Câu 1:
- Thể thơ: Lục bát
Câu 2:
- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật
Câu 3:
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp từ "thôn", "nhớ"
+ Nhân hóa "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông"
+ Ẩn dụ "Một người chín nhớ mười mong một người"
- Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm, gợi tả cho đoạn thơ
+ Tạo nhịp điệu cho đoạn thơ
+ Thể hiện nỗi nhớ của ta đối với nàng - người con gái mà nhân vật trữ tình mê, say đắm. Nỗi nhớ ấy luôn thường trực, cháy bỏng trong tâm can của thi nhân.
Câu 4:
Qua đoạn thơ trên, tác giả đã thể hiện những cung bậc cảm xúc của mình. Trước hết, đó là nỗi nhớ thường trực, da diết "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/Một người chín nhớ mười mong một người". Nỗi nhớ ấy vượt qua khỏi phạm vi địa lý, thi nhân ngày đêm mong mỏi người con gái mình yêu đến nỗi ngày đêm nhớ mong. Bên cạnh đó, đến câu thơ tiếp theo tác giả còn lấy hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa để khẳng định rằng "tương tư là bệnh của tôi yêu nàng". Có lẽ, phải yêu, phải say phải mê và thương người con gái ấy bằng cả trái tim thì tác giả mới có thể bộc bạch những tình cảm chân thành của mình rất đỗi ngọt ngào và thi vị đến vậy. Tuy nhiên, tình cảm ấy không được đáp lại, không có được một tín hiệu nào. Những câu thơ "Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?" hay "Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng" đã ngầm khẳng định điều đó. Thật vậy, Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ "rất tình". Có lẽ bởi vậy mà những vần thơ ông mang đến luôn ngọt ngào và làm xao xuyến bao trái tim bạn đọc.