21. Nước ở Trung và Nam Mĩ cải cách ruộng đất thành công:
- Nước Cu-ba.
22. Đặc điểm không đúng với trình độ đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ:
- Có nhiều máu móc hiện đại, công nghiệp kĩ thuật tiên tiến, kinh tế phát triển mạnh mẽ.
23. Đặc điểm địa hình của khu vực Nam Mĩ:
- Diện tích địa hình rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ. Thảm thực vật phong phú và đa dạng.
- Có dãy núi cao và đồ sộ ở phía tây, ở giữa là đồng bằng, phía đông là sơn nguyên.
- Có nhiều sông, kênh, rạch trải dài trên khắp lãnh thổ.
24. So sánh đặc điểm địa hình của Nam và Bắc Mĩ:
*Bắc Mĩ:
- Hệ thống Cooc-đi-e chiếm một nửa diện tích trên địa hình Bắc Mĩ.
- Độ cao trung bình của dãy Cooc-đi-e là 3000-4000m.
- Bắc Mĩ có một đồng bằng là đồng bằng trung tâm, có hệ thống sông ngòi hơn đồng bằng Nam Mĩ. Có nhiều rừng lá kim và rừng lá rộng.
- Ở đồng bằng trung tâm có nhiều khoáng sản như chì, khí đốt, sắt, dầu mỏ,....
- Bắc Mĩ ở phía đông còn có núi già A-pa-lat chạy theo hướng bắc - tây nam.
- Địa hình Bắc Mĩ thấp dần từ tây sang đông.
*Nam Mĩ:
- Dãy An-đet chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ của Nam Mĩ.
- Diện tích chủ yếu là đồng bằng A-ma-dôn, đồng bằng La-pla-ta, đồng bằng Pam-pa có nhiều sông ngòi, kênh rạch. Có nhiều rừng nhiệt đới, xavan và rừng thưa bao phủ.
- Phía đông có sơn nguyên Bra-xin, rừng cây phát triển rậm rạp.
- Địa hình Nam Mĩ cao ở phía tây và phía đông và thấp ở giữa.
25. Vai trò của rừng A-ma-dôn:
- Là nguồn dự trữ sinh học quý giá.
- Đất đai màu mỡ, nguồn nước, khoáng sản phong phú.
- Có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
- Khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt.
- Xây dựng và phát triển các đô thị mới.
- Điều hòa khí hậu và cân bằng sinh thái toàn cầu.
Các khai thác hợp lí:
- Không khai thác hết tất cả rừng cây A-ma-dôn. Hạn chế chặt phá cây rừng lấy gỗ, làm nhà.
- Trồng nhiều cây ở rừng A-ma-dôn hơn để có thể cân bằng sinh thái toàn cầu.
- Bảo vệ và phát triển hợp lí, khai thác vừa phải.