50 điểm nếu bạn làm đúng hết nháaa !!!

Các câu hỏi liên quan

BÀI 4 – BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 1. Lí thuyết: • Bố cục bài văn nghị luận có ba phần : – Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận (luận điểm xuất phát, tổng quát). – Thân bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm nhỏ) : Trình bày nội dung chủ yếu của bài. – Kết bài : Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. • Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, … 2. Bài tập: Bài tập 1. Cho văn bản sau : “Lòng nhân đạo tức là lòng thương người. Thế nào là lòng thương người và thế nào là lòng nhân đạo? Hằng ngày, chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua, răng long tóc bạc, đáng lẽ phải được sống trong sự chăm sóc, đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất, sống bằng của bố thí của kẻ qua đường ; đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng, mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ… Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo. Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh. Thánh Gan-đi có một phương châm : “Chinh phục được mọi người, ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn. Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy.” (Theo Lâm Ngũ Đường, Tinh hoa xử thế) a) Tìm bố cục của văn bản trên. b) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. A – Tự sự B – Miêu tả C – Biểu cảm D – Nghị luận c) Tìm luận điểm và luận cứ của văn bản. Các luận điểm ấy nhằm hướng tới vấn đề gì ? d) Chỉ ra và nhận xét về cách lập luận của văn bản. Bài tập 2. Cho văn bản sau : “Chưa thời kì nào số lượng học sinh, sinh viên lại bị cận thị nhiều như giai đoạn hiện nay. Không chỉ các lớp trên, mà ngay học sinh bậc tiểu học, thậm chí học sinh lớp Một – nhiều cháu phải đeo kính. Cũng chưa bao giờ các cửa hàng kính thuốc rầm rộ mọc lên, làm ăn phát đạt như bây giờ ! Nếu lấy tỉ lệ rất thấp là 20% học sinh, sinh viên cận thị (mặc dù tỉ lệ thật sự cao hơn nhiều), thì trong số 22 triệu học sinh và gần một triệu sinh viên đại học, cao đẳng có đến trên bốn triệu cháu cận thị. Hãy làm một bài tính nhỏ : một chiếc kính cận giá trung bình một trăm nghìn đồng, thì một năm phải chi hơn bốn trăm tỉ đồng vào cái việc đáng lẽ ra không đáng chi đó (ấy là chưa kể cứ sáu tháng lại đi đo mắt, thay kính một lần, số tiền cũng phải là bốn trăm tỉ nữa). Tại sao học sinh, sinh viên cận thị nhiều ? – Vì nhà trường thiếu trách nhiệm ! Nói rằng điều kiện các phòng học hạn chế thì thế hệ chúng tôi trước đây – những người đang ở độ tuổi 50, điều kiện học còn khó khăn hơn. Nhưng bù lại, chúng tôi có những người thầy biết quan tâm đến đôi mắt học sinh. Khi viết, bất cứ ai cúi xuống sát trang sách, trang vở liền được thầy uốn nắn, đe nẹt, thậm chí phạt. Nhờ sự nghiêm khắc có trách nhiệm đó, nên số người bị cận thị không đáng kể. Gia đình thiếu trách nhiệm ! Tối tối, bố mẹ mải xem phim, xem báo hoặc mải kiếm tiền, mặc cho đôi mắt con mình đang bị các con chữ lít nhít làm cho mờ nhoè. Sự nhắc nhở nếu có cũng chỉ là hình thức, không có biện pháp cụ thể. Nhờ chiếc thước luôn dứ lên, dứ xuống của bố khi tôi ngồi học, mà tôi không cận thị ! Và còn tại nhiều điều khác nữa : xem ti vi, “chơi điện tử” trên máy vi tính quá nhiều. Đó chưa kể, để có lợi nhuận cao, các loại truyện viết cho thiếu nhi và những tờ báo dành riêng cho lứa tuổi học sinh, sinh viên, in trang nhỏ quá, in chữ quá mờ, sử dụng íoại giấy quá xấu… Nhìn vào lớp học loa loá nhiều cặp kính trắng mà những người có trách nhiệm vẫn vô cảm, không xót ruột, thì số lượng học sinh cận thị còn gia tăng ! Sẽ là thế nào nếu thế hệ con em chúng ta, cuộc đời cứ phải gắn liền với đôi kính cận (Đình Kính, báo Văn nghệ, số 38, ngày 21-9-2002) a) Đây là một văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống. Bố cục của văn bản như thế nào? Hãy tách các phần và nêu tiêu đề. b) Đặt tên cho văn bản. Có thể gọi tên của văn bản là luận đề được không ? Vấn đề nêu ra bàn luận có thiết thực trong đời sống xã hội không ? c) Chỉ ra các luận điểm, luận cứ của văn bản. d) Lập luận của văn bản trên đi theo phương pháp nào ? Có thuyết phục người nghe không ? Bài tập 3. Viết một đoạn văn giải thích vì sao trong thời gian dịch covid -19 dùng phát, chúng ta ở nhà là yêu nước. AI LÀM GIÚP MÌNH VỚI Ạ MÌNH ĐANG GẤP LẮM!!