Ba dung dịch: metylamin (CH3NH2), glyxin (Gly) và alanylglyxin (Ala-Gly) đều phản ứng được với
A. Dung dịch NaNO3. B. Dung dịch NaCl.
C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch HCl.
Đều phản ứng được với dung dịch HCl:
CH3NH2 + HCl —> CH3NH3Cl
Gly + HCl —> GlyHCl
Ala-Gly + H2O + 2HCl —> GlyHCl + AlaHCl
Este X mạch hở có công thức phân tử C6H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được hai hợp chất hữu cơ Y và Z. Cho Y tác dụng với HCl hoặc cho Z tác dụng với nước brôm đều thu được hợp chất hữu cơ T. Công thức thu gọn của X là
A. CH3CH2COOC(CH3)=CH2.
B. CH3CH2COOCH2CH=CH2.
C. CH3CH2COOCH=CHCH3.
D. CH2=CHCOOCH2CH=CH2.
Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaC2 và Al4C3:
Vậy khí Y là:
A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2.
Cho 51,75 gam bột kim loại M hóa trị II vào 200 ml dung dịch CuCl2 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 51,55 gam hỗn hợp kim loại. Kim loại M là
A. Fe. B. Mg. C. Zn. D. Pb.
Cho 250 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 5,4 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,10M. B. 0,20M. C. 0,50M. D. 0,25M.
Hỗn hợp khí X (ở 81 độ C và 1,5 atm) gồm H2, một anken A và một ankin B. Cho X đi qua lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 1,61 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y (không chứa H2O) thoát ra có thể tích bằng 90% thể tích của X. Nung nóng X với xúc tác Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Z chỉ gồm 2 chất khí và có thể tích bằng 70% thể tích của X. Tỉ khối của Z so với H2 là 9. Khí X, Y, Z đo ở cùng điều kiện tiêu chuẩn. Tính thể tích của X và viết công thức cấu tạo phù hợp của A, B?
Cho 300 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 1M và NaOH 1,5M vào 150 ml dung dịch chứa đồng thời AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 52,425. B. 81,600. C. 64,125. D. 75,825.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến