức của X và tính m.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Al, Cu2S và FeS2 trong dung dịch chứa 0,36 mol H2SO4 (đặc), đun nóng, thu được 0,3 mol khí SO2 và dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch X tác dụng tối đa với 11,2 gam NaOH trong dung dịch, thu được 5,72 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 6,28. B. 4,15. C. 6,68. D. 5,62.
Khi cho 2,25g một hợp chất hữu cơ A phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 32,4g Ag kết tủa. Đun nóng dung dịch chất A với phenol (dư) có axit xúc tác thì thu được một hợp chất hữu cơ B có cấu tạo mạch thẳng.
(a) Hãy xác định CTPT của A.
(b) Phản ứng chất A tác dụng với phenol gọi là phản ứng gì ? Gọi tên sản phẩm tạo thành.
(c) Từ 6,4 gam rượu tương ứng, có thể điều chế được bao nhiêu gam chất A? Nếu hiệu suất quá trình là 80%.
Trong thực tế người ta thường đốt bột lưu huỳnh tạo ra khí X để xông cho đông dược, trái cây nhằm bảo quản được lâu hơn. a. Giải thích cách làm trên. b. Hấp thụ hoàn toàn a gam khí X vào 200 ml dung dịch NaOH bM thu được dung dịch Y. Chia Y làm hai phần bằng nhau: – Phần 1: cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thấy xuất hiện c gam kết tủa. – Phần 2: cho tác dụng với dung dịch nước vôi trong dư xuất hiện d gam kết tủa. Biết d > c, tìm khoảng giá trị b : a.
Cho chất rắn X thu được từ sự nung bột nhôm với bột lưu huỳnh sau một thời gian (trong điều kiện không có không khí) tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được V1 lít hỗn hợp khí Y, dung dịch Z và một phần chất rắn không tan M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên thì cần vừa đủ V2 lít khí oxi. Cho khối lượng mol trung bình của Y là 14 và V2 = 1,5V1. Hãy xác định phần trăm theo khối lượng các chất trong X. Biết thể tích các khí được đo trong cùng điều kiện.
Hỗn hợp khí X gồm CO và CO2 có tỷ khối hơi so với H2 bằng 15,6. Dẫn 4,48 lít hỗn hợp hợp X (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được kết tủa Y.
a. Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp X
b. Tính khối lượng của kết tủa Y
Hỗn hợp M gồm ba hidrocacbon X, Y, Z mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MZ < MY). Tỷ khối của M so với H2 bằng 21,2. Hãy lập luận xác định công thức phân tử của X, Y, Z.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến