Câu 1. Ghi lại đoạn trích trên bằng 1 câu văn:
=> Sự cường tráng, khỏe mạnh về ngoại hình của Dế Mèn.
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích:
=> Phương thức biểu đạt tự sự.
Câu 3. Ghi lại 5 danh từ, 5 động từ, 5 từ đơn, 5 từ láy và 3 từ ghép có ở đoạn trích trên:
=> Danh từ: đầu, đôi cánh, chân, áo dài, răng.
=> Động từ: đạp, vuốt, nhai, vũ, co cẳng.
=> Từ đơn: vuốt, nổi, dài, cong, kín
=> Từ láy: Phanh phách, hùng dũng, rung rinh, trịnh trọng, hủn hoắn.
=> Từ ghép: Trịnh trọng, khoan thai, hãnh diện, gãy rạp, nhát dao.
Câu 4. Chỉ ra ngôi kể và nêu tác dụng của ngôi kể đó.
=> Ngôi kể trên là ngôi thứ nhất
=> Tác dụng của nó là khiến cho đoạn văn trở nên thân thuộc, gần gũi và chính xác khi mình là người trong truyện.
Câu 5. Tự tin là tốt nhưng tự cao lại gây hại. Em có đồng ý không? Vì sao?
=> Em đồng ý.
=> Vì khi ta tự cao, người khác sẽ nghĩ rằng ta không coi họ là gì cả, khiến họ sinh ra linh cảm xấu với mình và luôn ghét bỏ mọi lúc.
Câu 6. Viết đoạn văn cảm nhận về Dế Mèn. Trong đó có 1 từ ghép, 1 từ láy.
=> Dế Mèn là một chàng thanh niên có cơ thể cường tráng, mạnh mẽ nhưng tính tình lại hay khinh người, bắt nạt, điều đó khiến cậu bị người ta ghét bỏ. Nhưng một ngày, cậu gặp được một người bạn - Dế Choắt, anh chàng này có thân hình khá nhỏ bé và thường bị Mèn chê mắng. Vì vướng phải sự việc với chị Cốc, Mèn đã khiến cho Choắt lâm vào tình thế bị đòn oan. Những cú giáng của Cốc khiến Choắt đau điếng, ngay cả khi cậu ở tít hang cậu cũng thấy rùng mình. Cứ một tiếng xuống là tiếng khóc hét xuất hiện, thật giống với tra tấn. Sau khi chị Cốc đi, Mèn mới dám ngoi lên. Cậu nhìn Choắt đang nằm thả thơi dưới đám cỏ, cậu xót lắm. Ôm anh chàng nhỏ bé này lại và thủ thỉ lời nói cuối cùng dành cho Choắt. Mèn thật sự không phải là một chàng trai phũ phàng, hèn nhác như ai khác nghĩ. Cậu chỉ bị si mê vẻ bề ngoài mà lâm ra ảo tưởng. Mèn là một chàng trai biết hối lỗi trước mọi tình huống khi đã trải, cậu thật tốt.