Một vật thực hiện đồng thời ba dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình li độ tương ứng là x1, x2, x3 (trong đó x1 ngược pha với x2). Chọn gốc thế năng là vị trí cân bằng. Nếu vật chỉ thực hiện dao động x1 thì vật có năng lượng gấp đôi khi chỉ thực hiện dao động x2. Nếu vật chỉ thực hiện dao động tổng hợp x13 = x1 + x3 thì nó có năng lượng 3W. Nếu vật chỉ thực hiện dao động tổng hợp x23 = x2 + x3 thì nó có năng lượng 1W và dao động x23 lệch pha π/2 với dao động x1. Khi thực hiện dao động tổng hợp x = x1 + x2 + x3 thì vật có năng lượng làA.3,2WB.1,7WC.2,7WD.2,3W
Đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C một điện áp xoay chiều u = U\(\sqrt{2}\) cos2πft (V) (trong đó U không đổi, tần số f thay đổi được). Khi tần số của điện áp bằng 60Hz thì công suất của đoạn mạch là 156,6W. Điều chỉnh tần số bằng 30Hz thì công suất đoạn mạch là 52,2W. Khi tần số điện áp bằng 20Hz thì công suất đoạn mạch gần giá trị nào nhất sau đây?A.23,74WB.24,37WC.24,73WD.23,47W
Một vật dao động điều hòa với biên độ 10cm. Trong một chu kỳ, thời gian vật có tốc độ lớn hơn một giá trị v0 nào đó là 1s. Tốc độ trung bình trong khoảng thời gian ngắn nhất khi đi giữa hai vị trí có cùng tốc độ v0 ở trên là 20cm/s. Tốc độ v0 làA.14,8 cm/sB.18,14cm/sC.11,54cm/sD.10,47cm/s
Đặt điện áp xoay chiều u = U\(\sqrt{2}\) cosωt V) (trong đó U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp. Cho U = y (đo bằng V), R = y ( đo bằng Ω) và độ tự cảm L thay đổi được. Khi cho độ tự cảm L thay đổi thì đồ thị của điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm UL (đường 1), điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện UC (đường 2) và công suất tiêu thụ trung bình của đoạn mạch P (đường 3) phụ thuộc vào cảm kháng như hình vẽ. Biết tại giá trị x1 thì UC và P đạt cực đại, tại giá trị x2 thì UL đạt cực đại. Giá trị của R bằngA.60Ω B.120ΩC.100ΩD.80Ω
Cho một sợi dây dẫn bằng đồng có chiều dài 3,14m, tiết diện 0,628mm2, điện trở suất là 2.10-8Ω.m. Dùng dây này quấn thành một khung dây tròn đường kính 20cm và nối hai đầu dây thành mạch kín (coi rằng các vòng dây có cùng đường kính). Đặt khung dây trên trong một từ trường đều có đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Ban đầu độ lớn của cảm ứng từ của từ trường là 0,4T, sau đó cho độ lớn cảm ứng từ của từ trường giảm dần đều về 0 trong thời gian 0,314s. Lấy π = 3,14. Trong thời gian trên, cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trên dây dẫn làA.8AB.4AC.1AD.2A
Theo mẫu nguyên tử Bo, một đám nguyên tử hidro bị kích thích để electron của nguyên tử chuyển lên quỹ đạo N thì sau đó đám nguyên tử này có thể phát ra tối đaA.2 vạch quang phổB.6 vạch quang phổC.3 vạch quang phổD.4 vạch quang phổ
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(100πt + 7π/12) (V) vào hai đoạn mạch AMB thì điện áp hai đầu đoạn mạch AM và MB lần lượt có biểu thức uAM= 100cos(100πt + π/4) (V) và uMB= U0’cos(100πt + 3π/4)(V). Giá trị lần lượt của U0 và U0’ là:A.100√3 V; 200VB.100V; 100√2VC.200V; 100√3VD.100√2V; 100V
Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp được mắc vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi thì tỉ số điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp để hở là k. Nếu từ máy biến áp ban đầu đồng thời giảm 2x vòng dây ở cuộn sơ cấp và 3x vòng dây ở cuộn thứ cấp thì tỉ số điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp để hở vẫn bằng k. Nếu từ máy biến áp ban đầu đồng thời tăng y vòng dây hoặc đồng thời giảm z vòng dây ở cả cuộn sơ cấp và thứ cấp thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở đều thay đổi một lượng 0,1U. Tỉ số y/z làA.1.5B.2.5C.1.8D.2
Một sóng điện từ điều hòa lan truyền trên phương Ox coi như biên độ sóng không suy giảm với chu kỳ sóng là 0,6µs. Cho tốc độ truyền sóng điện từ trong chân không là c = 3.108m/s. Tại điểm A trên Ox biên độ của cảm ứng từ là 5mT và biên độ của cường độ điện trường là 10V/m. Xét điểm B trên Ox mà OB – OA = 45m. Khi sóng truyền ổn định, tại thời điểm t cảm ứng từ tại A là 2,5mT thì độ lớn cường độ điện trường tại B làA.8 V/mB.10 V/mC.5$\sqrt{2}$ V/mD.5\(\sqrt{3}\) V/m
Cho hai linh kiện sau: cuộn cảm có độ tự cảm L, tụ điện phẳng không khí có điện dung C và khoảng cách giữa hai bản tụ là d = 1mm. Ban đầu mắc tụ điện vào nguồn điện không đổi có suất điện động E. Tụ điện được tích điện đến điện tích cực đại là 4nC và cường độ điện trường giữa hai bản tụ là 103V/m. Sau đó ngắt tụ ra khỏi nguồn rồi nối với cuộn cảm L nói trên để tạo thành mạch dao động điện từ tự do. Biết cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm là 10mA. Cho tốc độ truyền sóng điện từ trong chân không là 3.108m/s. Nếu dùng mạch LC này làm mạch chọn sóng của máy thu thanh đơn giản thì mạch sẽ chọn được sóng điện từ có bước sóngA.120πmB.240πmC.60πmD.360πm
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến