Ancol X có công thức đơn giản là C2H5O. X tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
X là C2xH5xOx
—> 5x ≤ 2.2x + 2 —> x ≤ 2
H chẵn nên x = 2 là nghiệm duy nhất.
X là C4H10O2, X có 2 nhóm OH kề nhau:
CH2OH-CHOH-CH2-CH3
CH3-CHOH-CHOH-CH3
(CH3)2COH-CH2OH
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. (c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. (g) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl. (e) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch có chứa 1 muối là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Cho các chất: Anilin; Phenol; Axetanđehit; Stiren; Toluen; Axit metacrylic; Vinyl axetat; Isopren; Benzen; Ancol isoamylic; Isopentan; Axeton. Số chất có khả năng làm mất màu nước brom là:
A. 7 B. 6 C. 5 D. 8
Đun nóng 9,3 gam chất X có công thức phân tử C3H12N2O3 với 2 lít dung dịch KOH 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được một chất khí làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y, thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 13,15 gam. B. 9,95 gam.
C. 10,375 gam. D. 10,35 gam.
Có các dung dịch riêng biệt: Cu(NO3)2, AlCl3, FeCl3, AgNO3, Mg(NO3)2, NiSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Cho dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch chứa đồng thời AlCl3 và CaCl2 thu được kết tủa X. Trong X có
A. Al(OH)3, CaCO3. B. Al2(CO3)3, CaCO3.
C. CaCO3. D. Al2(CO3)3.
Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp nhau trong cùng một chu kỳ trong bảng hệ thống tuần hoàn. Trong các biểu thức liên hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân của X (ZX) và Y (ZY) dưới đây, biểu thức liên hệ nào luôn không đúng?
A. ZY – ZX = 11. B. ZX – ZY = 1.
C. ZX – ZY = 25. D. ZY – ZX = 8.
Hiđro halogenua nào sau đây không được điều chế bằng cách cho muối halogenua tương ứng của nó phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc?
A. HBr, HI. B. HBr, HCl. C. HF, HI. D. HCl, HF.
Cho các phát biểu sau: (a) Cộng H2 (dùng dư, xúc tác Ni, t°C, phản ứng hoàn toàn) vào anđehit thì thu được ancol no, mạch hở, đơn chức. (b) HCOOH có lực axit mạch hơn CH3COOH. (c) Phản ứng giữa anđehit và O2 (xúc tác Mn2+, t°C) sinh ra axit cacboxylic. (d) Trong số các anđehit no, mạch hở, chỉ có anđehit fomic phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư sinh ra Ag theo tỉ lệ mol giữa anđehit và Ag là 1 : 4. (e) Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 15% đến 20%. (g) Axit terephtalic (C6H4(COOH)2) được dùng trong tổng hợp tơ lapsan. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Tiến hành đồng trùng ngưng ε-amino hexanoic và ω-amino heptanoic thu được một loại tơ poliamit X có n mắt xích -NH-(CH2)5-CO- và m mắt xích -NH-(CH2)6-CO-. Lấy 24,35 gam tơ X đem đốt cháy hoàn toàn với O2 vừa đủ thu được hỗn hợp Y. Sục Y qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 2,24 lít (đktc) một khí duy nhất. Tỉ số n : m là
A. 3:4. B. 5:3. C. 3:5. D. 2:1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến