a. Nêu hiểu biết của em về các địa danh được nhắc đến trong các tư liệu lịch sử trên: Trấn Võ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ, Bát Tràng, Sa Huỳnh, Quảng Ngãi, Kẻ Chợ. A. B. C. D.
Phương pháp giải: Dựa vào tư liệu được cung cấp và liên hệ kiến thức thực tế để trả lời. Giải chi tiết:- Trấn Võ: tên cũ là Trấn Vũ. quán Trấn Vũ thờ Trấn Vũ tức là "Trấn Thiên Chân Vũ Đế Quân" mà trước đây người Pháp dịch là Grand Bouddha. Quán Trấn Vũ khác với quán Huyền Vũ ở phường Đồng Xuân, huyện Thọ Xương có tượng thờ bằng đồng đen nặng 6.600 cân, tương ứng 4000kg, tục gọi « Thánh đồng đen », quán Trấn Vũ ở phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận nay thuộc nội thành Thủ đô Hà Nội. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí biên soạn từ năm 1865 dưới triều Tự Đức đã ghi rõ và lại phân biệt rành mạch quán Trấn Võ và quán Huyền Vũ. - Thọ Xương: Thời Lê, Thọ Xương có tên là huyện Vĩnh Xương; Thời Mạc đổi là Thọ Xương thuộc nội thành Hà Nội ngày nay. - Yên Thái nổi tiếng với nghề làm giấy, kẹo mạch nha và cất rượu. Làng Yên Thái và làng bên Trích Sài làm được giấy in và cả giấy cao cấp để bộ Lễ viết sắc phong. - Tây Hồ: chính là Hồ Tây (ở Hà Nội ngày nay) - Bát Tràng: là một xã thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày nay, nơi đây vốn nổi tiếng là làng ngề làm gốm truyền thống. - Sa Huỳnh: là 1 địa danh làm muối nổi tiếng thuộc địa phận xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi - Quảng Ngãi: là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam; Quảng Ngãi cách thành phố Hồ Chí Minh 820 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 146 km về phía Bắc và cách Hà Nội 908 km về phía Bắc tính theo đường Quốc Lộ 1A. - Kẻ Chợ: là từ ghép gồm kẻ và chợ. Kẻ là từ cổ chỉ một vùng đất, một khu vực có những nghề giống nhau nhưng thường nằm ở ven kinh đô. “Cho đến thế kỷ XVI, chỉ có Thăng Long mới được gọi là Kẻ Chợ còn tất cả các vùng miền khác gọi là Kẻ Quê”.