Đáp án:
a)Câu thơ này dịch chưa thật sát mặc dù người dịch là một nhà Hán học uyên thâm. Dịch sát câu này là: “Trước cảnh đẹp đêm nay, biết làm thế nào?” (nại nhược hà). Biết làm thế nào nói lên sự bối rối rất nghệ sĩ của Bác. Còn nếu nói khó hững hờ thì chưa làm nổi rõ sự nhạy cảm trong tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
b) Một số bài thơ Bác Hồ viết về hình ảnh trăng như: Đối nguyệt, Chơi trăng, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Thư trung thu năm 1951, ...
Bài thơ "cảnh khuya":
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Năm 1947
Bài thơ "Rằm tháng riêng":
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"
Mậu Tý (1948)
Bài thơ "Thư Trung thu 1951":
"Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung..."
Hình ảnh trăng trong bài thơ "Vọng nguyệt" và hình ảnh trăng trong các bài thơ khác mang nhiều sắc, dáng vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người.