α – amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,68 gam X tác dụng với axit HCl dư, thu được 15,06 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. NH2CH2COOH. B. CH3CH2CH(NH2)COOH.
C. CH3CH(NH2)COOH. D. NH2CH2CH2COOH.
nX = nHCl = (15,06 – 10,68)/36,5 = 0,12
—> MX = 89
A là α – amino axit: CH3CH(NH2)COOH.
Một hỗn hợp A gồm Ba và Al. Cho m gam A tác dụng với nước dư, thu được 1,344 lít khí, dung dịch B. Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 20,832 lít khí. (Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của m là
A. 12,855. B. 12,210. C. 27,200. D. 10,155.
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H10O5 tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 thu được dung dịch chứa một ancol (có số nguyên tử cacbon bé hơn 4) và dung dịch có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt thu được hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch C, phần không tan D và 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất rồi lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Phần không tan D cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2 duy nhất (đktc). (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Trong hỗn hợp A, thành phần % khối lượng của Al gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 20%. B. 24%. C. 14%. D. 10%.
Nêu hiện tượng xảy ra và viết các phương trình hóa học sau:
a, Cho từ từ Na2CO3 vào dung dịch HCl.
b, Cho từ từ dung dịch HCl vào Na2CO3.
c, Cho AlCl3 vào dung dịch NaOH dư.
d, Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư.
e, Cho Zn vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
g, Sục từ từ CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 đến khi kết thúc rồi đun nóng dung dịch thu được.
Trong phòng thí nghiệm, khí amoniac được điều chế bằng cách cho muối amoni tác dụng với kiềm (ví dụ Ca(OH)2) và đun nóng nhẹ. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn phương pháp thu khí NH3 tốt nhất?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có khí bay lên. Xác định B và D. Viết phương trình phản ứng
Hòa tan hoàn toàn 2,08 gam hỗn hợp bột Y gồm FexOy và Cu bằng H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 0,448 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 5,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Tìm công thức của oxit sắt và phần trăm khối lượng của Cu trong Y.
Nung nóng dây sắt trong không khí, phản ứng xong cho sản phẩm vào dung dịch HCl vừa đủ. Sau đó cho toàn bộ vào dugn dịch NaOH dư. Nêu các hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình.
Hỗn hợp A gồm C2H2, CH2=CH-CH3, C4H10 và H2. Chia A làm 2 phần không bằng nhau:
-Phần 1: có thể tích 14,56 lit. Dẫn phần 1 qua bột Ni đun nóng thấy thoát ra 7,84 lít hỗn hợp khí B. Dẫn B qua bình đựng dung dịch Brom dư thấy có 8 gam Brom phản ứng.
-Phần 2: Đốt cháy hết phần 2 cần vừa đủ 0,345 mol O2. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa.
Tìm m, biết các khí đo điều kiện tiêu chuẩn và các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Khi cho một mẫu kim loại Cu dư vào trong dung dịch HNO3 đậm đặc thì đầu tiên thấy xuất hiện khí X màu nâu, sau đó lại thấy có khí Y không màu thoát ra và hóa nâu trong không khí. Dẫn khí X đi vào dung dịch NaOH dư thì thu được muối A và muối B. Nung nóng muối A lại thu được muối B. Hãy xác định các chất X, Y, A, B và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến