c. Một ly sữa
Có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Hôm
đó, cậu lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi mà bụng đang rất đói. Cậu quyết định
xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Cậu hốt hoảng khi thấy một cô bé dễ
thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu ta đành xin một ly nước nóng.
Cô bé nghĩ rằng cậu trông đang đói nên đem ra một ly sữa lớn.
Cậu uống từ từ, rồi hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêu?”
Cô bé đáp: “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không
bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt.”
Cậu ta nói: “Vậy thì tôi cảm ơn bạn nhiều lắm!”
Khi Howard Kelly rời căn nhà đó, cậu ta không những cảm thấy trong người
khỏe khoắn, mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ.
Sau bao năm, cô gái đó bị ốm nghiêm trọng. Các bác sĩ trong vùng đều bất
lực và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố để các chuyên gia chữa trị
căn bệnh hiểm nghèo này. Tiến sĩ Howard Kelly được mời làm chuyên gia. Khi
nghe tên nơi ở của bệnh nhân, một tia sáng lạ lóe lên trong mắt anh. Anh đứng
bật dậy và đi đến phòng cô gái.Anh nhận ra cô gái ngay lập tức.Anh quay trở lại
phòng chuyên gia và quyết tâm phải gắng hết sức để cứu được cô gái.Anh đã
quan tâm đặc biệt.Sau thời gian đấu tranh lâu dài, căn bệnh của cô gái đã qua
khỏi. Anh cầm tờ hóa đơn thanh toán viện phí, viết gì đó bên lề và cho chuyển
lên phòng cô gái.
Cô gái lo sợ không dám mở tờ hóa đơn viện phí ra, bởi vì cô chắc chắn rằng
đến suốt đời thì cô cũng khó mà thanh toán hết số tiền này. Cuối cùng cô can
đảm nhìn, và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hóa đơn: “Đã thanh toán đủ bằng
một ly sữa.”
Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly.
Mắt đẫm lệ, cô gái xúc động thốt lên: “Lạy Chúa, tình yêu thương bao la của
Người đã lan rộng trong trái tim và bàn tay con người.”
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao cậu bé Howard Kelly khi rời khỏi căn nhà “không
những cảm thấy trong người khỏe khoắn, mà còn thấy niềm tin vào con
người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ.”?
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về lời nói của cô bé: “…Mẹ dạy rằng chúng tôi
không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt.”
Câu 4. Nêu bài học mà anh/chị nhận được từ ý nghĩa của câu chuyện trên.
d. Hai bát mỳ bò
“…Cậu trạc 18, 19 tuổi, quần áo giản dị, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu
lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang còn là học
sinh…Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi, nói to: “Xin cho hai bát mì bò !” Tôi
đang định viết hóa đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc
nhiên nhìn cậu, cậu nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo trên
tường, phía sau lưng tôi, bảo nhỏ tôi rằng chỉ làm một bát mì có thịt bò, bát kia
chỉ cần rắc chút hành là được.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển
bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: “Bố ơi, có mì rồi, bố ăn đi thôi,
bố cẩn thận kẻo nóng đấy !” Rồi cậu ta tự bưng bát mì không thịt về phía mình.
Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát
mì của mình. Loay hoay một lúc, ông mới gắp trúng được một miếng thịt, vội
vàng bỏ miếng thịt sang bát mì của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm
một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi…” Người cha nói
với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp
nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. “
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên ?
Câu 2: Anh (chị ) hiểu như thế nào về hành động và câu nói của người cha:
“ Loay hoay một lúc, ông mới gắp trúng được một miếng thịt, vội vàng bỏ
miếng thịt sang bát mì của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một
chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi…”
Câu 4: Qua ngữ liệu trên, anh/chị rút ra bài học gì về tình phụ tử?