Ba người có tất cả 120 000 đồng , biết 2/3 số tiền của người thứ nhất bằng 50% số tiền của người thứ 2 và bằng 40% số tiền của người thứ 3. Hãy tính số tiền của mỗi người. Giúp mk vs ạ.✓✓✓✓∆∆√√£€™

Các câu hỏi liên quan

Mk đọc mãi ko hiểu lm kiểu j giúp mk vs ạ CHUYÊN ĐỀ 2: PHẦN TIẾNG VIỆT I/ Nắm được nội dung kiến thức sau: 1/ TỪ GHÉP a/ Khái niệm: - Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập - Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. - Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). b/ Ý nghĩa: - Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính - Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghãi của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó 2/ TỪ LÁY a/ Khái niệm: Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hoà về âm thanh). Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. b/ Ý nghĩa: Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, … 3/ ĐẠI TỪ a/ Khái niệm: Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất, … được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi Địa từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ, … b/ Phân loại: Đại từ dùng để trỏ: - Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô). VD: nó, bác, tôi, … - Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu, … - Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế, … Đại từ dùng để hỏi: - Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì, … - Hỏi về số lượng. VD: bao nhiêu, mấy, … - Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào, … 4/ QUAN HỆ TỪ a/ Khái niệm: Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, … giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. b/ Cách sử dụng: Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) Có một số quan hệ từ được dụng thành cặp c/ Các lỗi thường gặp: - Thiếu quan hệ từ - Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa - Thừa quan hệ từ - Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. 5/ TỪ ĐỒNG NGHĨA a/ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. b/ Phân loại: Từ đồng nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau) c/ Cách sử dụng: Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. 6/ TỪ TRÁI NGHĨA a/ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau b/ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động 7/ ĐIỆP NGỮ a/ Khái niệm: • Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. b/ Phân loại: • Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). II/ Làm bài tập 1. Đặt câu có sử dụng các biện pháp tu từ trên.