b) Đây là một trong những đại nạn dịch lớn nhất của nhân loại, là khoảng thời gian con người cảm thấy lo sợ, bất an. Nhưng đây cũng là thời điểm chúng ta đồng lòng, đoàn kết, cùng nắm tay nhau để đẩy lùi đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra vô cùng phức tạp và nguy hiểm trên toàn thế giới.
a) DÀN BÀI
MB: như trên giới thiệu về tình hình dịch bệnh
TB: Giải thích vi rút từ đâu gây ra:
+vi-rút Cô-rô-na (Covid-19) khởi phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc.
+diễn biến rất phức tạp do tốc độ lây lan của dịch bệnh tăng theo cấp số mũ.
+WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch viêm phổi cấp do vi-rút Cô-rô-na chủng mới gây ra.
Nó lây như thế nào
+khí hậu lạnh lại rất thích hợp với sự phát triển của Covid-19.
+ tỷ lệ người già cao, mà qua thống kê số người tử vong vì bệnh Covid-19, những người già thường khó qua khỏi so với người trẻ tuổi.
+ vấp phải sự quá tải, thiếu thốn nhân lực, tài lực và thiết bị.
+châu Âu cho rằng dịch bệnh Covid-19 chỉ là cúm mùa thể nặng đã gây tử vong cho nhiều người dân châu Âu trong nhiều năm qua, Vì vậy, họ coi dịch Covid-19 là rất bình thường. Thậm chí chính phủ Anh còn cho rằng nước Anh có cách tiếp cận “miễn dịch cộng đồng”, người dân “tự do phóng nhiễm” (không can thiệp, để thả tự do)… Khi dịch bệnh đã lây lan nhanh chóng khắp các nước châu Âu, một số giới chức lãnh đạo ở châu Âu còn tỏ ra thụ động phòng chống dịch bệnh, không quyết tâm ngăn chặn dịch bệnh mà chỉ chủ trương “từ từ làm chậm đà phát triển của dịch”. Các nước châu Âu còn thiếu biện pháp kiểm soát dịch bệnh đang tràn lan…
+Thứ năm, Hiệp ước tự do đi lại (Hiệp ước Schengen) của EU cho phép người dân các nước trong Liên minh châu Âu được tự do đi lại, cư trú, mà Covid-19 là loại bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan do tiếp xúc thông thường.
+ dịch bệnh vi-rút chủng mới Covid-19, bởi vì các biện pháp chống dịch được thực hiện sẽ hạn chế sự thoải mái và sự tự do cá nhân của người dân châu Âu.
+các nước châu Âu dường như chú trọng vào yếu tố kinh tế và chính trị nhiều hơn, họ lo ngại, nếu mạnh tay chống dịch sẽ làm tổn thương đến kinh tế và động chạm đến các vấn đề chính trị nhạy cảm.
Ứng phó, chủ động phòng, chống dịch VN
+Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế (phổi hợp với WHO) khẩn trương xây dựng các kịch bản, phương án phòng, chống dịch; chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác cách ly, xét nghiệm, khám, điều trị.
+ tinh thần “chống dịch như chống giặc”, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để phòng chống dịch. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch được thành lập.
Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn đáng chú ý là:
+việc ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài rất khó khăn do xung đột với yêu cầu giao thương, giao lưu đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, và quan hệ với các nước láng giềng, các đối tác chiến lược.
+ trong thời đại thông tin trên Internet nhất là mạng xã hội phát triển mạnh, người dân dễ bị tác động bởi thông tin xấu độc gây hoang mang, thậm chí kích động phân biệt, chia rẽ.
+nếu dịch lây lan rộng trên thế giới, sẽ dẫn tới khan hiếm máy móc, trang thiết bị vật tư y tế trong khi Việt Nam chưa sản xuất được nhiều thiết bị.
+năng lực đội ngũ y bác sĩ (cả về số lượng và chất lượng), cơ sở vật chất trang thiết bị còn khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển, khó đáp ứng được yêu cầu điều trị khi có nhiều ca bệnh trong một thời gian ngắn.
+việc chống dịch cần sự phối hợp chặt chẽ, thông suốt giữa các ngành, các cấp, các lực lượng và năng lực ra quyết định, phản ứng nhanh. Thực tế trong các đợt chống dịch trước đây cho thấy đây luôn là điểm còn nhiều bất cập.
Chống dịch Covid-19 trong thời gian qua, bước đầu có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cần được tiếp tục phát huy, đó là:
+có sự lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời sát sao của Đảng, Nhà nước từ cấp cao nhất. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ngành y tế, lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
+sự đồng tình, ủng hộ, tham gia của nhân dân. Người dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống dịch, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm với cộng đồng.
+tranh thủ được sự chia sẻ, ủng hộ của các tổ chức quốc tế, ASEAN, các quốc gia trong phòng, chống dịch bệnh.
+kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng - Dập dịch (đặc biệt chú trọng khâu phát hiện) và nguyên tắc 4 tại chỗ, điều trị phân tán…
Tác động đến kinh tế thế giới và VN
+Sự bất trắc gây ra bởi Covid-19, nhất là trong bối cảnh thế giới vẫn chưa thể đánh giá chính xác được mức độ nguy hiểm, thời điểm kiểm soát được dịch.
+Tác động tiêu cực từ các biện pháp ngăn chặn đại dịch. Hai yếu tố này tác động rất lớn đến kinh tế toàn cầu, từ tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, quan hệ cung - cầu, đến việc giảm nhu cầu, thay đổi thói quen chi tiêu, đi lại của người tiêu dùng, dẫn đến sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, phá sản của doanh nghiệp và tâm lý lo ngại rủi ro, thậm chí hoảng sợ của các nhà đầu tư tài chính.
Tác động đến xã hội
Dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra hàng loạt vụ phá sản ở mỗi quốc gia, cũng như trên toàn cầu; kéo theo đó là việc giảm tổng cầu xã hội và gia tăng nạn thất nghiệp, gấy áp lực mạnh đến công tác bảo đảm an sinh, thu nhập, việc làm theo cả quy mô quốc gia và quốc tế. Trong bối cảnh đó, nhiều nước đã tung ra các gói cứu trợ trị giá hàng tỷ USD để giúp doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn trước mắt…
Tác động đối với nhiều lĩnh vực cụ thể khác, đặc biệt là du lịch
Quyết định đình chỉ các hoạt động du lịch ở trong nước và nước ngoài của Chính phủ Trung Quốc, kể từ ngày 28/01/2020, có tác động lớn đến các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch, nhất là các nước láng giềng châu Á, như Thái Lan (năm 2018, đón 10,5 triệu khách du lịch Trung Quốc); Nhật Bản (8,4 triệu); Hàn Quốc (5 triệu); Việt Nam (5 triệu); Xingapo (3,4 triệu); Malaixia (2,9 triệu)… không kể Hồng Công (49 triệu). Chi phí của khách du lịch Trung Quốc ở nước ngoài hàng năm ước tính khoảng 130 tỉ USD. Theo Oxford Economics, thu nhập từ du lịch của các quốc gia đón nhiều du khách Trung Quốc sẽ sụt giảm mạnh trong thời gian tới và có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế.
KB: Kết thúc vấn đề mọi người nên chung tay phòng chống dịch bệnh