Câu 1: Trong thí nghiệm Bơ – rao, các hạt phấn hoa chuyển động hôn độn trong nước chứng tỏ:
A. Các hạt phấn hoa có tác dụng hóa học với các phân tử nước.
B. Các phân tử nước luôn chuyển động hỗn độn và giữa chúng có khoảng cách.
C. Nước là chất lỏng có tính linh động cao.
D. Nước có thể gây áp lực lên các chất ở trong lòng nó.
Câu 2: Hơ nóng một chiếc thìa bạc trên ngọn lửa đèn cồn. Khi nhiệt độ của chiếc thìa bạc tăng thì thể tích của nó cũng tăng lên. Nguyên nhân là do, khi nhiệt độ tăng thì:
A. Các nguyên tử bạc nở ra.
B. Khoảng cách giữa các nguyên tử bạc tăng lên.
C. Số nguyên tử bạc trong chiếc thìa tăng lên.
D. Mật độ nguyên tử trong chiếc thìa bạc tăng lên.
Câu 3: Công suất trung bình của một người đi bộ là 300W. Nếu trong 2,5 giờ người đó bước đi 10 000 bước, thì mỗi bước đi cần một công là:
A. 270J B. 270kJ
C. 0,075J D. 75J
Câu 4: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra chỗ buộc ra ngoài.
C. Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.
D. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
Câu 5: Trong chuyển động cơ học, cơ năng của một vật phụ thuộc vào:
A. Chỉ khối lượng của vật.
B. Chỉ vận tốc của vật.
C. Chỉ độ cao của vật so với mặt đất.
D. Cả khối lượng, vận tốc và độ cao của vật so với mặt đất.
Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của nguyên tử, phân tử cấu tạo nên một vật ?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Giữa các nguyên tử, phân tử luôn có khoảng cách nhất định.
C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
D. Vận tốc thay đổi thì nhiệt độ thay đổi.
Câu 7: Công suất của một máy khoan là 800W. Trong 1 giờ, máy khoan thực hiện một công là:
A. 800J B. 48 000J
C. 2 880kJ D. 2 880J
Câu 8: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ năng ?
A. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
B. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
C. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng trọng trường.
D. Cơ năng của một vật do chuyển động của các phân tử tạo nên vật sinh ra.
Câu 9: Khi nhiệt độ càng tăng thì:
A. Các chất lỏng bay hơi càng nhanh.
B. Các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn loạn càng nhanh.
C. Các chất lỏng hòa lẫn vào nhau càng nhanh.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 10: Một hộp phấn nằm yên trên mặt bàn. Thông tin nào sau đây sai ?
A. Hộp phấn không có thế năng đàn hồi.
B. Nếu chọn mặt bàn làm mốc tính độ cao thì thế năng hấp dẫn của hộp phấn bằng không.
C. Nếu chọn mặt đất làm mốc tính độ cao thì thế năng hấp dẫn của hộp phấn bằng không.
D. Hộp phấn có động năng bằng không.
Câu 11: Trong các câu sau, câu nào sai ?
A. Nước được cấu tạo từ các nguyên tử giống hệt nhau.
B. Các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chất có kích thước và khoảng cách giữa chúng vô cùng nhỏ bé nên ta nhìn thấy các chất như liền một khối.
C. Khi nhiệt độ càng tăng thì chuyển động nhiệt của các phân tử, nguyên tử càng nhanh.
D. Các chất khác nhau thì phân tử, nguyên tử cấu tạo nên chúng cũng khác nhau.
Câu 12: Một xe máy có công suất P , khi lực kéo của động cơ là F thì xe chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Biểu thức liên hệ giữa P , F và v là:
A. P = F.v B. P = C. P = F.v2 D. P =
Câu 13: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh dần lên thì có thể kết luận:
A. Khối lượng riêng của vật đang tăng.
B. Có lực bên ngoài tác dụng lên vật.
C. Trong vật đang có sự tách các phân tử thành các nguyên tử.
D. Nhiệt độ của vật đang tăng dần lên.
Câu 14: Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì lúc bơm, không khí vào xăm còn nóng, sau đó không khí nguội dần, co lại, làm săm xe bị xẹp.
B. Vì săm xe làm bằng cao su là chất đàn hồi, nên sau khi giãn ra thì tự động co lại làm cho săm để lâu ngày bị xẹp.
C. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.
D. Vì cao su dùng làm săm đẩy các phân tử không khí lại gần nhau nên săm bị xẹp.
Câu 15: Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng thì trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng ?
ể tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
B. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.
C. Viên đạn đang bay.
D. Lò xo bị ép đặt ngay sát mặt đất.