2. Complete the questions with suitable question words. 1. .................... time is it? – 7 o’clock. 2. .................... old are you? – Thirteen years old. 3. .................... do you live with? – My parents. 4. .................... is your birthday? – April 28th 5. .................... is your favorite subject? – Math. 6. .................... book is yours? – Mr. Tom’s 7. .................... is your name? – Dai Loi. 8. .................... are your parents now? – In Ha Noi. 9. .................... is your best friend? – Linda. 10. .................... is your favorite color? – Blue.

Các câu hỏi liên quan

Bài tập 1. Dưới đây là đoạn văn mở đầu câu chuyện của một em bé người An-dát: Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. (Ngữ văn 6 – tập hai) a. Câu chuyện của em bé vùng An-dát có nhan đề là gì? Em hiểu như thế nào về nhan đề ấy? b. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? c. Tóm tắt ngắn gọn những sự việc đã xảy ra trong “buổi sáng hôm ấy”. d. Chứng kiến nhiều sự việc xảy ra trong “buổi sáng hôm ấy”, nhân vật “tôi” - một cậu bé vốn ham chơi, chưa chăm học đã có sự thay đổi về thái độ và nhận thức. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về những thay đổi đó của nhân vật Bài tập 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù… (“Buổi học cuối cùng”, A. Đô –đê) a. Trong vế câu “bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù…” có sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? b. Thầy Ha-men là một thầy giáo nghiêm khắc nhưng hết lòng vì học trò, một người thầy có tình yêu tha thiết với tiếng mẹ đẻ, với quê hương, đất nước. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết một đoạn văn khoảng 8 - 10 câu để nêu cảm nghĩ của em về thầy Ha-men. Trong đoạn có sử dụng một từ Hán Việt (Gạch chân, chú thích rõ) Bài tập 3. Truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” giúp em hiểu được vẻ đẹp, sức mạnh và ý nghĩa thiêng liêng của tiếng nói dân tộc. Từ đó, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt.