6. Một ôtô khối lượng 1000kg đang chuyển động với vận tốc 72km/h. Tài xế tắt máy và hãm phanh, ôtô đi thêm 50m thì dừng lại. Tìm độ lớn lực ma sát? ĐS: 4000N 7. Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 20m/s thì tắt máy, bắt đầu chuyển động thẳng chậm dần đều từ điểm O. Cho hệ số ma sát của chuyển động  = 0,2. và g = 10m/s 2. Áp dụng định lý động năng tìm a. Quãng đường xe đi được kể từ khi tắt máy đến khi xe dừng hẳn tại điểm M . b. Vận tốc khi xe đến điểm N , biết quãng đường ON = 75m.

Các câu hỏi liên quan

1. Thả ít đường vào cốc nước rồi khuấy lên , đường tan và nước có vị ngọt, vì: A. các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. B. các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường. C. cả A,B đều đúng. D. cả A,B đều sai. 2. Các nồi xong thường được làm bằng kim loại vì nó có tính chất nào ưu tiên sau: A. chắc chắn. B. dễ dẫn nhiệt C. sáng chói.. D. cả A,B,C đều sai. 3. Nhiệt năng là : A. động năng chuyển động của phân tử. B. động năng chuyển động của vật C. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. tổng động năng của vật. 4. Khi nhiệt năng của vật càng lớn thì: A. các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. B. nhiệt độ của vật càng cao. C. vật càng chứa nhiều phân tử. D. cả A,B đều đúng. 5. Đơn vị của nhiệt lượng là : A. N (Niu tơn). B. J (Jun). C. m (mét) . D. kg (kilôgam) 6. Khi đun nước , lớp nước ở dưới được đun nóng đi lên phía trên là do : A. lớp nước dưới có vận tốc nhỏ. B. lớp nước trên có vận tốc nhỏ. C. lớp nước dưới nặng hơn lớp nước trên. D. lớp nước dưới nhẹ hơn lớp nước trên. 7. Các bát, đĩa thường được làm bằng sành sứ vì nó: A. dẫn nhiệt kém. B. không dẫn nhiệt. C. dẫn nhiệt tốt. D. cả A,B,C đều sai. 8. Nung nóng một thỏi sắt rồi thả và cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của thỏi sắt và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó? A. Nhiệt năng của thỏi sắt giảm, nhiệt năng của cốc nước tăng . Đó là do sự truyền nhiệt. B. Nhiệt năng của thỏi sắt tăng, nhiệt năng của cốc nước giảm . Đó là do thực hiện công. C. Nhiệt năng của thỏi sắt giảm, nhiệt năng của cốc nước tăng . Đó là do thực hiện công. D. Nhiệt năng của thỏi sắt tăng, nhiệt năng của cốc nước giảm . Đó là do sự truyền nhiệt. 9. Trong khi đóng đinh, nếu dùng búa đập nhiều lần vào đầu đinh, ta thấy đinh nóng lên. Tại sao? A. Khi đó ta đã thực hiện công làm tăng nhiệt lượng của đinh . B. Khi đó ta đã truyền nhiệt cho đinh làm nhiệt năng của đinh tăng lên. C. Khi đó ta đã thực hiện công làm tăng nhiệt năng của đinh . D. Khi đó ta đã truyền nhiệt cho đinh làm nhiệt lượng của đinh tăng lên. 10. Tại sao một vật lúc nào cũng có nhiệt năng? A. Vì các phân tử cấu tạo lên vật rất nhỏ. B. Vì các vật luôn chuyển động không ngừng. C. Vì giữa các phân tử cấu tạo lên vật có khoảng cách. D. Vì các phân tử cấu tạo lên vật luôn chuyển động không ngừng . Giúp mk vs ạ