(2.0 điểm)Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:Những chiếc xe từ trong bom rơiĐã về đây họp thành tiểu độiGặp bạn bè suốt dọc đường đi tớiBắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. ………………………………………. ………………………………………. Xe vẫn chạy vì miền Nam Phí trước. Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục 2008, trang 132)a. Chép chính xác hai câu thơ còn thiếu để hoàn chỉnh đoạn thơ trên.b. Cho biết đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tên tác giả?c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc ở hai câu thơ vừa bổ sung. Nêu hệu quả nghệ thuật.d. Hình ảnh “trái tim” có ý nghĩa thế nào? Qua đó ca ngợi phẩm chất gì của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ?A.B.C.D.
Tuyển sinh vào 10 năm học 2016 - 2017Đồng Nai(5 điểm)Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh HảiA.B.C.D.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: “(1) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. (2) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (3) Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. (4) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. (5) Nó ngơ ngác, lạ lùng. (6) Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.”(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập 1)a. Xác định những từ láy được sử dụng trong đoạn văn.b. Chỉ ra câu văn chứa thành phần khởi ngữ.c. Xác định phép liên kết giữa câu thứ (4) và câu thứ (5).d. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.A.B.C.D.
Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tác hại của sự thiếu trung thực trong thi cử.A.B.C.D.
(5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.A.B.C.D.
(5 điểm) Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 dến 6Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sóng được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu ...1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?2. Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên.3. Trong đoạn thơ trên, khoảnh khắc giao mùa được nhà thơ cảm nhận qua những hình ảnh nào?4. Gạch chân thành phần biệt lập tình thái có trong câu thơ Hình như thu đã về và nêu tác dụng.5. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ Sóng được lúc dềnh dàng/Chim bắt đầu vội vã6. Viết đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (từ 8 đến 10 câu) trong đó có sử dụng phép nối (gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối) với câu chủ đề: Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải đươc yêu quý, giữ gìn.A.B.C.D.
(5 điểm) Cảm nhận của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng - Kim Lân. Từ đó em hãy nhận xét ngắn gọn về tấm lòng của tác giả với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.A.B.C.D.
(4 điểm)Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:… “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”… (Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)1. Ở phần trích trên, tác gải đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa với những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng ấy.3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.A.B.C.D.
(6 điểm)Ở bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt, trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:… Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi…Rồi trở về thực tại:Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.2. “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc đến trong bài thơ gợi nhắc đến thời điểm nào của đất nước. Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì?3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)4. Hãy nêu lên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.A.B.C.D.
( 2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: “Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: -Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lị con u. - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.” ( Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2006, tr.169) a. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Xác định 2 từ láy trong đoạn trích. c. Trong đoạn trích, những lời của nhân vật ông lão có phải chỉ nhằm trò chuyện với con hay còn với mục đích nào khác? A.B.C.D.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến