50 gam dung dịch MX có nồng độ 35,6% tác dụng với 10 gam dung dịch AgNO3 thu được kết tủa. Lọc kết tủa được dung dịch nước lọc có nồng độ MX giảm 1,2 lần so với ban đầu. Xác định công thức muối MX biết M là kim loại kiềm và X là 1 nguyên tố halogen
MX + AgNO3 —> AgX + MNO3
x………..x………….x
mdd sau phản ứng = 50 + 10 – mAgX = 60 – x(108 + X)
mMX ban đầu = 17,8 gam
mMX phản ứng = x(M + X)
—> mMX dư = 17,8 – x(M + X)
—> 17,8 – xM – xX = (60 – 108x – xX).0,356/1,2
—> 38,448x + 0,356xX – 1,2xM – 1,2xX = 0
—> 1,2M + 0,844X = 38,448
—> M = 7, X = 35,5 là nghiệm duy nhất
Muối là LiCl.
Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Giả sử hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với:
A. 17,00 B. 14,7 C. 18,6 D. 16,00
Hỗn hợp A gồm Fe, Al, Al(NO3)3. Chia 72,652 gam hỗn hợp A làm 2 phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch B và 1,68 lít (điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp khí D gồm 2 khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 6. Sục khí CO2 dư vào dung dịch B thu được 19,5 gam kết tủa keo trắng. Phần hai hòa tan hoàn toàn trong dung dịch KHSO4 thu được dung dịch E (chỉ chứa các muối trung hòa) và 6,72 lít (điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp khí E (gồm 2 khí trong đó có 1 khí không màu hóa nâu ngoài không khí), có khối lượng 8,68 gam. Cô cạn E thu được m gam muối khan. Giá trị gần với m gần nhất là ?
A. 192,1 gam B. 185,1 gam C. 183,2 gam D. 198,3 gam
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và các oxit vào dung dịch HCl loãng dư thu được a mol H2 và dung dịch có chứa 15,24 gam FeCl2. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trên trong dung dịch chứa 0,8 mol HNO3 thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và hỗn hợp khí Z gồm 0,08 mol NO và 0,06 mol NO2. Cho từ từ 480 ml dung dịch NaOH 1M vào Y thu được một kết tủa duy nhất, lọc kết tủa đem nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 11,2 gam chất rắn khan. Giá trị của a là:
A. 0,08 B. 0,06 C. 0,12 D. 0,09
Hợp chất hữu cơ A chứa 9,09 % hidro, 18,18% nitơ. Phần còn lại là cacbon và oxi. Khi đốt cháy 3,85 gam chất A ta thu được 2,464 lít khí CO2 ở 27,3°C và 760 mmHg; khối lượng phân tử A nhỏ hơn khối lượng phân tử của benzen.
1. Xác định công thức phân tử của A.
2. Cho 0,77 gam A tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 0,1M sau đó đem cô cạn dung dịch thì thu được m gam chất rắn khan. Tính m?
3. Trong một bình kín dung tích không đổi 2,24 lít chứa oxi (điều kiện tiêu chuẩn) và 1,54 gam chất A (thể tích không đáng kể). Sau khi bật tia lửa điện, để đốt cháy hết A, giữ nhiệt độ bình ở 136,5°C, giả sử tất cả nitơ bị cháy hết thành NO2, áp suất trong bình lúc này là bao nhiêu?
Cho tất cả sản phẩm đốt cháy hấp thụ vào 500 gam dung dịch KOH 11,2% ta được dung dịch B. Tính nồng độ % của KOH trong dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với BaCl2 dư được kết tủa và dung dịch D. Lọc bỏ kết tủa. Cho một lượng Zn dư tác dụng với dung dịch D. Tính thể tích (ở điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp khí thoát ra, biết rằng trong môi trường kiềm các ion nitrat và nitrit bị khử thành NH3.
Xét phương trình phản ứng: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 và Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Tuỳ thuộc chất oxi hoá mà nguyên tử sắt có thể bị oxi hoá thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+
B. Tuỳ thuộc vào chất khử mà nguyên tử sắt có thể bị khử thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+
C. Tuỳ thuộc vào nhiệt độ phản ứng mà nguyên tử sắt có thể bị khử thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+
D. Tuỳ thuộc vào nồng độ mà nguyên tử sắt có thể tạo thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+
X là este đơn chức; Y là axit hai chức (mỗi chất đều mạch hở, thuần chức và có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m (gam) hỗn hợp E (gồm X và Y) thì cần dùng 62,16 lít khí oxi (đktc). Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với 140 gam dung dịch KOH 28%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi có chứa chất hữu cơ F (tỉ khối hơi của F so với khí Heli bằng 11,5). Dẫn toàn bộ phần hơi qua bình chứa kim loại Na dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 111,55 gam và thoát ra 3,075 mol khí. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với
A. 56,90%. B. 41,30%. C. 43,10%. D. 59,60%.
E là peptit mạch hở được tạo bởi Gly, Ala và Val. Người ta lấy 0,03 mol E trộn với một lượng este Y (no, đơn chức, mạch hở) thu được 20,52 gam hỗn hợp T. Đốt cháy hoàn toàn T cần dùng vừa đủ 1,225 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa a mol CO2, b mol H2O và 0,09 mol N2.
Giá trị của a là?
A. 0,94 B. 0,82 C. 0,90 D. 0,98
Giá trị của b là?
A. 0,84 B. 0,88 C. 0,90 D. 0,78
Hỗn hợp X gồm một axit no đơn chức A và một axit no đa chức B đều có mạch cacbon không phân nhánh. Tỉ khối hơi của X so với Hidro là 50,3. Đốt cháy hoàn toàn 10,06 gam X thu được 14,96 gam CO2. Thành phần phần trăm về khối lượng của A trong hỗn hợp gần nhất với:
A. 17% B. 18% C. 19% D. 20%
Cho hỗn hợp E chứa 3 este mạch hở X (CxH2xO2); Y (CyH2y-2O2), Z (CzH2z-2O4). Đun nóng 0,6 mol E với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 38,55 gam hỗn hợp gồm 3 ancol cùng dãy đồng đẳng và 73,65 gam hỗn hợp T gồm 3 muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần dùng 9,24 lít (đktc) O2 thu được Na2CO3 và 0,735 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 9,56 B. 8,35 C. 82,1 D. 11,5
Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là
A. 0,15. B. 0,05. C. 0,10. D. 0,25.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến