Tuyến đường Trường Sơn máu lửa năm ấy chính là 1 di tích chứng minh cho những gian khổ, nỗ lực, tinh thần dũng cảm tuyệt vời của nhân dân Việt Nam ta. Đã có không ít những tác phẩm đã ngợi ca vẻ đẹp này của những người chiến sĩ. Một trong số đó là "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Truyện ngắn đã khắc họa thành công hình ảnh những thanh niên xung hong thời kì ấy, trong đó nổi bật lên là nhân vật Phương Định với sự dũng cảm được thể hiện rõ nét qua 1 lần phá bom ""Vắng lặng đến phát sợ ....... mặt trời nung nóng".
Truyện "Nhữngngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê,viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt. Hình ảnh nhhững chiến sĩ thanh niên xung phong được khắc họa thong qua 3 nhân vật - chị Thao, Nho và Phương Định. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của họ vô cùng gian khổ, cái chết luôn rình rập. Họ phải chạy trêncao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bayđịch để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếucần thì phá bom.
Lần phá bom ấy chính là 1 hoàn cảnh ngặt nghèo làm nổi bật lên sự gan dạ và tinh thân dũng cảm của Phương Định. Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người. Không khí thật căng thẳng "đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung". Đến gần quả bom cô cũng sợ, nhưng “cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình”, lòng dũng cảm, lòng tự trọng trong cô được kích thích nên cô “không sợ nữa”. Đồng đội là người đã tiếp thêm cho cô sức mạnh để vươtj qua sự sợ hãiban đầu.
Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn : “ thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Không khí khẩn trương bao trùm lấy cảnh vật. Thế nhưng cố vẫn phải hết sức bình tĩnh và nhẹ nhàng đối vói côgn việc mà luôn có tử thần bên cạnh như vậy.
Như vậy, đây là 1 trong những đoạn hay nhất bài, làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định. Đồng thời, ta cũng bắt gặp vẻ đẹp ấy trong 'Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Cả 2tác phẩm đều thành công tỏng việc khắc họa hình ảnh những người chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Ở họ, nổi bật lên sự dũng cảm , tinh thần gan dạ, kông ngại ngần hi sinh. Đối với họ, cái chết chỉ nhẹ tựa lông hồng. Ở họ tinh thần yêu nước đã chiến thắng tất cả.
Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sinh động,tác giả đã làm hiện lên cô nữ thanh niên xung phong vô cùng đáng yêu, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, hào hùng.