a) 0,2 mol khí cacbonic (CO2)
b) 2,2 mol muối (NaCl)
c) 1,75 mol Na2SO4
d) 0,75 mol H2SO4
mCO2 = 0,2(12 + 16.2) = 8,8 gam
mNaCl = 2,2(23 + 35,5) = 128,7 gam
mNa2SO4 = 1,75(23.2 + 32 + 16.4) = 248,5 gam
mH2SO4 = 0,75(1.2 + 32 + 16.4) = 73,5 gam
Cho hỗn hợp X gồm muối cacbonat của hai kim loại thuộc nhóm IIA ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Cho 23,08 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl 20%, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y có khối lượng tăng lên 12,08 gam so với dung dịch HCl ban đầu.
a. Xác định công thức của các muối trong hỗn hợp X và tính % theo khối lượng mỗi chất.
b. Tính nồng độ % của chất tan trong dung dịch A.
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trên phân lớp s bằng 5. Hòa tan hoàn toàn 4,48 gam X và oxit của nó vào 95,58 gam nước thu được dung dịch A có nồng độ % của chất tan là 6,4%. Tính % theo khối lượng của X trong hỗn hợp.
Hợp chất X có công thức AxB2 (A là kim loại, B là phi kim). Biết trong nguyên tử B có số notron nhiều hơn proton là 10, trong nguyên tử A có số electron bằng số notron, trong 1 phân tử AxB2 có tổng số pronton là 82, phần trăm khối lượng của B trong X bằng 86,957%. Xác định A, B.
Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử, gồm 3 nguyên tố phi kim tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng số proton trong A là 42 và trong Y chứa hai nguyên tố cùng chu kỳ và thuộc hai nhóm A liên tiếp. Tìm chất A
Một hỗn hợp bột 2 kim loại Mg và R được chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,68 lít N2O duy nhất. Phần 2: Hòa tan trong 400 ml dung dịch HNO3 loãng 0,7M, thu được V lít khí không màu, hóa nâu trong không khí. Giá trị của V (biết các thể tích khí đều đo ở đktc) là
A. 2,24 lít. B. 1,68 lít. C. 1,568 lít. D. 4,48 lít.
Một nguyên tố phi kim R có hai đồng vị X và Y. Cho kim loại Fe lần lượt tác dụng với các đồng vị X và Y ta được hai muối X’ và Y’ có tỉ lệ khối lượng phân tử là 293/ 299. Biết rằng tỉ số số nguyên tử X và Y trong R bằng 109/91 và tổng số số nơtron của X và Y bằng 4,5 lần số hiệu nguyên tử của nguyên tố ở chu kì 4 nhóm IIA. Mặt khác khi cho muối NaR tác dụng vừa đủ với 40/3 gam dung dịch AgNO3 25,5% ta thu được 3,7582 gam muối của bạc (hiệu suất 100%).
a) Xác định trị số của mỗi phần tử trong X và Y (số p, n, e).
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của R.
c) Xác định vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Nếu thừa nhận rằng nguyên tử Ca, Cu đều có dạng hình cầu, sắp xếp đặt khít bên cạnh nhau thì thể tích chiếm bởi các nguyên tử kim loại chỉ bằng 74% so với toàn thể tích khối tinh thể. Khối lượng riêng ở điều kiện tiêu chuẩn của chúng ở thể rắn tương ứng là 1,55g/cm3; 8,9g/cm3 và nguyên tử khối của canxi là 40,08u, của đồng là 63,546u. Hãy tính bán kính nguyên tử Ca và nguyên tử Cu.
Cho từ từ dung dich HCl có pH = 1 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kiềm kết tiếp nhau đến khi có 0,015 mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư sinh ra 3 gam kết tủa. Công thức hai muối trên là?
Đun nóng m gam hỗn hợp E gồm hai este đơn chức trong 100 gam dung dịch NaOH 10% (dư), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol Y và a gam hỗn hợp F gồm 4 chất rắn. Đốt cháy hoàn toàn F thu được Na2CO3, CO2 và 4,77 gam H2O. Biết tổng số nguyên tử của hai este là 25. Khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong a gam F là
A. 5,80 gam. B. 6,96 gam. C. 8,12 gam. D. 9,24 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba chất béo cần dùng 4,77 mol O2, thu được 56,52 gam nước. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn 78,9 gam X trên bằng lượng H2 vừa đủ (xúc tác Ni, nhiệt độ) lấy sản phẩm tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được x gam muối. Tính x:
A. 81,42 B. 85,92 C. 81,78 D. 86,1
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến