1. Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận.
2. Nội dung : Văn bản đề cập đến vấn đề năng lực và trách nhiệm, sự hăng say của con người trong lao động
PTBĐ : nghị luận.
3. Đoạn trích thể hiện thái độ lo lắng, quan ngại của tác giả về tình hình người lao động Việt Nam lười nhác trong công việc, thiếu ý thức trách nhiệm.
4. Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động. Quả đúng như vậy ! Nếu như chúng ta đi học chỉ vì một mục đích duy nhất là sau này kiếm cho mình một công việc ổn định với mức thu nhập khá thì trường lớp đúng là một môi trường đích thực cho chúng ta rèn luyện. Nhưng chúng ta cũng cần nhìn sâu hơn để thấy rằng một công việc không bao giờ chỉ là việc áp dụng y nguyên lý thuyết xuông từ trang sách vào thực tế cuộc sống. Công việc còn đòi hỏi ở con người kĩ năng, tư duy sáng tạo và sự linh hoạt , nhạy bén nữa. Chính vì vậy, quá trình lao động, thực hành mới thực chất là quá trình để con người phát triển bản thân mình. Không phải cứ học cao là người giỏi. Có những thiên tài được cả thế giới công nhận có xuất phát điểm từ việc bị nhà trường đuổi học. Đó là Ê-đi -sơn, nhà phát minh vĩ đại sáng tạo ra chiếc đèn điện đầu tiên trên thế giới. Ông giỏi vì ông đã có cả một khoảng thời gian dài mấy chục năm để miệt mài lao động và nghiên cứu . Hăng say và không ngừng sáng tạo trong lao động chính là chìa khóa để ông thành công. Học hỏi từ ông, mỗi chúng ta hãy thật tích cực, hết mình trong công việc . Chắc chắn rằng mọi nỗ lực của ta sẽ được đền đáp một cách thật xứng đáng.